Nguyên nhân nào gây ra chứng bệnh gai khớp gối?
Nhiều người sau khi đi khám được chẩn đoán mắc bệnh gai khớp gối nhưng không biết vì sao mình mắc chứng bệnh này. Nhằm giúp người bệnh giải đáp phần nào thắc mắc này, chúng tôi đã liệt kê ra đây một số nguyên nhân gai khớp gối thường gặp, mời độc giả cùng tìm hiểu.
1. Những nguyên nhân gai khớp gối phổ biến nhất
Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gai khớp gối. Hãy nhanh chóng thăm khám để sớm xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có cách điều trị bệnh hợp lý nhất.
-
Tuổi tác
Tuổi tác chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh gai khớp gối nói riêng và các căn bệnh về xương khớp nói chung. Theo thời gian, đặc biệt sau độ tuổi 30 thì các dịch khớp bắt đầu giảm dần do đó khớp trở nên khô hơn, kèm theo đó thì các sụn khớp bắt đầu thoái hóa dần và người bệnh không thể kiểm soát được suy giảm đó. Chính vì thế, khi càng nhiều tuổi các khớp xương đều bị thoái hóa dần.
-
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai cũng là một trong những nguyên nhân bị gai khớp gối, khi mang thai cơ thể người mẹ tăng đột biến nên đè nặng lên phần khớp gối khiến nó chịu một lực rất lớn so với bình thường. Chính vì đó nên khớp dễ bị tổn thương và theo thời gian sẽ bị thoái hóa, nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bà mẹ.
-
Người béo phì
Có rất nhiều người bị bệnh béo phì mắc phải chứng bệnh này, đây là những đối tượng mà luôn trong tình trạng thừa cân nên trọng lượng cơ thể rất lớn, do đó người bị béo phì luôn gặp rất nhiều bệnh trong đó có bệnh gai khớp gối. Trọng lượng cơ thể quá lớn khiến các hoạt động của khớp gặp rất nhiều khó khăn nên lâu dần các sụn bị tổn thương gây ra những cơn đau kéo dài.
-
Người bị tiểu đường, suy giảm hormone
Nguyên nhân bị gai đầu gối cũng có thể do người bệnh bị tiểu đường hay suy giảm hormone Những người bị các căn bệnh này làm đẩy nhanh sự phát triển của mầm bệnh. Khi mà các sụn bị ăn mòn và tạo nên tình trạng lởm chởm, lúc này cơ thể sẽ đưa can xi vào những chỗ đó tuy nhiên canxi không tạo nên sụn do vậy chúng sẽ đọng bên ngoài và người ta hay gọi đó là gai xương.
Có thể bạn quan tâm: Bài thuốc nam trị gai khớp gối an toàn và hiệu quả
2. Làm gì để chữa trị bệnh gai khớp gối
Hiện nay với sự phát triển của y học đã có rất nhiều cách điều trị gai khớp gối như là tiêm thuốc vào khớp, dung thuốc giảm đau hay là vật lý trị liệu… Tùy theo tình trạng bệnh sẽ có những cách chữa trị khác nhau.
Bệnh nhân sẽ được chỉ định nội soi khớp, cắt những cái gai, mài những chỗ lớm khớm của sụn, đồng thời ghép các sụn lành vào những chỗ bị ăn mòn khi mắc phải mức độ nặng.
Còn với những người bị gai khớp gối quá nặng, nguy hiểm tới tính mạng, thậm chí không thể đi được thì phẫu thuật, đục khớp hoặc thay khớp nhân tạo là hợp lí nhất và an toàn cho sức khỏe.
Bên cạnh việc chữa trị thì chúng ta cũng nên có những biện pháp phòng tránh trước khi bệnh đến lại vật vã để chạy chữa. Giai đoạn bước sang tuổi 30 là bắt đầu có dấu hiệu của thoái hóa khớp do đó cần chú ý bảo vệ và chăm sóc xương khớp ngay lúc này nhằm hạn chế các bệnh về xương khớp sau này.
Tại sao lại phải làm như vậy? Bởi vì lúc các mô sụn vẫn còn chắc khỏe và giai đoạn đầu của quá trình thoái hóa nên việc cung cấp các chất dinh dưỡng ngay lúc này là cần thiết và xương sẽ trở nên chắc chắn hơn.
Ngoài ra chế độ ăn hợp lí là vô cùng quan trọng, không nên ăn quá nhiều muối, cũng như các chất béo, ngọt và tập thể dục thường xuyên để xương khớp dẻo dai hơn. Không nên làm việc nặng quá sức để tránh làm ảnh hưởng đến các khớp.
Một số thực phẩm giàu canxi
Bên cạnh đó người bệnh nên có một cân nặng hợp lí, nhất là những người bị béo phì cần giảm cân để bệnh nhanh chóng hồi phục.
Bổ sung các thực phẩm có lợi cho xương như: canxi, các khoáng chất, các vitamin.. cũng là cách giúp xương chắc khỏe hơn.
Hi vọng với việc hiểu thêm về các nguyên nhân gai khớp gối, người bệnh có thể có sự chú ý và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
>> Tham khảo chi tiết: Địa chỉ điều trị bệnh gai khớp gối ở Hà Nội mọi người nên biết
Ngô Thơm (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!