Những cách chữa bệnh gút đem lại hiệu quả dài lâu nhất

Chữa bệnh gút là điều quan trọng để hạn chế khả năng phát triển của bệnh, tránh để bệnh gây nhiều cản trở cho cuộc sống. Chính vì thế hiện đã có khá nhiều bài thuốc chữa bệnh gout cả Tây y lẫn thuốc Nam được, các bạn có thể tham khảo và cân nhắc sử dụng.

1. Tổng quan bệnh gout và cách chữa bệnh gút

Bệnh gout là một bệnh về rối loạn chuyển hóa trong cơ thể. Khi người bệnh ăn quá nhiều chất đạm, uống nhiều rượu bia, lười vận động,… sẽ làm tăng axit uric trong máu, lúc này chức năng chuyển hóa không thể hoạt động bình thường để đào thải axit uric, lâu dần chuyển thành những tinh thể muối urat lắng đọng tại các khớp xương. Tình trạng này gây ra nhiều cơn đau nhức, kèm theo sưng viêm.

Nhưng làm sao để nhận biết chính xác bệnh gout? Muốn xác định đúng bệnh các bạn nên tham khảo thêm bài viết về dấu hiệu bệnh gút để sớm phát hiện và tìm hướng điều trị kịp thời.

chữa bệnh gout hiệu quả

Bệnh gout gây ra các cơn đau, sưng viêm ở khớp ngón chân, khớp ngón tay,…

Nếu như trước đây bệnh gout được gọi là “bệnh nhà giàu” vì người bệnh chủ yếu là người giàu có thì đến nay quan niệm này đã trở nên sai lầm. Theo thống kê của khoa nội Cơ xương khớp BV 115 Nhân dân, trong vài năm trở lại đây tỷ lệ người bệnh gout tăng cao, chiếm khoảng 10% các bệnh khớp điều trị tại khoa.

Vì mức độ nguy hiểm của bệnh nên việc chữa bệnh gút luôn là vấn đề được mọi người quan tâm. Nhưng không phải phương pháp điều trị bệnh gout nào cũng đưa lại hiệu quả tích cực, nó còn tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh được chia thành những giai đoạn như thế nào, hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn:

Bệnh gout còn có tên gọi khác là bệnh thống phong, tuy có nhiều hình thái khá giống bệnh viêm khớp nhưng bệnh lại hoàn toàn khác những bệnh xương khớp thông thường. Đối tượng dễ mắc bệnh nhất là đàn ông, đặc biệt những người thường xuyên uống rượu bia, ăn đồ giàu chất đạm,… Tuy nhiên, phụ nữ bước vào độ tuổi mãn kinh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh.

Bệnh gout được chia thành 4 giai đoạn chính và mỗi giai đoạn khác nhau lại có cách chữa bệnh gút khác nhau:

  • Giai đoạn 1:

Là lúc bệnh vừa khởi phát, chất axit uric có trong máu bắt đầu tăng lên. Tuy nhiên, cơ thể người bệnh vẫn chưa xuất hiện nhiều triệu chứng bệnh cụ thể.

  • Giai đoạn 2:

Thường thì giai đoạn này sẽ xảy ra trong khoảng 2 năm. Biểu hiện đầu tiên là người bệnh bị sưng đau, ban đầu chỉ ở khớp ngón chân cái nhưng sau sẽ lan sang nhiều khớp lớn hơn. Các cơn đau có thể cách nhau vài ngày, nhưng khoảng cách này sẽ ngày càng rút ngắn lại.

  • Giai đoạn 3:

Các bác sĩ chuyên khoa gọi đây là giai đoạn đau khoảng cách. Có nghĩa là trong thời điểm này các triệu chứng của bệnh sẽ không xuất hiện rõ rệt giữa 2 đợt đau.

  • Giai đoạn 4:

Đây là giai đoạn bệnh tiến triển nặng nhất, trở thành giai đoạn bệnh gout mãn tính, xảy ra trong khoảng 10 năm. Vì bệnh không được chữa trị nên các cơn đau, sưng viêm dần tấn công nhiều khớp lớn hơn, khiến hạn chế hoạt động hằng ngày, có thể khiến người bệnh bị tàn tật.

Đọc chậm: Tổng hợp những nguyên nhân bệnh gout mà bạn cần biết

2. Các loại thuốc điều trị gout từ Tây y

  • NSAIDs

chữa bệnh gout dễ dàng

Thuốc NSAIDs dùng chữa bệnh gout trong vòng 24-48 giờ đầu của cơn đau cấp

Đây là loại thuốc được lựa chọn đầu tiên khi chữa bệnh gút, thuốc được sử dụng trong vòng 24-48 giờ đầu của cơn gout cấp. Tùy thuộc vào mức độ đau của người bệnh mà quyết định thời gian sử dụng thuốc, thông thường chỉ khoảng 5 -7 ngày, nhưng cũng có thể kéo dài vài tuần.

Nếu sau 1-2 ngày sử dụng thuốc mà các dấu hiệu lâm sàng có cải thiện thì nên dừng thuốc. Còn nếu bắt buộc phải dùng lâu thì nên dùng thêm thuốc bổ sung khác để tránh ảnh hưởng dạ dày do NSAIDs gây ra.

Thuốc chữa bệnh gout này chống chỉ định đối với người bệnh thận mạn có độ lọc cầu thận <60ml/phút/1,73 m2 da, người bị loét dạ dày tá tràng, người bị bệnh tim mạch, đặc biệt là bị suy tim và huyết áp cao khó kiểm soát, người dị ứng NSAIDs và người đang sử dụng thuốc kháng đông.

  • Colchicine

chữa bệnh gout thuốc

Thuốc Colchicine chữa bệnh gout

Thuốc Colchicine mang lại hiệu quả tốt nhất khi uống trong vòng 12-24 giờ khởi phát triệu chứng lâm sàng. Dừng sử dụng Colchicine trong vòng 2-3 ngày sau khi hết cơn đau gout cấp.

Liều lượng sử dụng thuốc chữa bệnh gút được quy định như sau: ngày thứ nhất dùng 1mg x 2 lần, sau đó 1mg x 1-2 lần/ngày, tùy thuộc vào sự dung nạp thuốc của người bệnh. Nên giảm liều dùng Colchicine ở bệnh nhân có Crcl < 45 ml/phút.

Chống chỉ định của việc sử dụng thuốc: Dùng thuốc Colchicine trong vòng 14 ngày trước ở người bệnh suy gan nặng hoặc suy thận nặng với độ lọc đầu thận < 30ml/ phút, sử dụng đồng thời cùng 1 loại thuốc ức chế mạnh Cytochrome P450 hoặc ức chế P-glycoprotein. Đặc biệt lưu ý, nếu sử dụng Colchicine quá lâu có thể gây ra tiêu chảy, đau bụng, tác dụng phụ lâu dài còn gây bệnh lý thần kinh cơ.

Trên đây chỉ là 2 trong số những loại thuốc chữa bệnh gout từ Tây y, người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ và dùng theo liều lượng quy định, không được tự ý dùng thuốc để tránh những tác dụng phụ không mong muốn. Nếu lo lắng khi sử dụng thuốc trị bệnh gout bằng Tây y thì người bệnh cũng có thể tham khảo thêm cách chữa bệnh gút bằng thuốc Nam, vừa lành tính vừa có giá thành rẻ hơn.

3. Tổng hợp những cách chữa bệnh gút hiệu quả từ thiên nhiên

  • Thuốc chữa bệnh gút bằng đậu xanh

Đậu xanh là một món quen thuộc với mọi người nhưng không phải ai cũng biết đến công dụng chữa bệnh gút bằng đậu xanh. Đây là bài thuốc dân gian của người dân tộc Sán Dìu, nó khá bình dân, ít tốn tiền và nhất là dễ thực hiện.

chữa bệnh gout đậu xanh

Người bệnh gout ăn đậu xanh ninh nhừ để giảm các triệu chứng lâm sàng

Cách thực hiện:

– Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ lên, không cho thêm gia vị

– Người bị bệnh gout ăn một bát đậu xanh ninh nhừ thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy

– Nên duy trì chế độ ăn như vật trong vòng 30 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh thuyên giảm đáng kể.

Tuy nhiên, bài thuốc chữa bệnh gút này đưa lại hiệu quả chậm, không rõ ràng nên trong quá trình điều trị người bệnh cần phải kiên nhẫn, có thể phối hợp với bài thuốc khác để mang lại hiệu quả nhanh hơn.

Lưu ý:

– Khi phối hợp cùng thuốc khác thì nên uống mỗi loại cách nhau khoảng 2-3 ngày.

– Đậu xanh còn có tác dụng hạ huyết áp nên trong quá trình sử dụng cần theo dõi huyết áp chặt chẽ.

– Uống nhiều nước trong ngày.

– Kiêng ăn nội tạng động vật, hải sản, thịt chó, nước chè, các chất khó tiêu, chất kích thích như rượu, bia,…

– Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây.

  • Thuốc chữa bệnh gút bằng lá tía tô

Tía tô còn được gọi là é tía, xích tô, lá có tính ấm, vị cay, không độc. Tác dụng chính của tía tô là giải cảm, chữa cảm mạo, cảm lạnh, thương hàn, viêm họng,… Ngoài ra, lá tía tô còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, giàu P; Fe; Ca; Vitamin A, Vitamin C, tinh dầu nên có tác dụng giảm đau, chống viêm, giãn mạch, ngăn chặn nhiễm khuẩn giúp chữa nhanh các cơn đau gout cấp.

chữa bệnh gout tía tô

Chữa bệnh gout bằng cách giã nát lá tía tô và đắp vào chỗ sưng đau

Cách sử dụng lá tía tô chữa bệnh gút như sau:

– Sắc lá tía tô thành nước, uống hằng ngày

– Hoặc giã nát lá và càng tía tô rồi đắp vào chỗ khớp bị sưng viêm nhằm cải thiện các dấu hiệu lâm sàng

– Cuối cùng, người bệnh có thể bổ sung ăn lá tía tô vào các bữa ăn hằng ngày, vừa giúp tăng khẩu vị vừa hấp thụ dưỡng chất tối đa nhất.

Mặc dù chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho người bệnh gout nhưng hàm lượng các chất này trong lá tía tô lại không cao, không đủ để tác động vào căn nguyên bệnh nên sử dụng lá tía tô chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thể điều trị dứt điểm các triệu chứng, đau, sưng, viêm.

  • Bài thuốc chữa bệnh gút bằng cải bẹ xanh

Cải bẹ xanh là loại rau vô cùng quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày. Nhưng bên cạnh đó nó còn có được xem là một vị thuốc chữa bệnh gút khá hiệu quả. Chữa bệnh gout bằng cải bẹ xanh có tác dụng giảm đau, sưng viêm, ngoài ra còn tăng cường hê tiêu hóa, tốt cho tim mạch, chống lão hóa da và phòng chống ung thư bàng quang.

chữa bệnh gout cải xanh

Cải bẹ xanh là một trong những bài thuốc chữa bệnh gout khá hiệu quả

Cách thực hiện:

– Hằng ngày dùng lá cải bẹ xanh nấu thành nước, uống thay nước lọc

– Việc uống nước cải bẹ có tác dụng đào thảo chất axit uric trong máu, phòng ngừa và ngăn chặn các triệu chứng lâm sàng của bệnh.

– Ngoài ra có thể giã nát lá cải bẹ xanh và đắp trực tiếp lên chỗ bị sưng đau do bệnh gout để làm giảm cơn đau gout cấp.

  • Phương pháp chữa bệnh gút bằng lá vối

chữa bệnh gout bằng lá vối

Nụ lá vối và lá vối tươi có tác dụng chữa bệnh gout

Theo lương y đa khoa Bùi Hồng Minh – Chủ tịch hội đông y quận Ba Đình, Hà Nội: Lá vối và nụ vội có tác dụng tiêu hóa thức ăn, đặc biệt là thức ăn dầu mỡ, lợi tiều tiêu độc, phù hợp khi sử dụng lá vối chữa bệnh gout.

Cụ thể, nấu nước lá vối và nụ vối, uống thường xuyên thay nước lọc để làm tan các chất axit uric, đào thải chúng ra ngoài và góp phần phòng ngừa, hỗ trợ chữa bệnh gout.

Tuy nhiên, cách chữa bệnh gút này chỉ là một phương pháp hỗ trợ đào thải axit uric, thúc đẩy quá trình chữa bệnh chứ không có tác dụng chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

  • Bài thuốc chữa bệnh gút bằng lá trầu

Lá trầu không có chứa 2,4% tinh dầu, có tác dụng chống viêm khớp, phục hồi các hư tổn ở khớp, giảm đau thần kinh. Đặc biệt, lá trầu có khả năng cải thiện rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể đào thải axit uric tốt hơn, tăng hấp thu khoáng chất và vitamin.

chữa bệnh gout lá trầu

Uống nước dừa có ngâm lá trầu xắt nhuyễn để chữa bệnh gout

Cách thực hiện:

– Xắt nhuyễn 100 gram lá trầu tươi

– Ngâm vào nước một quả dừa xiêm khoảng 30 phút rồi chắt ra ly và uống một mạch

– Sau khi uống bài thuốc chữa bệnh gút này không nên ăn sáng ngay, đợi đến lúc đi tiểu trở lại rồi mới ăn sáng.

Kiên trì thực hiện trong 1 tháng để thấy các cơn đau thuyên giảm dần. Bên cạnh đó bài thuốc còn có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon, đầu óc minh mẫn, sảng khoái hơn.

Như vậy, bài viết hôm nay đã tổng hợp những cách chữa bệnh gút hiệu quả nhất được nhiều người tin tưởng sử dụng và đạt được hiệu quả tích cực. Hy vọng các bài thuốc trên sẽ giúp bạn điều trị bệnh nhanh chóng, cũng như bồi bổ sức khỏe bản thân.

Cần phải đọc: Các món ăn từ rau củ qủa ngon bổ dưỡng dành cho người bệnh gout

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo