Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không và làm sao để chữa trị dứt điểm?
Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người. Thực chất gai khớp gối là một căn bệnh khá lành tính nhưng nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và công việc sinh hoạt thường ngày. Chi tiết mức độ nguy hiểm từng giai đoạn của bệnh sẽ có trong bài viết dưới đây.
Nên đọc:
>> Nguyên nhân nào gây ra chứng bệnh gai khớp gối?
>> Bị gai đầu gối nên làm gì – Giải pháp mới cho bệnh nhân gai đầu gối
1. Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không?
Bệnh gai khớp gối là tình trạng các lớp sụn bọc khớp ở gối bị tổn thương ở mức độ nặng và bị ăn mòn. Lúc này, các lớp sụn dẫn trở nên khô ráp, xù xì thay vì láng mịn như trước, đây là thời điểm các gai xương dần hình thành.
Khi người bệnh vận động, các gai này va chạm vào nhau đâm vào gân, cơ, dây chằng khiến người bệnh trở nên đau nhức, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sinh hoạt hằng ngày.
Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bệnh
Khi mắc phải căn bệnh này các bạn sẽ có các triệu chứng như sưng cứng vùng khớp, đau nhức xương khớp, thường xuyên cảm thấy đau đớn, đặc biệt là lúc vận động, di chuyển hay duỗi chân ra.
Thậm chí một số trường hợp nặng hơn còn bị tê liệt thường xuyên, teo cơ, biến dạng khớp gối và dẫn tới bại liệt nếu như không được thăm khám, điều trị bệnh kịp thời.
Như vậy chúng ta có thể thấy đây là một tình trạng khá nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
2. Vậy đâu là nguyên nhân sinh ra bệnh gai khớp gối?
Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không có liên quan đến các nguyên nhân gây bệnh. Vậy tại sao bệnh gai khớp gối lại dễ dàng hình thành như vậy? Chúng ta hãy cùng xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh để từ đó có được hướng chữa gai khớp gối phù hợp nhất.
-
Tuổi tác
Tuổi tác chính là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh, theo thời gian các khớp sụn sẽ bị thoái hóa nên càng nhiều tuổi bệnh sẽ diễn biến nặng hơn, đặc biệt là từ độ tuổi 40 trở lên.
-
Khớp bị khô
Đây là tình trạng khớp bị thiếu các chất dinh dưỡng, lâu dần các dịch khớp suy giảm rõ rệt và khớp không còn được bôi trơn, do đó khi người bệnh gai khớp gối di chuyển hay vận động sẽ gây ra hiện tượng ma sát, mài mòn giữa 2 đầu xương gây ra nhiều cơn đau nhức nhối, dai dẳng.
Bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không? Nếu do khô khớp gây ra sẽ rất nguy hiểm
-
Cấu trúc mô sụn bị thiếu
Khi không được cung cấp các chất dinh dưỡng một cách đầy đủ thì các khớp sụn trơ nên khô, bong tróc, từ đó làm phã vỡ cấu trúc mô sụn, gây ra tình trạng chỗ lồi chỗ lõm, đây cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh gai khớp gối.
-
Người có cân nặng quá lớn
Bệnh này xảy ra nhiều khi người bệnh có cân nặng cơ thể quá lớn, gây áp lực lên các khớp gối khiến lớp sụn bị thoái hóa nhanh hơn, hình thành nhiều gai xương. Những đối tượng dễ mắc bệnh nhất là người béo phì, phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường…
3. Một số lời khuyên để phòng ngừa và trị bệnh gai khớp gối
Ngay khi xác định được bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không và nguyên nhân gai khớp gối thì bác sỹ chuyên khoa sẽ đưa ra hướng trị bệnh hợp lý nhất, phù hợp với tình trạng bệnh lý của mỗi người. Tại đây bệnh nhân sẽ được bấm huyệt, cấy chỉ vào huyệt, châm cứu, truyền dịch, chiếu tia hồng ngoại …
Thăm khám để được điều trị gai khớp gối đúng cách
Những biện pháp kể trên nhằm phục hồi lại cấu trúc của khớp gối và tái tạo lại mô sụn, giúp người bệnh bớt đi cảm giác đau đớn và có thể vận động lại như ban đầu để tiếp tục các công việc hằng ngày.
Ngoài ra mỗi người cần có sự quan tâm chăm sóc sức khỏe ngay từ lúc bước qua tuổi 30, bởi vì đây là giai đoạn dễ mắc các bệnh thoái hóa khớp vì dịch khớp lúc này giảm đi rõ rệt gây ra hiện tượng khô khớp.
Hằng ngày bạn cần bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết nhằm cung cấp và nuôi dưỡng khớp tốt hơn, giúp khớp trở nên chắc khỏe và ngày càng dẻo dai.
Với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây hy vọng đã có thể giải đáp được thắc mắc “bệnh gai khớp gối có nguy hiểm không”. Ngay khi khớp gối bị đau nhức hãy đến cơ sở có chuyên khoa cơ xương khớp uy tín để điều trị.
ĐỌC THÊM:
Ngô Thơm (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!