Tổng quan về bệnh vôi hóa cột sống cổ

Nếu xuất hiện các cơn đau nhức ở vùng cổ thì các bạn đừng nên chủ quan, đây có thể là dấu hiệu của bệnh vôi hóa đốt sống cổ. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh để có cách điều trị phù hợp.

1. Vôi hóa đốt sống cổ là bệnh gì?

Vấn đề đầu tiên mà nhiều người cùng quan tâm là: Vôi hóa đốt sống cổ là bệnh gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa Phẫu thuật chỉnh hình – Đai học y khoa đại học Eulji, Daejeon, Hàn Quốc, bệnh này còn có tên gọi khác là gai cột sống. Thực chất đây là hiện tượng canxi lắng tụ trên các dây chằng dọc cổ khiến vôi hóa dây chằng đốt sống cổ, từ đó làm hẹp các lỗ ra ở rễ thần kinh.

Hiện tượng vôi hóa đốt sống cổ này gây ra cảm giác đau nhức, tê mỏi cho người bệnh, đặc biệt đau hơn khi xuất hiện nhiều gai xương. Bệnh vôi hóa đốt sống cổ thường xảy ra ở những người trên 40 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với nữ giới, nhưng phụ nữ bước vào thời kì mãn kinh cũng dễ mắc bệnh.

Mô hình vôi hóa đốt sống cổ

2. Triệu chứng vôi hóa đốt sống cổ

  • Xuất hiện các cơn đau

Như chúng ta đã biết, bệnh vôi hóa đốt sống cổ phát sinh do gai cọ xát vào xương hoặc các phần mềm xung quanh như dây chằng, rễ dây thần kinh. Những triệu chứng vôi hóa cột sống điển hình là cơn đau xuất hiện ở cổ, thắt lưng, đặc biệt là khi bệnh nhân đứng hoặc đi.

Cơn đau dần lan xuống vai và gây nhức đầu đối với trường hợp gai cột sống cổ. Còn gai cột sống lưng sẽ khiến cơn đau lan xuống lưng, chân. Cơn đau lan mạnh và tăng lên khi người bệnh vận động, giảm dần khi nghỉ ngơi, vì vậy bệnh làm giới hạn cử động ở các phần đau.

  • Cơ bắp yếu dần

Đối với phần dây thần kinh bị chèn ép người bệnh sẽ cảm thấy đau ở tay và chân, cơ bắp yếu dần.

  • Rối loạn đại tiểu tiện

Nếu ống tủy bị thu hẹp dần thì người bệnh còn bị rối loạn đại tiểu tiện, mất cảm giác.

Những dấu hiệu vôi hóa đốt sống cổ kể trên cũng là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, rối loạn tuần hoàn ở tứ chi, u, viêm hoặc nhiễm trùng cột sống. Cần thăm khám tại các bệnh viên, cơ sở y tế để các bác sĩ chuyên khoa phân biệt giữa vôi cột sống với thoái hóa cột sống, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm.

Bệnh vôi hóa đốt sống cổ gây ra các cơn đau nhức, tê mỏi

3. Nguyên nhân vôi hóa đốt sống cổ

  • Tư thế hoạt động sai

Nguyên nhân vôi hóa đốt sống cổ cũng như các bệnh xương khớp đều do người bệnh hoạt động quá sức với các tư thế sai, nhất là những người làm công việc ngồi quá lâu ở một tư thế như nhân viên văn phòng, lái xe, học sinh, sinh viên,… Những người phải thường xuyên mang vác nặng cũng dễ bị vôi hóa đốt sống cổ.

  • Chấn thương vùng cổ

Những chấn thương để lại di chứng sau tai nạn sẽ ảnh hưởng đến vùng cổ, từ đó làm tổn thương giãn dây chằng, đau cơ, tác động lên dây thần kinh, nghiêm trọng hơn là gãy xương cổ,…

  • Tuổi tác

Bệnh thường bắt gặp ở người trung niên và lớn tuổi do khi tuổi càng cao cơ thể càng nhanh lão hóa, khiến cơ xương khớp bị ảnh hưởng, không còn linh hoạt, dẻo dai và hạn chế sức chống đỡ.

Bên cạnh đó, các đĩa liên đốt, đặc biệt là đốt sống cổ sẽ bị thoái hóa dần, tê cứng và gây đau nhức khó chịu.

  • Chế độ dinh dưỡng

Người có chế độ ăn uống không khoa học, hợp lý sẽ làm cho phần xương cột sống không được cung cấp đủ dưỡng chất. Lâu dần gây thoái hóa, đặc biệt là khi vùng cổ phải chịu nhiều tác động từ bên ngoài.

Tổng hợp một số nguyên nhân gây ra bệnh thoái hóa đốt sống cổ

4. Phương pháp điều trị vôi hóa đốt sống cổ

Trong khuôn khổ bài viết: “Phân tích cách điều trị các bệnh lý vôi hóa, thoái hóa đốt sống cổ” BS. Trần Văn Nam (BV Đại học Y dược Hà Nội) đã chia sẻ nhiều phương pháp điều trị vôi hóa cột sống cổ. Nổi bật trong đó là cách chữa bằng Tây y và bằng Đông y.

  • Dùng thuốc Tây y

Cách chữa bệnh vôi hóa đốt sống cổ đầu tiên mà các bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh là sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm. Thuốc chữa vôi hóa đốt sống cổ phổ biến, thường được kê cho người bệnh vôi hóa đốt sống cổ là Ph8, diclophenac, Beta-lactam, Amynoglycoid, Glucosamin, Arthri- Flex…

Tuy nhiên, người bệnh nên biết các loại thuốc này chỉ chữa được các triệu chứng, giúp giảm các cơn đau nhức chứ không thể chữa dứt điểm bệnh. Cũng không nên sử dụng một thời gian dài vì có thể khiến cho dạ dày, thận, gan bị tổn thương.

Xem ngay: Mách bạn thuốc chữa vôi hóa đốt sống cổ hiệu quả đến bất ngờ

  • Vật lí trị liệu

Người bị vôi hóa đốt sống cổ nên kết hợp giữa dùng thuốc Tây y và thực hiện các bài tập chữa vôi hóa đốt sống cổ. Nên tập tại các trung tâm vật lí trị liệu để được các chuyên viên hướng dẫn tập luyện bài bản và có đầy đủ máy móc hỗ trợ.

Sau đây là một số động tác mà người bệnh có thể tham khảo và tự thực hiện tại nhà:

Nhấc vai: Lần lượt nhấc vai trái lên, rồi nhấc vai phải, sau đó cùng lúc nhấc cả 2 vai lên. Thực hiện mỗi động tác 10 lần.

Quay cổ: Cúi đầu về phía trước, sau đó quay cổ theo hướng từ trái ra sau và ngược lại về bên phải. Mỗi chiều thực hiện quay cổ 10 lần, chậm rãi không nên quay nhanh quá.

Nghiêng đầu: Giữ đầu và cột sống thẳng hàng, hai vai cân bằng. Từ từ nghiêng đầu sang phải, rồi nghiêng đầu sang trái, mỗi bên làm 10 lần.

Bên cạnh việc thực hiện các động tác trên, người bệnh cũng có thể nhờ người thân hoặc tự xoa bóp đốt sống cổ để giúp lưu thông khí huyết, kéo dãn đốt sống cổ một cách tự nhiên và giải phóng dây thần kinh đang bị chèn ép do vôi hóa.

  • Điều trị theo Đông y

Điều trị vôi hóa đốt sống cổ bằng Đông y được xem là phương pháp an toàn, ít gây tác dụng phụ và đưa lại hiệu quả như mong muốn.

Đầu tiên là việc sử dụng thảo dược Đông y chữa vôi hóa đốt sống cổ, tuy tác dụng chậm, không giảm đau được nhiều nhưng hiệu quả kéo dài lâu và nhất là không dây tác dụng phụ.

Tiếp theo là phương pháp châm cứu, điện chấn, bấm huyệt. Ba liệu pháp này khá hiệu quả. Người bệnh chỉ cần thực hiện 1 trong 3 phương pháp này mỗi tuần một lần, kết hợp dùng thuốc và thực hiện bài tập vật lí trị liệu thì sẽ dần cảm nhận bệnh tình nhanh chóng thuyên giảm.

5. Cách phòng ngừa vôi hóa đốt sống cổ

  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin D

Đây là phương pháp hữu hiệu nhất giúp phòng ngừa và hạn chế bệnh vôi hóa đốt sống cổ, tăng cường sự phát triển và cung cấp đủ dưỡng chất để xương khớp khỏe mạnh.

Đầu tiên là canxi tham gia vào việc hình thành sợi collagen, tái cấu trúc các chất trong khung xương, từ đó giúp chúng đặc và cứng hơn. Một số thực phẩm giàu canxi là sữa đậu nành, tôm, cua, sò, cải xoong, phomai, hạnh nhân, thịt bò, bắp cải, …

Quan trọng tiếp theo là thực phẩm chứa nhiều vitamin D, chúng có nhiều trong giá đỗ, các loại hạt,…, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm cũng giúp tăng cường vitamin D cho cơ thể.

  • Xây dựng chế độ tập luyện thể dục thể thao

Thường xuyên rèn luyện cơ thể, tập các bài tập phù hợp với sức khỏe là phương pháp ngăn ngừa bệnh vôi hóa đốt sống cổ cũng như giúp giảm các cơn đau do bệnh gây ra. Các bài tập cần tác động sâu vào vùng đốt sống cổ, nhằm duy trì độ dẻo dai, tăng độ bền và khả năng chịu lực.

Những môn thể thao phù hợp là tập yoga, bơi lội, đi bộ,… Bên cạnh đó người bệnh cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi tập luyện, tránh tập quá sức để hạn chế các chấn thương không mong muốn.

Xem thêm: Bị vôi hóa đốt sống cổ nên làm gì và lời khuyên của bác sỹ

Kết hợp phương pháp phòng ngừa cùng một số cách giảm đau, thư giãn cho vùng đốt sống cổ

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo