Gai khớp gối là gì, nguyên nhân và cách phòng bệnh gai khớp gối
Gai khớp gối được xem là hệ quả của việc không điều trị kịp thời và đúng cách của bệnh thoái hóa khớp gối, gây ra những cơn đau nhức cho người bệnh. Vậy gai khớp gối là gì và phương pháp điều trị bệnh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
1. Gai khớp gối là gì?
– Gai khớp gối là tình trạng xuất hiện các gai xương tại phần xương dưới sụn của khớp gối do các tổn thương sụn khớp gây nên.
– Thông thường bệnh gai khớp gối chính là hệ quả của bệnh thoái hoá khớp gối và bệnh thường xuất hiện ở những người ngoài 40 tuổi.
– Khi xương khớp gối bị lão hóa và chịu tổn thương nặng nề nó sẽ tạo ra một vùng xương rỗng và dày. Cơ thể sẽ lấy canxi từ những nơi khác để lấp đầy chỗ rỗng đó, từ đó hình thành nên tình trạng gai khớp gối.
Xem ngay: Nếu không muốn bị gai khớp gối hãy tìm hiểu ngay những thông tin sau đây
Gai khớp gối gây ra những cơn đau nhức dữ dội cho người bệnh
– Theo thời gian, bề mặt sụn khớp dần trở nên thô ráp, sần sùi, mềm đi khiến sụn khớp bị nứt và không còn trơn láng như trước nữa. Sau một thời gian dài không điều trị bệnh, sụn khớp sẽ bị phá hủy hoàn toàn hoặc bị nứt ra và bong tróc thành từng mảng nhỏ.
– Các gai xương nếu không được điều trị kịp thời sẽ phát triển và chèn vào các dây thần kinh của người bệnh khiến họ bị đau nhức kể cả khi không cử động và gây khó khăn cho việc đi lại.
2. Nguyên nhân gây gai khớp gối
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh gai khớp gối trong đó có thể kể đến những yếu tố như:
-
Vấn đề tuổi tác
Từ sau tuổi 40, các vấn đề về xương khớp bắt đầu có dấu hiệu suy giảm, gây ra tình trạng khô khớp, thoái hóa sụn khớp,… Quá trình này diễn ra một cách âm thầm khiến người bệnh không để ý và không điều trị bệnh kịp thời.
-
Phụ nữ đang mang thai
Người bị bệnh béo phì, tiểu đường, suy giảm hormone cũng làm cho quá trình thoái hóa sụn khớp diễn ra nhanh hơn.
-
Do yếu tố di truyền
Những bệnh gai khớp gối cũng có thể do di truyền từ các thành viên trong gia đình có tiền sử bị các bệnh về xương khớp.
Di truyền là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
-
Do bẩm sinh
Với những người ngay từ khi sinh ra đã bị dị tật ở khớp sẽ có khả năng bị thoái hóa khớp gối sớm hơn so với những người bình thường và bệnh cũng sẽ khó chữa trị hơn.
-
Do chấn thương, tai nạn
Những người thường xuyên làm những công việc bê vác nặng, bị thương do tai nạn xe cộ hoặc tai nạn nghề nghiệp cũng có thể hình thành nên các gai khớp gối.
Ngoài ra sự mất cân bằng trong quá trình tái tạo và thoái hóa sụn khớp dẫn đến sụn khớp bị tổn thương và hình thành nên các gai khớp gối.
Bạn muốn tìm hiểu: Những cách chữa gai khớp gối được áp dụng nhiều nhất năm 2017
3. Phòng và điều trị gai khớp gối
– Có rất nhiều cách để điều trị bệnh gai khớp gối hiện nay như dùng thuốc giảm đau, vật lý trị liệu, phẫu thuật,… Theo từng mức độ nặng nhẹ và thể trạng của bạn mà bác sĩ sẽ tiến hành áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
– Nếu bạn mới chỉ ở giai đoạn đầu của bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành cho bạn dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm viên hoặc vật lí trị liệu, xoa bóp, chườm lạnh, chườm nóng để phục hồi chức năng sụn khớp, giúp giảm đau, duy trì vận động khớp, làm mạnh cơ đùi, ngăn ngừa biến dạng ở khớp gối và giúp bệnh nhanh khỏi.
– Với những trường hợp nặng hơn, bác sĩ sẽ tiến hành nội soi khớp, cắt bỏ những gai xương, ghép sụn lành vào chỗ bị ăn mòn.
– Với những bệnh nhân bị gai khớp gối quá nặng gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật bằng các phương pháp như đục khớp, thay khớp gối nhân tạo, phẫu thuật cắt bỏ gai khớp gối, nội soi để mài những chỗ gai xương lởm chởm ở sụn hoặc ghép sụn vào những chỗ bị ăn mòn.
– Bên cạnh đó, để phòng bệnh gai khớp gối, bạn nên cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sụn khớp bằng cách bổ sung canxi, vitamin C, D, collagen, glucosamin, chondrotin, protein và các dưỡng chất có lợi cho xương khớp.
Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho người bệnh
– Những bệnh nhân bị thừa cân, béo phì nên tích cực tập luyện và cải thiện chế độ ăn uống để giảm bớt áp lực lên khớp gối. Trong chế độ ăn cần hạn chế nạp vào cơ thể muối, đường, đồ ngọt, dầu mỡ và các loại đồ ăn nhanh,…
– Nên ăn các loại thực phẩm như cá, hành tây, cam, nghệ vàng, gừng, đậu nành, hoa quả, rau xanh… để tăng cường sức khỏe và giảm tình trạng đau khớp gối.
Nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh để giúp điều trị các bệnh về xương khớp
– Hạn chế các thói quen không tốt cho khớp gối như ngồi xổm, ngồi bắt chéo chân, ngồi khoanh chân quá lâu.
– Nên dành thời gian ít nhất 30 phút mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe bằng cách tập các môn thể thao có lợi cho xương khớp như bơi lội, tập dưỡng sinh, thái cực quyền, yoga, đi bộ, đạp xe…. để giúp cho xương khớp được chắc khỏe và linh hoạt hơn.
– Đối với người ngoài 40 tuổi nên chú ý bổ sung nhiều collagen để làm chậm quá trình thoái hóa khớp gối cũng như chăm sóc sụn khớp được tốt hơn.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn phần nào hiểu được bệnh gai khớp gối là gì và các cách để phòng và điều trị bệnh gai khớp gối. Chỉ cần kiên trì thực hiện theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, chắc chắn bệnh gai khớp gối của bạn sẽ thuyên giảm.
Đọc tiếp: Bị gai khớp gối nên làm gì – Giải pháp mới cho bệnh nhân gai đầu gối
Phương Hoa (Tổng hợp).
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!