Chỉ số acid uric và mối liên hệ với bệnh nhân gút không phải ai cũng biết

Chỉ số acid uric có mối liên hệ mật thiết với bệnh gút. Đo chỉ số acid uric là bao nhiêu sẽ cho bạn biết chi tiết tình trạng bệnh của mình ở giai đoạn nào từ đó có phương hướng điều trị chính xác. Vì vậy để biết các chỉ số acid uric và cách giảm nồng độ acid uric trong máu hiệu quả mọi người đừng bỏ lỡ thông tin dưới đây.

1. Chỉ số acid uric máu cho biết điều gì?

Có thể hiểu đơn giản, acid uric là sản phẩm chuyến hoá từ purin tạo ra. Thông thường acid này dễ bị ion hoá (do là acid yếu) sau đó hoà tan trong huyết tương. Quá trình đào thải thông qua thận rồi bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, nếu lượng acid uric trong máu quá cao, không bài tiết hết ra ngoài có thể tích tụ lại các khớp, xương, cơ từ đó gây bệnh gút (gout).

Xét nghiệm chỉ số acid uric

Thực hiện xét nghiệm để biết chỉ số acid uric 

Dưới đây là chỉ số acid uric và tình trạng cơ thể tương ứng:

  • Chỉ số acid uric < 6,5 mg/dl (tương đương < 380 Umol/l) cho thấy chỉ số bình thường của acid uric, không có sự hình thành, lắng đọng tại các khớp, thận đào thải tốt.
  • Chỉ số acid uric  từ 6,5 – 7,2 mg/dl (tương đương 380 – 420 Umol/l), chỉ số acid uric đã vượt so với ngưỡng trung bình, có xuất hiện tình trạng lắng đọng tại khớp.
  • Chỉ số acid uric từ 7,2 – 8,2  mg/dl (tương đương 420 – 480 Umol/l) cho thấy lượng acid uric tăng, người bệnh có biểu hiện khó chịu tại khớp, đau râm ran.
  • Chỉ số acid uric từ 8,2 – 10 mg/dl (tương đương 480 – 580 Umol/l), chỉ số acid uric cao, người bệnh gặp phải các cơ gút cấp với biểu hiện đau nhức, sưng đỏ tại khớp thường ở ngón chân cái.
  • Chỉ số acid uric từ 10 – 12 mg/dl (tương đương 580 – 700 Umol/l), chỉ số acid uric rất cao, thường gặp ở người bị gút mãn tính, bắt đầu biến chứng ra ngoài.
  • Chỉ số acid uric > 12 mg/dl (tương đương > 700 Umol/l), chỉ số acid uric quá cao ngoài da tại vị trí khớp gút có các hạt tophi với nhiều kích thước khác nhau kèm theo các biến chứng nguy hiểm.

Như vậy mọi người có thể thấy chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu, cao là bao nhiêu. Đồng thời cũng biết rằng chỉ số này giúp chẩn đoán người bệnh có bị gút hay không và bệnh gút đang ở giai đoạn nào. Từ đó có hướng điều trị và khắc phục tiến triển bệnh tốt nhất.

2. Cách giảm chỉ số acid uric trong máu, giảm biến chứng bệnh gút

Để việc điều trị bệnh gút đạt hiệu quả, giúp kiểm soát lượng acid uric của cơ thể trong giai đoạn đầu, người bệnh nên tầm soát sức khoẻ định kỳ 3 tháng/ lần. Khi đó, các xét nghiệm, đo chỉ số acid uric trong máu sẽ có kết quả chính xác và bác sĩ dựa vào đó để đưa ra phương pháp làm giảm acid uric trong máu phù hợp nhất với người bị gút.

Cách hạ chỉ số acid uric

Sử dụng thuốc để giảm acid uric trong máu

Sử dụng thuốc làm giảm acid uric trong máu hay các mẹo sử dụng thực phẩm tại nhà thường được áp dụng cho người bệnh.

  • Thuốc giảm acid uric trong máu

2 nhóm thuốc hạ acid uric máu được dùng gồm:

– Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric

Loại thuốc được dụng là Allopurinol tuỳ vào nồng độ acid uric trong máu cũng như thể trạng của mỗi người mà liều lượng dùng thuốc sẽ khác. Theo các bác sĩ, liều dùng thông thường, khởi đầu cho bệnh nhân gout đó là 100 mg/ngày liều lượng này được áp dụng trong khoảng 1 tuần. Sau đó tăng lên khoảng 200 – 300 mg/ngày.

– Nhóm thuốc tăng thải acid uric

Loại thuốc tăng thải acid uric được chỉ định gồm có thuốc Sunfinpyrazol với lượng từ 100 – 800mg/ngày, thuốc Probenecid liều dùng 250mg cho đến 3g/ngày), ngoài ra còn có Benzbriodaron và Benzbromaron… cũng được sử dụng để giảm chỉ số acid uric cho bệnh nhân gút.

  • Giảm acid uric tại nhà

Làm cách nào để giảm acid uric trong máu là điều mà người bệnh gút thắc mắc. Bên cạnh sử dụng các thuốc hạ acid uric máu thì cách đơn giản, an toàn hơn đó là dùng các loại thực phẩm qua chế độ ăn uống hàng ngày.

– Uống nhiều nước

Đây là giải pháp giảm aic uric đầu tiên mà người bệnh nào cũng có thể áp dụng. Điều này cũng được các bác sĩ nhấn mạnh với người bệnh gút. Bởi khi uống nhiều nước sẽ tăng khả năng đào thải của thận đồng thời làm giảm khả năng kết tinh của urat, giảm nguy cơ hình thành sỏi thận cũng như giảm nồng độ acid uric trong cơ thể.

Do đó, mỗi ngày người bệnh có thể uống khoảng 3 lít nước. Không nên uống quá nhiều gây mất nước, tổn thương thận ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Giảm chỉ số acid uric cho bệnh nhân gút

Uống nhiều nước là cách tốt nhất để đào thải acid uric ra khỏi cơ thể

– Sử dụng hoa quả giàu vitamin C

Sử dụng hoa quả có chứa nhiều vitamin C cũng rất có lợi trong việc bài tiết các chất độc hại ra khỏi cơ thể, giúp tăng cường sức đề kháng của hệ miễn dịch, giảm sự kết tinh của urat. Do đó, người bị gút được khuyên tiêu thụ từ 500 – 3000mg vitamin C mỗi ngày.

– Sử dụng baking soda

Nhiều người nghĩ rằng baking soda chỉ dùng để làm sạch bề mặt bên ngoài mà không biết rằng pha baking soda với nước uống sẽ giúp giảm lượng acid trong cơ thể cũng như hỗ trợ điều trị ung thư rất tốt.

Theo bác sĩ người Anh Alfred Garr baking soda giúp kiểm hoá máu, giảm acid uric trong máu rất tốt. Với bệnh nhân gút pha ½ thìa café baking soda với 1 ly nước, uống mỗi ngày.

Hy vọng với những thông tin trên mọi người đã biết về các chỉ số acid uric, mối liên hệ với bệnh gút và cách kiểm soát, giảm chỉ số này. Do tỉ lệ bệnh nhân gút ngày càng tăng nên để phòng ngừa và điều trị bệnh mọi người nên chủ động tới các bệnh viện thăm khám và đo chỉ số acid uric định kỳ tránh những hậu quả đáng tiếc gây ra bởi biến chứng bệnh gút.

Đọc thêm: Những hậu quả khó lường từ biến chứng của bệnh gout

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo