Cách chữa bệnh nóng gan bàn chân hiệu quả từ 2 bài thuốc ngâm
Nóng gan bàn chân là một hiện tượng nhiều người mắc phải, tuy nhiên đa số đều chủ quan vì nghĩ rằng đây không phải là bệnh. Tuy nhiên, thực chất nóng gan bàn chân lại là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm. Vậy làm gì khi bị nóng gan bàn chân và cách chữa nóng gan bàn chân như thế nào ? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.
1.Nguyên nhân gây nóng gan bàn chân
Cảm giác nóng rát ở bàn chân là một hiện tượng khá phổ biến mà nhiều người mắc phải. Cùng với cảm giác nóng rát, người bệnh cũng thường phàn nàn về tình trạng tê và ngứa ran ở bàn chân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây nóng rát ở bàn chân:
Một số nguyên nhân chính gây nóng gan bàn chân
- Thiếu hụt vitamin B12
Thiếu hụt vitamin B12 gây tê và ngứa ran, hoặc gây ra cảm giác nóng rát ở bàn chân, bàn tay.
- Đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra các bệnh thần kinh tọa ở người lớn tuổi. Bệnh nhân đái tháo đường cũng thường phàn nàn về cảm giác nóng rát dữ dội ở đôi bàn chân của mình.
- Bệnh thận mãn tính
Cảm giác nóng rát ở bàn chân là một trong những triệu chứng của bệnh thận mạn tính và ở những bệnh nhân lọc thận.
- Thiếu máu
Một nguyên nhân khác cũng có thể gây ra cảm giác nóng rát ở chân là do cơ thể bị thiếu máu do thiếu sắt. Vì thế bạn nên làm xét nghiệm xem mình có thiếu máu hay không để có thể chữa trị bệnh này kịp thời.
- Nghiện rượu
Nghiện rượu cũng là một nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh thần kinh. Thói quen uống rượu thường xuyên trong thời gian dài có thể làm tổn thương các dây thần kinh và gây ra cảm giác nóng rát, ngứa ran ở bàn chân.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc
Các loại thuốc như thuốc chống lao, thuốc hóa trị ung thư… có thể gây ra tác dụng phụ là gây cảm giác nóng rát, ngứa ran ở bàn chân người bệnh.
- Bệnh Lyme
Căn bệnh này bị gây ra bởi côn trùng cắn, tiếp xúc trực tiếp với một con vật bị nhiễm bệnh, hoặc thậm chí từ nước bọt của thú cưng trong nhà bạn. Một trong những triệu chứng của bệnh Lyme là cảm giác nóng ran ở tay và bàn chân.
Đọc chậm: Nóng gan bàn chân là gì và cách chữa nóng gan bàn chân
2. Biểu hiện của bệnh nóng gan bàn chân
Nếu bị mắc phải bệnh nóng gan bàn chân thì người bệnh thường có cảm giác nóng như bỏng cháy lòng bàn chân, khi đi lại cảm giác đau nhẹ khó chịu, sẽ dẫn tới các bệnh như mất ngủ kèm theo chứng cao huyết áp, tiền mãn kinh, suy nhược thần kinh…
Tình trạng này theo đông y là do thận âm hư bốc hỏa gây thiêu đốt chân âm gây nên. Vì vậy người bệnh cần thăm khám sớm và có cách chữa bệnh nóng gan bàn chân kịp thời, tránh để lâu khiến bệnh càng tiến triển nặng hơn.
3. Cách chữa bệnh nóng gan bàn chân
- Ngâm chân bằng nước lá lốt và ngải cứu
Chữa nóng gan bàn chân bằng lá lốt và ngải cứu
Nguyên liệu: 50g lá lốt, 100g lá ngải cứu
Cách thực hiện: Lá ngải cứu và lá lốt đem rửa sạch, vò sơ, rồi đem đun sôi trong 10 phút. Sau đó pha thêm chút nước lạnh rồi dùng nước này ngâm chân.
Áp dụng cách chữa bệnh nóng gan bàn chân này mỗi tối, ngâm khoảng 10 phút đến khi nước nguội đi thì thôi. Thực hiện liên tục vào mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp trị khỏi bệnh nóng gan bàn chân một cách nhanh chóng đơn giản.
- Bài thuốc Đông y chữa nóng gan bàn chân
Nguyên liệu: Thục địa 20g, sơn thù 16g, hoài sơn 16g, trạch tả 12g, phục linh 12g, đan bì 12g.
Cách thực hiện: Đem các vị thuốc cho vào ấm sắc kỹ với 750ml nước còn lại 250ml. Chia thuốc làm 3 phần, uống 3 lần trong ngày. Thực hiện liên tục trong 3 tuần sẽ giúp bổ thận âm hư, thanh can hỏa, trừ thấp, kiện tỳ, nhờ đó giúp chữa nóng gan bàn chân.
Đây là phương pháp dân gian chữa nóng gan bàn chân nhanh chóng dễ dàng, giúp lưu thông lượng máu điều hòa và thải nhiệt, giảm nóng rát một cách hiệu quả nhất.
Ngoài các phương pháp Đông y thì bạn nên đến bệnh viện gặp bác sỹ làm xét nghiệm để có thể kịp thời chữa trị cho bệnh nhanh chóng khỏi, vì có thể do bạn chuẩn đoán nhầm mà là do bệnh gout hoặc bệnh đái tháo đường gây ra.
Như vậy, với những thông tin mà bài viết cung cấp về cách chữa bệnh nóng gan bàn chân hy vọng sẽ giúp các bạn có kiến thức nhận biết bệnh và có hướng thăm khám, lắng nghe sự tư vấn của bác sỹ kịp thời.
H.T (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!