5 Bệnh xương khớp thường gặp ở tài xế lái xe đường dài

Với những người thường xuyên lái xe trong thời gian dài rất dễ mắc các bệnh xương khớp như đau vai gáy, thoái hóa khớp, hội chứng ống cổ tay, thoát vị đĩa đệm,… Phần lớn nguyên nhân gây bệnh là do tư tế ngồi xe sai cách, áp lực của tay khi cầm lái khiến xương khớp bị tổn thương dẫn tới bệnh. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp 5 bệnh xương khớp thường gặp ở người lái xe đường dài. Mời các bạn tham khảo!

Xem ngay:

>> Tự xoa bóp giúp chữa đau vai gáy mà không cần dùng thuốc giảm đau

>> Mẹo chữa đau vai gáy nhanh, ai thực hiện cũng hiệu quả

6. Bệnh xương khớp thường gặp của người tài xế

Những người làm nghề lái xe đường dài thường xuyên phải ngồi nhiều ít vận động là đối tượng dễ mắc phải các bệnh về xương khớp. Thêm vào đó, tư thế ngồi luôn phải gắn liền với vô năng khiến hệ thống xương khớp bị mệt mỏi. Tình trạng kéo dài có thể gây ra các bệnh xương khớp nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh hoạt như:

1. Bệnh đau vai gáy

Bệnh đau vai gáy là bệnh xương khớp thường gặp với người thường xuyên lái xe. Nguyên nhân do tính chất công việc nên chúng ta phải ngồi thẳng, nhìn về phía trước, hạn chế cử động để tập trung quan sát. Điều này sẽ làm cản trở tới dòng máu không lưu thông tới vùng cột sống cổ để nuôi cơ xương khớp. Lâu ngày, dẫn tới xơ hóa và gây co cứng kèm theo hiện tượng mỏi mệt, tê đau vai gáy rồi lan rộng khắp hai vai. Cơn đau nặng nhẹ sẽ phụ thuộc vào mức độ bệnh.

Đau vai gáy là bệnh xương khớp thường gặp của người thường xuyên lái xe

Đau vai gáy là bệnh xương khớp thường gặp của người thường xuyên lái xe

Ngoài ra, nhiều tài xế khi lái xe để dễ chịu hơn, thường ngồi vẹo sang một bên, nghiêng đầu lái xe khiến khớp xương vai gáy bị lệch, tạo áp lực chèn ép lên cơ xương khớp gây đau nhức.

Đau vai gáy là bệnh xương khớp không chỉ gây đau nhức, mỏi mệt ảnh hưởng tới khả năng lái xe của người bệnh, mà còn gây ảnh hưởng tới xương, làm giảm sự linh hoạt của xương khớp nếu không được điều trị kịp thời.

2. Thoái hóa cột sống cổ

Người làm nghề tài xế cũng là đối tượng thường gặp của bệnh thoái hóa cột sống cổ. Khi ngồi lái xe người tài xế thường phải chịu nhiều áp lực căng thẳng khi lái xe thêm vào đó là sự tập trung cao độ khiến cột sống cổ luôn ở tư thế giãn căng khiến cột sống cũng phải chịu nhiều áp lực chèn ép lên đĩa đệm khiến chúng bị bào mòn, chệch ra ngoài dẫn tới hiện tượng thoái hóa đốt sống cổ.

Triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ như đau, mỏi, tê vai gáy, khi nghiêng cổ mạnh phát ra tiếng “rắc rắc”,…

3. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Khi lái xe đường dài không chỉ gây mỏi vai gáy, cổ mà phần cột sống thắt lưng cũng chịu nhiều tác động.

Do ngồi nhiều trong thời gian dài, khiến cột sống lưng mỏi, tê nhức. Lâu dần, đĩa đệm cột sống thắt lưng yếu dần gây bao xơ bên ngoài đĩa đệm, chèn ép và tủy sống hoặc rễ dây thần kinh hình thành bệnh thoát vị đĩa đệm.

Tư thế ngồi lái xe sai cách dễ gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Tư thế ngồi lái xe sai cách dễ gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Người mắc bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ cảm thấy đau, mỏi lưng, thắt lưng đôi khi kéo xuống cả mông và chân, khó thực hiện được tư thế cúi xuống, nghiên trái hay phải,…

4. Hội chứng ống cổ tay

Vì tính chất công việc do vậy người tài xế luôn phải cầm vô nặng khiến các khớp tay, cẳng tay bị đau mỏi. Thêm vào đó, tư thế cầm lái vô năng khiến cổ tay gập lại để điều chỉnh và duy trì tốc độ vô tình làm dòng máu không được lưu thông tốt để nuôi dưỡng xương khớp. Chính điều này đã gây ra bệnh hội chứng ống cổ tay.

Người bệnh sẽ có các triệu chứng đặc thù như: Mất cảm giác ở bàn tay, tê như kim châm, ngứa lòng tay, đau nhức xương ở khớp tay và cổ tay,…

5. Bệnh đau lưng

Hầu hết những người thường xuyên lái xe đường dài đều mắc chứng bệnh xương khớp này. Theo nghiên cứu của Viện An toàn lao động và sức khỏe tại Mỹ về chứng bệnh xương khớp, kết quả cho thấy bệnh đau lưng chiếm khoảng 20% thuộc các đối tượng liên quen tới công việc lái xe.

Chứng bệnh này khiến người tài xế thường xuyên phải đối diện với cơn đau nhức vùng đáy lưng gây ảnh hưởng rất lớn tới công việc. Nghiêm trọng hơn, đau lưng kéo dài có thể gây tổn thương tới xương khớp, tăng nguy cơ bệnh viêm, thoái hóa khớp lưng.

Cần làm gì để khắc phục tình trạng bệnh xương khớp?

Nghề lái xe đường dài, ngồi nhiều, căng thẳng chính là một điều kiện thuận lợi để hình thành các bệnh xương khớp.Nhiều lái xe đường dài có thể mắc phải một hoặc vài bệnh xương khớp một lúc. Nếu tình trạng bệnh kéo dài không chỉ gây đau, nhức, mỏi xương khớp ảnh hưởng tới công việc mà còn nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí có thể gây biến chứng tàn phế.

Để bảo vệ sức khỏe, ngay khi phát hiện có dấu hiệu bất thường của bệnh, bạn nên sớm tới cơ sở y tế để khám và được điều trị dứt điểm. Hiện nay, y học hiện đại việc điều trị các bệnh xương cơ khớp không quá khó. Điều quan trọng là sự chủ động phát hiện và thăm khám kịp thời để hiệu quả điều trị tốt nhất.

Người bệnh nên chủ động thăm khám để điều trị bệnh xương khớp kịp thời

Người bệnh nên chủ động thăm khám để điều trị bệnh xương khớp kịp thời

Thông thường các trường hợp khi bị đau nhức, thoái hóa hay thoát vị đĩa đệm bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng viêm đau, giãn cơ, kết hợp với vật lý trị liệu để giúp xương khớp linh hoạt trở lại.

Trong trường hợp tình trạng xương khớp bị tổn thương nặng, việc dùng thuốc chỉ nhằm mục đích hỗ trợ. Lúc này sẽ cần can thiệp bằng phẫu thuật và các thủ thuật ngoại khoa nhằm cho hiệu quả đẩy lùi triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh tốt nhất.

Ngoài ra, để phòng ngừa bệnh xương khớp tái phát lại ở người tài xế các bạn cần lưu ý:

  • Tận dụng thời gian dừng nghỉ: Khi lái xe đường dài nên có khoảng nghỉ giải lao để xương khớp được thư giãn, giúp kích thích tuần hoàn máu nuôi dưỡng các khớp xương. Lúc này bạn có thể xuống xe và vận động đi lại, ưỡn cổ, nghiêng trái phải,….
  • Tư thế ngồi đúng: Khi lái xe, người tài xế nên điều chỉnh vị trí ngồi phù hợp để giúp cột sống cổ được thoải mái, hạn chế va chạm. Ở tư tế ngồi thẳng lưng, có thể kê thêm gối mỏng ở thắt lưng để giảm áp lực lên cột sống.

Điều chỉnh tư thế ngồi đúng phòng ngừa bệnh xương khớp

Điều chỉnh tư thế ngồi đúng phòng ngừa bệnh xương khớp

  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng: Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng để bảo vệ xương khớp chắc khỏe. Bạn nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và điều độ tránh ăn quá nhiều chất béo, đồ ngọt vì nó sẽ càng làm tăng nguy cơ, thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, viêm đau xương khớp. Tốt nhất, các bạn nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi, canxi, omega 3, vitamin B, C để giúp tăng mật độ xương, nuôi dưỡng sụn khớp, phòng chống quá trình thoái hóa và bệnh xương khớp khác.
  • Chế độ luyện tập: Ít vận động là nguyên nhân hàng đầu khiến xương khớp dần yếu, giảm mật độ xương, sụn khớp tổn thương dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, người tài xế nên dành một khoảng thời gian nhất định sau một ngày lái xe mệt mỏi để vận động cơ thể giúp lưu thông dòng máu, tăng sự dẻo dai xương khớp, phòng bệnh hiệu quả.

Như vậy có thể thấy rằng, người làm nghề lái xe thường xuyên ngồi nhiều gây áp lực tới tất cả các khớp xương trên cơ thể nên rất dễ mắc bệnh. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc có cảnh giác phòng ngừa và ứng phó kịp thời khi mắc bệnh. Chúc các bạn sức khỏe!

 Xem thêm: Cách chữa đau vai gáy hiệu nghiệm cực đơn giản

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo