Đau khớp gối khi mang thai, nguyên nhân và cách phòng tránh
Mang thai, làm mẹ là một thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ. Tuy nhiên, song song với niềm hạnh phúc vô bờ này, người mẹ cũng phải đối mặt với những khó khăn, nguy hiểm trong giai đoạn thai kỳ. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về một hiện tượng thường gặp ở bà bầu là đau khớp gối khi mang thai để biết nguyên nhân và cách phòng tránh hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây đau khớp gối khi mang thai
Thông thường có 5 nguyên nhân chính gây ra bệnh đau khớp gối của phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ như sau:
Phụ nữ mang thai bị đau khớp gối do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan
-
Tăng cân
Phụ nữ mang thai thường tăng cân nhiều, tăng nhanh, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ. Trọng lượng cơ thể lớn khiến khớp gối chịu nhiều áp lực, dẫn tới đau khớp gối.
-
Thay đổi nội tiết tố
Khi mang thai, phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố trong người. Một trong những ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố là dây chằng vùng khớp gối bị giãn ra. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng gây ra hiện tượng đau khớp gối khi mang thai.
-
Tư thế ngủ
Nếu bạn phải ngủ nghiêng về bên trái và co chân suốt cả đêm, rất có thể sáng hôm sau khi thức dậy sẽ có các cơn đau và tê ở vùng hông và đau khớp đầu gối
-
Người bị loãng xương
Không chỉ phụ nữ mang thai, những người bị loãng xương cũng dễ bị đau khớp gối hay mắc các bệnh ở vùng khớp gối.
-
Bệnh suy tuyến giáp
Một số ít người mang thai đau khớp gối là do suy tuyến giáp. Điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Để tránh rơi vào trường hợp nguy hiểm này, phụ nữ mang thai nên đi kiểm tra sớm và tầm soát thường xuyên.
2. Phòng tránh đau khớp đầu gối khi mang thai và cách giảm đau nhức
Bạn hoàn toàn có thể tránh được đau khớp đầu gối khi mang thai hay giảm bớt hiện tượng đau nhức để cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
-
Tập thể dục
Thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thoải mái. Có thể vận động cơ đùi hỗ trợ cho đầu gối. Việc luyện tập này giúp dây chằng và gân ở đầu gối không bị giãn và chắc chắn hơn. Một trong những bài tập vừa sức cho phụ nữ mang thai là đi bộ nhẹ nhàng. Việc đi bộ không chỉ giúp tránh được đau khớp gối khi mang thai, nó còn góp phần tăng cường sức khỏe và phòng tránh một số bệnh lý khác nữa.
Vận động nhẹ nhàng để phòng tránh đau khớp gối khi mang thai
-
Bổ sung canxi
Người mẹ rất cần được bổ sung canxi trong giai đoạn thai kỳ. Một số thực phẩm bổ dưỡng và cung cấp lượng canxi dồi dào cho cơ thể phải kể đến như: tôm, cua, sữa, các chế phẩm từ sữa, cá hồi,…
-
Tránh tăng cân quá mức
Phụ nữ khi mang thai chỉ nên có sự thay đổi trọng lượng từ 20-25% so với cơ thể trước đó. Tránh được việc tăng cân quá mức không chỉ giảm thiểu được hiện tượng đau khớp gối khi mang thai mà còn tránh được những bệnh lý khác.
-
Cách giảm đau khớp gối cho phụ nữ mang thai
– Phụ nữ mang thai nên dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động nhiều để khớp gối cũng được nghỉ ngơi, giảm bớt tình trạng đau nhức.
– Tự mình hoặc nhờ người thân xoa bóp khớp gối nhẹ nhàng giúp lưu thông máu, giảm đau, hồi sức khớp gối.
Xoa bóp khớp gối nhẹ nhàng giúp giảm bớt đau nhức
– Mẹ bầu khi ngồi nên giữ ở tư thế nửa ngồi , nửa nằm. Tư thế này giảm bớt áp lực lên các khớp chân nên giúp giảm đau một phần nào.
– Nếu quá đau nhức khớp gối, bạn nên hạn chế tập thể dục hay vận động mạnh gây nên tình trạng đau nhức dữ dội hơn.
– Khi điều trị đau khớp gối cho phụ nữ mang thai, một điều quan trọng là cần thông báo với bác sỹ theo dõi thai kỳ về triệu chứng cũng như mức độ của bệnh lý. Bác sỹ có thể thăm khám và đưa ra định hướng điều trị phù hợp.
– Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý mua và uống bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sỹ để tránh những hợp nguy hiểm xảy ra.
Hãy trở thành bà bầu thông thái để bảo vệ sức khỏe của mình và con yêu. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết thêm một chút kiến thức về bệnh lý đau khớp gối khi mang thai để chủ động nhận biết cũng như thăm khám bác sỹ kịp thời.
ĐỌC THÊM: Đi tìm câu trả lời ngồi xổm khi mang thai có nên hay không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!