Châm cứu: Giải pháp điều trị không cần dùng thuốc hiệu quả cho mọi đối tượng

Châm cứu phương pháp chữa bệnh cổ xưa của Trung Quốc được Việt Nam và nhiều quốc gia phương Tây khác ưng dụng vào điều trị bệnh. Toàn bộ quá trình châm cứu không cần dùng thuốc mà vẫn mang lại những hiệu quả cụ thể trong điều trị bệnh xương khớp, đau đầu, bệnh về tiêu hóa…

1. Châm cứu là gì?

Châm cứu là phương pháp điều trị kinh điển của nên y học cổ truyền Trung Quốc, hiện nay cách chữa này không chỉ phổ rộng ở các nước phương Đông mà rất nhiều nước phương Tây như Mỹ, Đức, Pháp… đã ứng dụng trong điều trị bệnh (được coi là phương pháp điều trị hiệu quả không cần dùng thuốc). Với những kết quả đạt được, năm 2010, châm cứu được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của thế giới.

Châm cứu tiếng Anh là acupuncture. Đây là tên gọi chung cho phương pháp châm và cứu trong y học cổ truyền. Trong khi châm là sử dụng kim nhọn để tác động vào huyệt, cứu tức là sử dụng hơi nóng để tác động vào huyệt.

  • Cơ chế hoạt động của châm cứu theo y học cổ truyền Trung Hoa

Các lương y, chuyên gia về châm cứu sẽ sử dụng kim châm chuyên dụng để tác động vào huyệt nằm dọc đường kinh mạch (các chuyên gia đã xác định những huyệt vị cần tác động trước khi châm cứu). Khi đó kim sẽ kích thích năng lượng toàn cơ thể, tạo ra sự cân bằng âm dương, giúp khí huyết lưu thông tốt, giúp giảm đau, cải thiện thể chất và tinh thần cho người được châm cứu.

Châm cứu thế nào?

Hình ảnh châm cứu

  • Các tài liệu về châm cứu

Rất nhiều công trình nghiên cứu về châm cứu đã được thực hiện do đó sách ghi lại những thông tin, cách châm cứu và tác dụng chữa bệnh được lưu lại. Trong đó nổi tiếng nhất là các cuốn:

– Cẩm nang thực hành châm cứu

– Châm cứu Giáp Ất kinh (tập 1, tập 2)

– Từ điển huyệt vị châm cứu

– Châm cứu học

– Châm cứu tổng hợp

– Châm cứu học Trung Quốc

2. Các phương pháp châm cứu và dụng cụ hỗ trợ

Có rất nhiều phương pháp và dụng cụ hỗ trợ trong suốt quá trình thực hiện châm cứu. Tùy vào cơ sở lựa chọn, bác sĩ châm cứu và tình trạng bệnh lý mà được thực hiện với thủ pháp nhất định.

  • Các phương pháp châm cứu

Châm cứu được thực hiện với nhiều thủ pháp, trường phái khác nhau. Những cách châm cứu chủ yếu được áp dụng hiện nay ở nước ta là:

– Thể châm (châm vào các huyệt trên cơ thể)

– Nhĩ châm (châm các huyệt trên loa tai)

– Diện châm (châm hoặc ấn các huyệt trên mặt)

– Túc châm, thủ châm, tỵ châm, điện châm, thủy châm…

– Châm tê, trường châm, mãng châm, chôn chỉ…

  • Dụng cụ hỗ trợ châm cứu

Để có thể thực hiện các phương pháp châm cứu này, lương y, bác sĩ cần dụng cụ hỗ trợ như kim và một số loại máy móc khác.

# Châm cứu bằng kim

Các loại kim được sử dụng trong châm cứu có 9 loại với các chiều dài khác nhau, công dụng khác nhau được ghi lại trong sách Linh khu.

Các loại kim châm cứu

Châm cứu sử dụng nhiều loại kim có chiều dài khác nhau

– Phong châm là loại kim có chiều dài 1 thốn 6 phần dùng để phát tiết tà khí.

– Viên châm: Kim cũng có chiều dài là 1 thốn 6 phần dùng để khí giữa khoảng phận nhục tiết ra.

– Viên lợi châm: Kim dài 1 thốn 6 phân dùng để lấy bạo khí.

– Sàm châm: Kim dài 1 thốn 6 phần dùng tiết tả dương khí.

– Đề châm: Loại kim dài 3 thống rưỡi dùng để kim tiếp xúc với khí.

– Hào châm: Châm dài 3 thống 6 phân dùng để dưỡng chính khi và trừ tà khí.

– Đại châm: Kim châm dài 4 thống, dùng để tả thủy ở quan tiết.

– Phi châm: Loại kim dài 4 thốn rộng 2 phân rưỡi, dùng để châm lấy mủ.

– Trường châm: Loại kim dài 7 thốn dùng để lấy tà khí ở xa.

* Lưu ý: 1 thốn = 10 phân = 3,33 cm (đơn vị đo lường cổ của Trung Hoa)

Theo ThS.BS Trần Văn Năm, phó viện trưởng viện Y dược học dân tộc TPHCM, ở nước ta hiện nay thường dùng 5 loại kim là hào châm (kim nhỏ), trường châm (kim dài), Nhĩ hoàn (kim cài loa tai), kim 3 cạnh và kim hoa mai.

Kim châm thường được các lương y sử dụng là: kim châm cứu AIK, kim châm cứu Hải Nam số 10, kim châm cứu Energy…

# Châm cứu bằng điện và các loại máy móc hỗ trợ

Bên cạnh kim châm thông thường, trong trường hợp được chỉ định áp dụng điện châm người bệnh sẽ được hỗ trợ bằng các loại máy móc như:

– Máy châm cứu dò huyệt

– Máy châm cứu kwd-808-ii

– Máy châm cứu 6 kênh có đầu dò huyệt ES-160

3. Châm cứu có tác dụng gì và những rủi ro xảy có thể gặp phải khi châm cứu

Theo đông y châm cứu nếu được thực hiện bởi những người có tay nghề cao sẽ giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý mà không phải phụ thuộc vào thuốc. Tuy nhiên nếu không châm cứu đúng sẽ dẫn đến những rủi ro đáng tiếc.

  • Châm cứu chữa bệnh gì?

Rất nhiều tác dụng của châm cứu đã được chỉ ra trong đó phổ biến nhất là:

– Dùng trong điều trị các bệnh lý về xương khớp: châm cứu thoát vị đĩa đệm, châm cứu viêm quanh khớp vai, châm cứu viêm khớp dạng thấp, đau viêm xương khớp, thoái hóa khớp; châm cứu chữa đau vai gáy…

Châm cứu chữa xương khớp

Châm cứu có tác dụng chữa đau nhức xương khớp rất hiệu quả

– Giảm thiểu phản ứng phụ của việc xạ trị và hóa trị

– Dùng trong trường hợp bệnh nhân bị liệt, hiệu quả với các đối tượng: liệt dây thần kinh III, IV, V, VI, VII; liệt nửa người sau tai biến mạch máu não, liệt dây thanh, châm cứu liệt mặt…

– Châm cứu chữa bệnh vô sinh, châm cứu trước khi chuyển phôi

– Châm cứu chữa các bệnh lý thông thường như: châm cứu chữa mất ngủ, châm cứu giảm cân, châm cứu viêm xoang, châm cứu rối loạn tiền đình, châm cứu chữa bệnh Parkinson, bệnh về tiêu hóa, huyết áp…

Châm cứu phục hồi chức năng: châm cứu bí tiểu, châm cứu dây thần kinh mắt, châm cứu mặt lệch…

  • Những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình châm cứu

Theo TS.DS Lê Thị Hồng Anh, thầy thuốc ưu tú, hội Đông y Việt Nam dù châm cứu mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, chữa được nhiều bệnh lý tuy nhiên không cẩn thận có thể gặp phải các rủi ro như:

– Châm cứu bị sưng, đau buốt.

– Nếu không được vệ sinh an toàn, đúng cách châm cứu có thể gây ra một số bệnh viêm nhiễm như nhiễm vi khuẩn, virus, bệnh viêm gan B hay thậm chí là HIV…

– Trường hợp bác sĩ châm cứu không đúng huyệt, châm thẳng vào dây thần kinh có thể dẫn đến teo cơ, liệt.

– Châm quá sâu hay châm vào huyệt nguy hiểm có nguy cơ gây tử vong.

4. Đối tượng nên châm cứu và chống chỉ định châm cứu

Dù hiệu quả và tốt đến đâu thì đối tượng được chỉ định châm cứu cũng có giới hạn. Dưới đây là những trường hợp được khuyến khích châm cứu để trị bệnh và trường hợp được khuyên không nên châm cứu để tránh nguy hiểm.

  • Đối tượng nên châm cứu

Châm cứu có thể thực hiện cho cả đối tượng như trẻ em, người trẻ tuổi, người trung niên, người già gặp phải các tình trạng như:

– Châm cứu cho trẻ tự kỷ

– Châm cứu cho trẻ chậm nói

– Người bị vô sinh, hiếm muộn

– Những người gặp vấn đề về xương khớp

– Bị liệt dây thần kinh

– Người bị bệnh tiêu hóa

Đối tượng châm cứu có thể là trẻ em

Châm cứu có thể áp dụng cho bất cứ đối tượng, giới tính nào

  • Không nên châm cứu cho các đối tượng

Trong trường hợp mắc phải một trong những bệnh lý trên nhưng người bệnh lại có các biểu hiện sau thì lương y sẽ không thực hiện châm cứu để tránh hậu quả đáng tiếc.

– Người bệnh có sức khỏe yếu.

– Những người có trạng thái tinh thần không ổn đinh, sợ kim, căng thẳng, mắc bệnh về tim mạch.

– Vùng da cần châm kim bị sẹo, chai sạn hoặc vết thương hở.

– Người bệnh vừa lao động nặng nhọc về.

– Trường hợp ăn quá no hoặc quá đói.

– Người mắc bệnh rối loạn động máu, dùng thuốc kháng đông cũng không được chỉ định.

5. Châm cứu ở đâu tốt?

Tìm hiểu địa chỉ châm cứu để điều trị không phải dễ bởi hiện nay “thật giả lẫn lộn”, những người không được học tại trường lớp nào cũng có thể thực hiện châm cứu chữa bệnh. Thực tế đã có những trường hợp đánh tiếng xảy ra do đi châm cứu. Chính vì thế để đảm bảo mọi người có thể đến địa chỉ uy tín dưới đây tiến hành chữa trị cho yên tâm.

  • Châm cứu ở Hà Nội

Như đã biết, Hà Nội là thủ đô cả nước, trung tâm tập trung của các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh từ cổ truyền đến hiện đại. Bởi vậy lựa chọn 1 trong hàng trăm, hàng nghìn cơ sở để châm cứu trị bệnh không hề dễ.

– Bệnh viện Châm cứu Trung ương hay Viện châm cứu 49 Thái Thịnh – Đống Đa

Địa chỉ: 49 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

– Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Hà Nội

Địa chỉ Số 8 Phạm Hùng, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.

– Bệnh viện Y học cổ truyền Quân đội

Địa chỉ: Số 442 Kim Giang, Hoàng Mai, Hà Nội.

Địa chỉ châm cứu uy tín

Châm cứu chữa bệnh tại địa chỉ uy tín ở Hà Nội

  • Châm cứu Hải Phòng

Ngoài Hà Nội, khu vực phía Bắc còn có cơ sở châm cứu uy tín ở Hải Phòng mọi người có thể tham khảo và đến chữa trị đó là:

– Hội Châm Cứu Tp. Hải Phòng

Địa chỉ: Số 3/43 Trần Phú, phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, Hải Phòng.

– Bệnh viện Y học cổ truyền Hải Phòng

Địa chỉ: An Thái, An Dương, Hải Phòng

  • Châm cứu ở TPHCM

Châm cứu ở đâu tốt Sài Gòn (TPHCM) cũng là thông tin mà rất nhiều người có nhu cầu chữa bệnh bằng châm cứu muốn biết. Dưới đây là một số cơ sở mọi người có thể tin tưởng đến chữa trị bằng châm cứu.

– Bệnh viện Y Dược Học Dân tộc Hồ Chí Minh

Địa chỉ: Số 273 – 275 Nguyễn Văn Trỗi, Phường 10, Quận Phú Nhuận, TPHCM

– Bệnh Viện Y học cổ truyền TP.HCM

Địa chỉ: 179 – 187 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường 7, Quận 3, TPHCM

– Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn

Địa chỉ: Địa chỉ: 1061 Cách Mạng Tháng 8, Phường 7, Quận Tân Bình, TPHCM

6. Top 5 bác sĩ giỏi châm cứu mọi người nên biết

Ngoài việc tìm hiểu các cơ sở châm cứu uy tín, chất lượng mọi người cũng nên biết bác sĩ châm cứu giỏi, có tiếng hiện nay. Sau đây là danh sách 5 bác sĩ châm cứu để người bệnh tham khảo.

– Bác sĩ Nguyễn Tài Thu – giữ chức Phó Chủ tịch Hội châm cứu thế giới, Chủ tịch Hội Châm cứu Việt Nam và Chủ tịch Hội Cứu trợ Trẻ em tàn tật Việt Nam.

– Thạc sĩ – Bác sĩ Trịnh Hoài Nam – đang công tác tại Viện Y học Cổ truyền Quân đội

– Bác sĩ Đỗ Hữu Định là thầy thuốc ưu tú, BS CKII, hiện đang là chủ nhiệm Phòng khám Y học dân tộc.

– Bác sỹ Nguyễn Thùy Ngoan – trưởng phòng YHCT bệnh viện đa khoa Nguyễn Đình Chiểu hiện đang đang công tác tại Phòng Khám Y Học Cổ Truyền Sài Gòn.

– Châm cứu Nguyễn Tấn Tước hay thầy Tám Tước Gò Công là lương y chuyên về châm cứu vô cùng nổi tiếng ở Tiền Giang.

Bác sĩ châm cứu

Bác sĩ Nguyễn Tài Thu – Chuyên gia hàng đầu về châm cứu tại Việt Nam

7. Những câu hỏi thường gặp của người bệnh về phương pháp châm cứu chữa bệnh

Do châm cứu chữa được nhiều bệnh lý, là phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc do đó rất nhiều thắc mắc được đặt ra. Những câu hỏi thường gặp nhất là:

  • Châm cứu có đau không?

Câu hỏi thường gặp nhất ở những người mới biết đến phương pháp này đó chính là châm cứu có bị đau không. Bởi mọi người nhìn vào những loại kim dùng để châm cứu nghĩ rằng sẽ gây ra đau đớn. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp được châm cứu đúng cách người bệnh sẽ không thấy đau.

Trường hợp bị đau cần phải nói ngay với bác sĩ, người châm cứu để được hỗ trợ.

  • Châm cứu nhiều có hại không?

Châm cứu nhiều không hề tốt thậm chí gây hại cho người bệnh. Châm cứu nên thực hiện theo đúng liệu trình mà bác sĩ chỉ định, thông thường mọi người chỉ nên châm cứu ngày 1 – 2 lần và một liệu trình từ 10 đến 15 ngày. Mọi thay đổi về phương pháp châm cứu, thời gian châm cứu đều phải tuân theo yêu cầu của bác sĩ.

  • Thông thường sẽ châm cứu ở các vị trí nào?

Tùy vào phương pháp áp dụng, vị trí đau nhức, bệnh lý mà vị trí châm cứu sẽ được chính lương y, bác sĩ châm cứu xác định, những vị trí thường được châm cứu nhất đó chính là: châm cứu vùng mặt; châm cứu vùng lưng; vai gáy cổ; khớp gối; các ngón tay, chân…

  • Châm cứu thường trải qua những bước nào?

Châm cứu thường diễn ra theo quy trình sau:

– Điều chỉnh tư thế cho người bệnh có thể ngồi hoặc nằm thư giãn

– Bác sĩ xác định hính xác huyệt

– Thao tác châm kim (chọn kim, sát trùng vùng da, châm qua da, vê kim, rút kim).

Các bước châm cứu trị bệnh

Tiến hành châm kim chữa bệnh theo đúng trình tự

  • Châm cứu chữa bệnh xương khớp có thực sự tốt không?

Châm cứu được đánh giá có tác dụng giảm đau nhức xương khớp rất tốt. Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì tác dụng giảm đau nhức xương khớp của châm cứu tương đương với các loại thuốc opiod, thậm chí là hiệu quả hơn. Bên cạnh đó thì châm cứu còn không gây tác dụng phụ cho người bị bệnh xương khớp trong suốt liệu trình châm cứu, trị bệnh.

Theo một nghiên cứu được thực hiện và đăng tải trên tạp chí Archives of Internal Medicine vào năm 2012 có chỉ ra rằng châm cứu tốt hơn so với các loại giả dược trong điều trị tình trạng đau nhức xương khớp. Trong đó hiệu quả nhất là giảm các triệu chứng đau lưng, đau vai gáy, đau cổ, viêm xương khớp…

Với những tình trạng đau dữ dội, bạn có thể được sử dụng phương pháp điện châm (electro-acupuncture), sử dụng dòng điện với tần số đặc biệt nói với các cây kim châm cứu để tác động nhiều hơn đến các huyệt đạo do vậy sẽ giảm đau tốt hơn.

  • Thời gian châm cứu bao lâu?

Thời gian cho mỗi lần châm cứu còn căn cứ vào tình trạng bệnh và vị trí cần châm cụ thể là:

– Châm vào rồi rút ngay ra với trường hợp châ ra máu ở các huyệt Tứ phùng, Thập tuyên…

– Châm vào và để từ 10 – 30 giây trường hợp châm ở các đầu ngón tay, ngón chân

– Châm vào và giữ khoảng vài phút trường hợp châm cứu cho trẻ em.

– Châm cứu và để 5 – 10 phút, có trường hợp 30 phút với người bị bại liệt.

Để trị bệnh mang lại kết quả tốt người bệnh cần tuân theo liệu trình và áp dụng bài bản giống như thuốc. Có thể kéo dài thời gian châm cứu hay không tùy vào trình độ của bác sĩ châm cứu và tình trạng bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về phương pháp châm cứu y học cổ truyền. Hy vọng mọi người đã có cái nhìn đúng đắn để tiến hành chữa trị bệnh nhất là các bệnh về xương khớp an toàn, hiệu quả.

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo