Bị phong thấp uống thuốc gì và những điều cần biết
Bị phong thấp uống thuốc gì là tốt nhất, các thuốc này có để lại ảnh hưởng gì đến cơ thể hay không, đây là một trong những thắc mắc hàng đầu của người bệnh. Khi được xác định là bị phong thấp người bệnh có thể sẽ được bác sỹ kê cho một số loại thuốc uống hoặc một số bài thuốc sắc nếu lựa chọn chữa trị theo Đông Y. Vậy nên việc có thêm thông tin để tham khảo về các loại thuốc bạn sẽ sử dụng sẽ là một kiến thức bổ ích giúp bạn có những lựa chọn điều trị tốt hơn.
1. Bị phong thấp uống thuốc gì theo chỉ định của bác sỹ
Có rất nhiều loại thuốc khác nhau sử dụng cho bệnh phong thấp, một số dùng để hạn chế các triệu chứng bệnh, một số khác có tác dụng làm chậm hay ngăn chặn sự tiến triển của bệnh và các thiệt hại đến cấu trúc xương và khớp. Dưới đây là một số loại thuốc thường được bác sỹ chuyên khoa chỉ định dùng trong các đơn thuốc chữa bệnh phong thấp:
-
Các thuốc giúp thuyên giảm triệu chứng
Nhóm thuốc này được viết tắt là NSAIDs, được kê theo toa và có sẵn trong hiệu thuốc. Các thuốc này giúp làm dịu các cơn đau và viêm trong khớp. NSAIDS bao gồm các thuốc như ibuprofen, ketoprofen và naproxen sodium.
Trong các trường hợp kích ứng hoặc có bệnh về dạ dày, bác sỹ có thể sẽ thay thế bằng celecoxib, 1 loại thuốc có tác dụng tương tự trong nhóm nhưng tốt hơn cho dạ dày. Các thuốc trị phong thấp này có thể uống hoặc dùng ở dạng gel bôi trực tiếp lên vùng bị đau.
Các thuốc phong thấp được sử dụng chủ yếu qua đường uống
-
Các thuốc làm chậm sự tiến triển của bệnh
– Corticosteroids bao gồm prednisone, prednisolone và methylprednisolone là các thuốc chống viêm hiệu quả và nhanh chóng. Chúng có thể được sử dụng để kiểm soát các tổn thương có thể xảy ra do các viêm nhiễm trong khi chờ các thuốc NSAIDs và DMARDs phát huy tác dụng.
– Để đề phòng nguy cơ về các tác dụng phụ không mong muốn, các bác sỹ thường chỉ kê nhóm thuốc này trong thời gian ngắn và hạn chế liều lượng thấp nhất có thể.
– DMARDs là nhóm các thuốc giúp kiềm chế tiến trình bệnh bao gồm methotrexate, hydroxycholorquine, sulfasalazine, leflunomide, cyclophosphamide và azathioprine. Các thuốc này có thể dùng theo đường uống hoặc tiêm.
– Các thuốc sinh học: Đây là một nhánh của nhóm DMARDs có thể được tiêm hoặc truyền. Bởi vì các thuốc này tấn công trực tiếp vào các giai đoạn nhất định trong quá trình viêm nên chúng không loại bỏ hoàn toàn được toàn bộ phản ứng miễn dịch như một số thuốc khác. Trong một số trường hợp nhóm thuốc này có thể làm chậm hoặc cản trở bệnh tiến triển trong khi các biện pháp khác không mấy phát huy tác dụng.
Thuốc dạng gel giúp giảm các cơn đau phong thấp
Bên cạnh việc sử dụng các thuốc tây Y để kiểm soát các dấu hiệu bệnh phong thấp cấp tính thì bạn cũng có thể tham khảo việc kết hợp chữa bệnh với thảo dược hoặc các bài thuốc đông Y cũng có các công dụng chữa bệnh hiệu quả và lâu dài, hạn chế được việc phải dùng thuốc tây.
2. Một số thảo dược chữa phong thấp phổ biến
Dưới đây là một số bài thuốc khác trong cách trị phong thấp bằng thuốc nam, mọi người có thể tham khảo thêm.
-
Chữa phong thấp với cây chìa vôi
– Dây chìa vôi, cành dâu mỗi vị 15g
– Quế chi, bạch chỉ mỗi vị 10g
– Đem các vị trên sắc chung với nước và uống hàng ngày giúp giảm các cơn đau do phong tê thấp.
-
Chữa phong thấp từ cần tây
Giống như lá lốt, cần tây cũng là một nguyên liệu trong chế biến món ăn nhưng cũng có các công dụng giảm đau, điều trị phong thấp hiệu quả.
Phơi khô 1kg cần tây, để nguyên cả rễ lẫn lá rửa sạch phơi dưới bóng mát. Dùng 150g cần tây phơi khô sắc với 3 chén nước, sắc cô đọng còn 2 chén cho mỗi lần uống. Chia ba lần uống mỗi ngày khi còn nóng ấm. Tránh các thực phẩm có tính hàn để không làm mất công dụng của bài thuốc.
-
Chữa phong thấp với lá lốt
Khi nhắc đến chữa bệnh phong thấp bằng thảo dược thì không thể không nhắc đến lá lốt – một nguyên liệu dùng trong nấu ăn rất thân thuộc và dễ tìm nhưng lại có khả năng trị phong thấp rất hiệu nghiệm. Các bạn có thể tìm hiểu thêm chi tiết trong bài viết về cách chữa bệnh phong thấp bằng lá lốt.
Rau cần tây cũng là một loại “thảo dược” chữa bệnh phong thấp
-
Chữa với rau cúc tần và ngải cứu
Rau cúc tần và ngải cứu mỗi loại một nắm rửa sạch rồi sao với rượu. Dùng hỗn hợp thu được chườm lên khớp bị đau khi còn ấm vào mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm đau.
-
Giảm đau với gừng và hành
Sử dụng 500gr hành và 600gr gừng già thái mỏng, cắt lát rồi giã dập, đem trộn với rượu. Gói hỗn hợp trên vào túi vải rồi hơ trên lửa nóng và chườm trực tiếp lên các chỗ bị đau sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Trên đây là tổng hợp các kiến thức về bị phong thấp uống thuốc gì, các bạn có thể tham khảo và hỏi ý kiến bác sỹ trước khi áp dụng.
Bài viết liên quan: Áp dụng 6 cách trị phong thấp tại nhà sau để không phải dùng thuốc
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!