Viêm khớp dạng thấp thiếu niên – căn bệnh phổ biến ít ngờ tới
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên, nói rõ hơn là căn bệnh thấp khớp xảy ra ở độ tuổi từ 6 – 16 tuổi, ngày càng trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên cha mẹ lại ít ngờ tới độ tuổi này có thể mắc phải căn bệnh mãn tính nguy hiểm nên không tìm hiểu và nhận biết sớm.
1. Nguyên nhân dẫn dến bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên nói riêng hay thấp khớp nói chung là một căn bệnh có tính chất tự miễn khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn công vào chính mô và tế bào có trong cơ thể. Mặt khác, bệnh cũng có thể khởi phát lâm sàng nếu người bình thường mắc nhiễm trùng cấp hay gặp chấn tương thực thể ở khớp.
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên ngày càng trở nên phổ biến
Các nhà nghiên cứu đã đặt ra các giả thuyết có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp sau khi tiến hành nghiên cứu về căn bệnh này.
– Bệnh nhi nhiễm Mycoplasma: bệnh nhi mắc chứng thấp khớp doc máu bị nhiễm Mycoplasma. Tuy nhiên, đây vẫn chỉ là giả thiết và chưa được công nhận.
– Hệ thống miễn dịch phản ứng quá mẫn với một loại tác nhân gây bệnh không rõ. Đây là giả thiết được đông đảo sự chấp nhận và ủng hộ hơn vì có cơ sở là nền tảng từ những tiến bộ về miễn dịch học.
Bên cạnh đó, có một số yếu tố khác cũng dẫn đến tình trạng thấp khớp ở thanh thiếu niên như:
– Bệnh do di truyền từ những người trong gia đình. Anh em ruột có nguy cơ mắc chứng thấp khớp thiếu niên cao.
– Hệ miễn dịch của trẻ yếu bẩm sinh, trẻ mang các nhóm máu như HLA -DR4, HLA-DR8, HLA-B27,…
2. Tính chất của bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Căn bệnh đặc trưng bởi hiện tượng phù khớp, sưng huyết và thâm nhiễm bạch cầu, tương bào trong tổ chức của bao hoạt dịch. Vị trí bị phồng của bao hoạt dịch trở nên dày hơn và tạo ra các mao trạng lấn vào các khoang khớp. Điều này khiến cho các sụn khớp bị ăn mòn và hủy hoại dần đi. Bên cạnh đó, bao hoạt dịch còn lấn sâu vào khoang khớp do đó mà gây ra hiện tượng bị dính khớp hay khớp bị xơ cứng.
3. Các loại viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường gặp
Dưới đây là những dạng viêm khớp dạng thấp mà trẻ có thể mắc phải, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ để nhận biết con mình thuộc thể nào giúp việc tìm cách chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả hơn.
-
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể hệ thống
Thường gặp ở lứa tuổi từ 5 – 7 tuổi, khởi phát ở dạng cấp tính. Biểu hiện của căn bệnh này ở trẻ gồm sốt cao kéo dài, cơ thể trẻ mệt mỏi và trở nên biếng ăn, hốc háo, da xanh xao. Chỗ khớp bị sưng thường là các vị trí cổ tay, chân cả hai bên, khuỷu, khớp ngón và không xảy ra ở cột sống. Khớp bị viêm sưng tấy đỏ, phù nề bên ngoài da và có nguy cơ bị tràn dịch khớp.
Thể bệnh này phát triển dần theo đợt, từ vài tuần đến vài tháng. Bệnh có thể tự khỏi và không có di chứng để lại hoặc có thể kéo dài trong nhiều năm, tự khỏi nhưng để lại di chứng ở khớp. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể gây ảnh hưởng tới tim, gây suy tim và dẫn đến tử vong.
Các loại viêm khớp dạng thấp thiếu niên thường gặp
-
Viêm khớp dạng thấp thiếu niên thể đa khớp
Biểu hiện của thể này là toàn thân trẻ sốt nhẹ kéo dài, trở nên biếng ăn và cơ thể gầy đi, xanh xao. Bệnh phát triển từ một khớp trước sau đó lan ra các khớp xung quanh và đối xứng, có hiện tượng sưng, đau, phù nề, tràn dịch khớp ở khớp gối, thường phát hiện bệnh ở các khớp tay và chân. Đặc biệt, bệnh nhi dễ dàng được phát hiện thấp khớp thể đa khớp qua các dấu hiệu đặc trưng:
– Di chuyển đi lại khó khăn do viêm khớp háng.
– Viêm khớp thái dương – hàm khiến hàm dưới của trẻ bị lệch, tụt ra sau.
– Viêm đốt sống cổ để lại chứng dính đốt sống.
Bệnh viêm khấp dạng thấp thể đa khớp thường gặp ở trẻ nữ nhiều hơn nam (âm tính), bệnh khó hồi phục và kèm theo nốt dạng thấp (dương tính).
Bệnh viêm khớp dạng thấp thiếu niên ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh nên chú ý phát hiện và phòng ngừa bệnh thấp khớp thiếu niên một cách nhanh chóng và phù hợp, tránh để lại các di chứng về sau cho con trẻ.
Xem ngay: Cây chùm ngây chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả bất ngờ
Thúy Nhi (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!