Viêm quanh khớp vai chữa thế nào giúp cải thiện sức khỏe nhanh
Hiện nay có khá nhiều người còn băn khoăn về viêm quanh khớp vai chữa thế nào hiệu quả nhất. Để giải đáp thắc mắc đó, bài viết hôm nay sẽ cung cáp đầy đủ những thông tin về bệnh viêm quanh khớp vai và cách điều trị triệt để các triệu chứng và căn nguyên gây bệnh.
Xem ngay:
>> Viêm khớp vai có nguy hiểm không và những biến chứng của bệnh
>> Triệu chứng viêm khớp vai cần nhận biết sớm để tránh nguy cơ liệt, tàn phế
Để hiểu rõ về bệnh viêm khớp vai và cách điều trị bệnh, mọi người cần biết bệnh viêm quanh khớp vai thực chất thuộc nhóm bệnh thấp ngoài khớp. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ gặp tất cả các triệu chứng đau, gây ra hạn chế vận động khớp vai.
Tình trạng viêm quanh khớp vai này sẽ ảnh hưởng và gây ra nhiều tổn thương cho phần mềm xung quanh khớp, bao gồm phần gân, cơ, dây chằng, bao khớp. Bệnh không bao gồm những bệnh lý gây tổn thương sụn khớp, đầu xương, màng hoạt dịch, ví dụ như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm khuẩn,…
Để điều trị viêm quanh khớp vai hiệu quả nhất cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm khớp vai đang được tin tưởng sử dụng hiện nay, theo ThS Lê Thị Liễu – khoa cơ xương khớp, bệnh viện Bạch Mai:
1. Viêm quanh khớp vai chữa thế nào bằng phương pháp Tây y
Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm trong giai đoạn bệnh khởi phát
Quá trình điều trị viêm khớp vai bao gồm điều trị các đợt cấp tính và điều trị duy trì. Phương pháp đầu tiên được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho bệnh nhân là sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc tiêm,…
-
Thuốc giảm đau
Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, sử dụng theo bậc thang của tổ chức y tế thế giới. Dưới đây là những loại thuốc điều trị viêm quanh khớp vai, được bác sĩ khuyên sử dụng:
– Acetaminophen (ví dụ như Paracetamol, Tylenol 8g): 0,5 gram x 2-4 viên/ 24h.
– Acetaminophen kết hợp codein hoặc tramadol: Efferalgan – codein 2-4 viên/24h.
– Thuốc Ultracet: 2-4 viên/24h.
-
Thuốc chống viêm
Trong bệnh án điều trị ngoài thuốc giảm đau, người bệnh còn cần dùng kết hợp các loại thuốc chống viêm không chứa steroid:
– Diclofenac (hoặc Voltaren): 50 mg x 2 viên/24h.
– Piroxicam, Felden hoặc Brexin: 20mg x 1 viên/24h.
– Meloxicam: 7,5mg x 1-2 viên/24h.
– Celecoxib: 200mg x 1-2 viên/24h.
-
Thuốc tiêm tại chỗ
Cách điều trị tiêm thuốc Corticoid tại chỗ thường được áp dụng đối với thể viêm khớp vai đơn thuần. Thuốc sử dụng là các muối của corticoid, ví dụ như Depomedrol 40mg; Diprospan, tiêm trực tiếp vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta 1 lần duy nhất, hoặc tiêm nhắc lại sau khoảng 3-6 tháng.
Tránh sử dụng thuốc tiêm corticoid cho bệnh nhân bị đứt gân bán phân do thoái hóa vì có thể làm hoại tử gân, gây ra đứt gân hoàn toàn.
-
Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm
– Glucosamin sulfat: Viartril-S 1500mg x 1 gói/24h.
– Diacerein: 50mg x 1-2 viên mỗi ngày.
– Duy trì dùng thuốc trong khoảng 3 tháng.
2. Bệnh viêm quanh khớp vai chữa thế nào bằng vật lý trị liệu
Hiện có hai quá trình điều trị bằng vật lý trị liệu chính, qua thời gian kiểm chứng đều đưa lại hiệu quả như ý muốn. Chúng không chỉ điều trị trực tiếp viêm quanh khớp vai mà còn giúp cơ thể người bệnh thêm dẻo dai hơn, tăng cường sức khỏe gân cốt.
Tập vận động thụ động và chủ động giúp chữa trị viêm khớp vai hiệu quả
-
Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị viêm khớp vai như thế nào
– Phương pháp kéo nắn trị liệu: Đây là phương pháp chữa trị viêm quanh khớp vai đơn giản và hiệu quả nhất. Sau khi xác định vùng bao khớp bị co cứng, kỹ thuật viên sẽ kéo giãn khớp vai kết hợp đẩy chỏm xương cánh tay trở về cùng phía bao khớp bị cứng. Lực đẩy khoảng 7-10kg nhằm làm giãn phần bao khớp, giải phóng tình trạng kẹt khớp. Trong quá trình kéo nếu bệnh nhân không đau là đã làm đúng cách, còn nếu bệnh nhân cảm thấy dâu thì cần chuyển hướng kéo nắn phù hợp.
– Nhiệt nóng tại chỗ: Sử dụng sóng ngắn điều trị chống viêm, siêu âm chống dính cứng tắc nghẽn và dùng parafin để chống đau mềm gân.
– Điện di Novocain, Salicylat: Nhằm giảm đau chống viêm, kết hợp InaIK để làm mềm khớp.
– Cuối cùng là sử dụng điện xung cũng góp phần giảm đau hiệu quả.
Nhiệt nóng là một trong những phương pháp điều trị viêm khớp vai
-
Vận động trị liệu
Bệnh viêm ở khớp vai có thể áp dụng phương pháp chữa trị nội khoa là vận động trị liệu, bao gồm tập vận động thụ động và chủ động:
# Tập vận động thụ động:
Đây là những bài tập khá đơn giản, người bệnh có thể tự thực hiện tại nhà. Tư thế tập thông thường là nằm ngửa hoặc nằm sấp trên mặt phẳng, sau đó bắt đầu tập gập thân, dạng khép, xoay kết hợp nhiều động tác nâng duỗi cơ khớp vai.
# Tập vận động chủ động:
Trong tư thế chủ động bệnh nhân tự vận động khớp vai theo tâm động của khớp vai. Bao gồm các động tác như đưa khớp vai ra trước, đưa khớp lên trên, duỗi khớp ra sau, dạng khớp vai ra ngang hai bên, khép khớp vai vào trong.
Có thể kết hợp tập cùng một số dụng cụ hỗ trợ như gậy, sợi dây, thang tường, ròng rọc,…
3. Điều trị viêm quanh khớp vai bằng đông y
Theo quan niệm của Đông y thì bệnh viêm quanh khớp vai sinh ra do chứng kiên tý, gồm ba thể chính là kiên thống, kiên ngưng và lậu kiên phong. Bệnh khiến kinh lạc bế tắc gây ra nhiều cơn đau, hạn chế vận động,…
Hiện y học cổ truyền có nhiều phương pháp điều trị viêm khớp vai rất an toàn mà hiệu quả đạt được lại khá cao. Vậy viêm quanh khớp vai chữa thế nào với phương pháp Đông y?
Xoa bóp giúp người bệnh giảm đau và thư giãn
Một số cách như:
-
Xoa bóp chữa viêm quanh khớp vai
Chữa viêm khớp vai bằng phương pháp xoa bóp thường được áp dụng đối với bệnh nhân bị viêm khớp bả vai do nhiễm lạnh, gặp chấn thương, thường xuyên phải vận động vai mạnh, bị chèn ép dây thần kinh C5, C6, C7.
-
Bấm huyệt chữa viêm khớp quanh vai
Những huyệt cần tác động trong quá trình chữa bệnh là huyệt Kiên ngung nằm ở giữa mỏm cùng vai và mẩu chuyển lớn xương cánh tay, huyệt Trung phủ nằm ở liên sườn II rãnh delta ngực, huyệt Nhu du nằm ở hõm phía sau dưới mỏm cùng vai của xương bả vai.
Đối với trường hợp cơn đau lan lên khắp khớp vai thì bấm thêm huyệt Kiên tỉnh và huyệt Cự cốt nằm ở chỗ lõm đầu mỏm cùng vai và sống vai.
Còn đối với trường hợp cơn đau lan ra sau xương bả vai: Bấm thêm huyệt Thiên tông nằm ở giữa hố sống vai.
Đau lan xuống cánh tay thì bấm huyệt Tý nhu nằm trên khuỷu tay 7 thốn phía trên đầu dưới cơ tam đầu.
-
Châm cứu điều trị viêm quanh khớp vai
Châm cứu giúp điều trị tận gốc căn nguyên gây bệnh
Ngoài hai phương pháp trên, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng châm cứu. Đây là cách điều trị sử dụng kim châm, ngải tác dụng trực tiếp vào các huyệt đạo trên cơ thể nhằm thông kinh hoạt lạc, điều hòa khí huyết, trừ độc.
Phương pháp này khá hiệu quả trong điều trị các triệu chứng, giúp giảm đau, chống viêm, giãn cơ, thậm chí nó còn tác động được lên cả hệ miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt nó không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào.
Dưới đây là quá trình châm cứu căn cứ vào 3 thể:
– Kiên thống: Châm cứu vào các huyệt Kiên tỉnh, Kiên ngưng, Kiên trinh, Thiên tông, Trung phủ, Tý nhu, Cự cốt, Vân môn.
– Kiên ngưng: Châm cứu vào các huyệt như thể kiên thống, nên kết hợp cùng xoa bóp bấm huyệt.
– Hậu kiên phong: Châm cứu các huyệt khúc trì, thủ tam lý, ngoại quan, dương trì, hợp cốc.
Khi tiến hành châm cứu thì tốt nhất là nên kiên trì, thực hiện đều đặn mỗi ngày một lần. Đối với trường hợp mãn tính thì nên điều trị cách nhật, lưu kim từ 15-29 phút.
-
Viêm quanh khớp vai chữa thế nào với phương pháp thủy châm, điện châm
Bên cạnh châm cứu thì thủy châm và điện châm cũng là phương pháp điều trị đưa lại tác dụng như mong muốn.
Cụ thể, điện châm là cách điều trị dùng dòng điện tác động lên các huyệt nhằm phòng, chữa bệnh. Còn thủy châm là thủ thuật đưa thuốc có chứa vitamin B1, B6, B12, thuốc giảm đau chống viêm nosteroid vào các huyệt thiên tông, kiên trinh, tý nhu, đại chùy,… làm tăng thêm diện tích, cường độ và thời gian kích thích khi chữa bệnh.
4. Một số động tác Yoga hỗ trợ điều trị viêm khớp vai
Trong quá trình xác định bệnh viêm khớp vai và cách điều trị, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tập một số bài tập Yoga nhẹ nhàng, góp phần tăng cường sức khỏe, đẩy lùi các triệu chứng bệnh:
-
Động tác 1: Xem xa, xem gần
Động tác Yoga xem xa xem gần
– Người bệnh ngồi tư thế sen kép (hai bàn chân để lên hai đùi), tư thế hoa sen đơn giản hoặc tư thế hoa sen đơn (một chân để lên đùi chân kia)
– Hai bàn tay đan vào nhau, để trước bụng dưới, mắt nhìn vào ngón tay, lòng bàn tay để hướng lên trên
– Kết hợp hít vào bằng mũi khi đưa hai tay lên trời, mắt nhìn vào 1 điểm cố định trên bàn tay, dao động thân qua lại từ 2-6 cái
– Thở ra từ từ rồi hạ tay xuống, mắt vẫn nhìn theo tay. Thực hiện động tác này từ 3-6 lần.
-
Động tác 2: Để tay sau gáy
Động tác Yoga để tay sau gáy
– Người bệnh vẫn giữ nguyên tư thế ngồi hoa sen, hai tay đan lại để sau gáy, hai khuỷu tay bật ra sau, giữ lưng thẳng
– Vừa hít vào vừa từ từ mở rộng khuỷu tay ra sau, kết hợp dao động thân trước sau từ 2-6 cái, sau đó từ từ thở ra
– Lặp lại động tác này khoảng 3-6 lần.
-
Động tác 3: Chào mặt trời
Động tác Yoga: Chào mặt trời
– Đối với bệnh viêm quanh khớp vai cấp người bệnh cần ngồi trên mặt phẳng, một chân co, một chân duỗi thẳng ra phía sau, hay tay chống xuống đất
– Hít sâu, đồng thời đưa hai tay lên trời, ưỡn thân ra sau tối đa
– Giữ hơi, dao động thân trên và đầu từ trước ra sau tư 2-6 cái
– Trở về vị trí ban đâu rồi thở ra. Lặp lại động tác này từ 3-6 lần.
Hy vọng với những thông tin về viêm quanh khớp vai chữa thế nào hiệu quả. Chúc các bạn sức khỏe!
Xem thêm:
Top 5 địa chỉ trị viêm khớp vai tại Hà Nội tốt nhất
5 bệnh viện trị viêm khớp vai tại Tp. HCM người bệnh nên đến
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!