Bệnh phong thấp ở trẻ em – Phát hiện sớm tránh biến chứng
Khi nói tới bệnh phong thấp ở trẻ em có thể có nhiều người còn thấy xa lạ vì cho rằng phong thấp là bệnh chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi, người già. Tuy nhiên lầm tưởng này có thể dẫn đến những ảnh hưởng nặng nề khi bệnh xuất hiện ở trẻ em mà không được thăm khám, chữa trị tới nơi tới chốn. Vậy bệnh phong thấp ở trẻ nhỏ là gì, cách phát hiện và điều trị ra sao là những vấn đề sẽ được giải quyết trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh phong thấp ở trẻ em là gì?
Việc trẻ bị bệnh phong thấp không phải là một tình trạng cá biệt mà nó đang có xu hướng gia tăng nhiều hơn nên các bậc cha mẹ cần hết sức chú ý. Phong thấp ở trẻ em thường xảy ra ở độ tuổi từ 5 đến dưới 16 tuổi. Đây là một dạng bệnh tự miễn nhiễm do cơ thể nhầm lẫn tấn công vào các tế bào khỏe mạnh bên trong gây ra tình trạng tổn thương, sưng, viêm tại các khớp.
Các tổn thương có thể xảy ra trên nhiều khớp, xảy ra ở bất kỳ khớp nào và cũng có thể di chuyển từ khớp này sang khớp khác. Triệu chứng thường gặp là trẻ có những cơn tê buồn trong khớp, sưng, đau khớp, khóc quấy, mệt mỏi, chán ăn thậm chí sốt cao.
Đừng bỏ qua: Những nguyên nhân bị phong thấp phổ biến nhất
Bệnh phong thấp thường xảy ra trong độ tuổi từ 5 – dưới 16 tuổi
Ngoài ra, bệnh phong tê thấp cũng có thể gây tổn thương cho mắt, phổi, tim và não. Cụ thể bệnh được chia làm 3 thể:
-
Thể bốn khớp
Khi mắc bệnh ở thể này có thể có tới 4 khớp hoặc ít hơn bị tác động. Đây là dạng bệnh phong thấp trẻ em thường gặp nhất với tỷ lệ mắc là 50% trên tổng số ca. Bệnh thường gây tổn thương ở các khớp lớn như khớp đầu gối. Phong thấp ở trẻ em gái dưới 8 tuổi thường dễ mắc ở dạng này nhất. Có khoảng từ 20 – 30% trẻ mắc bệnh phong thấp dạng này thường gặp các biến chứng về mắt.
-
Thể đa khớp
Có khoảng 30% trẻ bị phong thấp dạng này với từ 5 khớp trở lên bị ảnh hưởng. Bệnh thường gây ra tổn thương ở các khớp nhỏ như bàn tay và chân và đôi khi cũng ảnh hưởng đến các khớp lớn. Bệnh có tính chất đối xứng, tác động lên cùng 1 khớp ở cả 2 bên chi. Các trẻ mắc bệnh thể này thường có nhiều triệu chứng tương đồng với người lớn khi mắc bệnh hơn.
-
Thể toàn phát
Bên cạnh sưng khớp, bệnh ở thể này còn có các triệu chứng bệnh phong thấp điển hình như sốt, phát ban đỏ trên da và có thể ảnh hưởng đến 1 số cơ quan nội tạng như tim, gan, lá lách, các hạch bạch huyết. Bệnh phong thấp thể này thường chiếm khoảng 20% số trẻ em nhiễm và thường không liên quan đến bệnh thấp khớp. 1 phần trăm rất nhỏ trẻ mắc bệnh gặp các tổn thương trên nhiều khớp hoặc phát triển bệnh đến tuổi trưởng thành.
2. Nguyên nhân gây bệnh phong thấp ở trẻ nhỏ
Để có thể ngăn ngừa bệnh một cách tốt nhất, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân của bệnh. Cha mẹ cần nắm bắt những điều sau đây để phòng tránh bệnh phong thấp ở trẻ sơ sinh vì vẫn có những trường hợp bệnh phong thấp ở trẻ sơ sinh và trẻ lớn.
-
Yếu tố gen và bẩm sinh
Thường thì có một số trẻ bẩm sinh đã có vấn đề về cấu trúc xương bị thiếu mà không có biểu hiện gì rõ rệt. Hoặc các trẻ mang gen có xu hướng mắc bệnh cũng dễ bị phong thấp hơn.
>> Hiểu rõ hơn về yếu tố gen và bẩm sinh tại đây: Bệnh phong thấp có lây không và những sự thật ít ai biết
Gen cũng có thể là một yếu tố dẫn đến bệnh phong thấp
-
Biến chứng từ các bệnh lý khác
Một số các bệnh đường hô hấp trên như viêm họng, viêm phế quản, amygdales, viêm mũi, viêm xoang mang theo vi khuẩn streptococcus tan huyết nhóm A tấn công cơ thể và gây ra biến chứng bệnh phong thấp cho trẻ. Bệnh cũng có thể là biến chứng từ 1 số bệnh khác như sốt virus, sốt phát ban.
-
Chế độ dinh dưỡng và khả năng thích nghi của trẻ
Với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, việc thay dổi thời tiết quá đột ngột khiến cơ thể trẻ không kịp thích nghi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công cơ thể và khiến trẻ dễ mắc bệnh phong thấp hơn.
Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng, không đảm bảo, hoặc cho trẻ ăn các loại thức ăn chứa nhiều hóa chất độc hại, hàm lượng vi chất kém cũng là một nguyên nhân dẫn đến phong thấp ở trẻ em.
3. Các cách phòng tránh, điều trị thông thường
Vậy đâu mới là cách trị phong thấp cũng như phòng tránh bệnh phong thấp ở trẻ một cách hiệu quả nhất? Dưới đây là một số lời khuyên từ chuyên gia:
– Cần luôn giữ ấm cho trẻ vào mùa lạnh để tránh nhiễm lạnh gây bệnh hô hấp
– Thường xuyên vệ sinh răng miệng cho trẻ, tập cho trẻ thói quen súc miệng bằng nước muối loãng
Thói quen vệ sinh thân thể răng miệng tốt giúp ngăn ngừa bệnh phong thấp
– Tránh các tiếp xúc với những người mắc bệnh hô hấp
– Cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học
– Khi có các dấu hiệu bệnh hô hấp kèm theo sưng khớp hoặc các triệu chứng bênh phong thấp cần đưa trẻ đi thăm khám để được điều trị sớm
– Những trường hợp biến chứng trên tim cần được theo dõi cẩn thận.
– Việc điều trị có thể sử dụng vật lý trị liệu là chủ yếu và kết hợp dùng 1 số thuốc chữa bệnh phong thấp theo kê đơn của bác sỹ.
Trên đây là các kiến thức y khoa đầy đủ nhất về bệnh phong thấp ở trẻ em mà các phụ huynh có thể tham khảo để xác định cũng như phòng tránh bệnh cho con. Bệnh phong thấp ở trẻ đa phần sẽ tự biến mất sau thời gian điều trị và không gây nhiều biến chứng đáng lo ngại. Cha mẹ chỉ cần quan tâm lưu ý đúng mức thì bệnh co thể sẽ không gây nhiều trở ngại cho trẻ.
Đọc thêm: Áp dụng 6 cách trị phong thấp tại nhà sau để không phải dùng thuốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!