Giảm đau khớp háng sau sinh như thế nào là hiệu quả nhất?

Đau khớp háng sau sinh là vấn đề mà hầu hết chị em phụ nữ nào cũng gặp phải sau khi sinh đẻ. Hiện tượng này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của người mẹ. Vậy làm thế nào để giảm đau khớp háng sau sinh? Câu hỏi này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Đau khớp háng sau sinh là tình trạng khá phổ biến. Cụ thể, khi phụ nữ mang thai,toàn bộ cơ thể đều biến đổi, đặc biệt là hệ thống xương khớp. Vì vậy những cơn đau nhức kéo đến như là hệ quả tất yếu, hầu như ai cũng mắc phải, nghiêm trọng nhất là đau ở khớp háng, vùng xương chậu bởi đây là vị trí nâng đỡ trọng lượng của thai nhi.

Những cơn đau kéo dài có thể biến chứng thành viêm khớp – căn bệnh nguy hiểm đối với mẹ và bé. Theo Healthline – Tạp chí sức khoẻ uy tín tại Anh thì viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ tiền sản giật, tăng nguy cơ sinh non và nguy cơ trẻ sinh ra có kích thước, cân nặng nhỏ hơn trẻ sơ sinh thông thường.

đau khớp háng sau sinh bệnh lý

Có khá nhiều phụ nữ bị đau khớp háng sau sinh

Đặc biệt sau khi sinh mẹ bầu sẽ phải đối mặt với những cơn đau khớp háng sau sinh. Về lâu về dài sẽ để lại những vấn đề sức khoẻ không hề nhỏ mà điển hình là đau lưng, đau hông thường xuyên dẫn tới không thể lao động nặng, không thể đứng lên ngồi xuống hoặc hoạt động nhanh nhẹn như trước khi mang thai.

Chính vì những lý do trên mà các bà mẹ đừng lơ là triệu chứng đau khớp háng sau khi sinh, hãy quan tâm tới cơ thể của mình một cách chu đáo nhất. Cùng tìm hiểu thêm thông tin về hiện tượng đau khớp háng để biết cách điều trị và ngăn ngừa nguy cơ tăng nặng.

1. Nguyên nhân gây đau khớp háng sau sinh

Bệnh đau khớp háng thường bắt đầu từ khi mang thai, chủ yếu trong gian đoạn cuối thai kì, khi thai nhi phát triển lớn dần, gây sức ép tới vùng xương chậu và hệ thống dây chằng nối dạ con với vùng chậu háng. Thai càng lớn thì hệ thống xương háng và xương chậu càng giãn nở, mềm ra để chuẩn bị cho sự ra đời của đứa trẻ. Vì vậy mà những cơn đau cũng đến nhiều hơn.

Sau khi sinh xong, một số người hết đau, nhưng một số khác vẫn bị hành hạ bới các cơn đau khớp háng sau sinh kéo dài. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này?

  • Thoái hoá khớp háng gây đau khớp háng sau sinh

Đây là di chứng của việc đau khớp háng trong thời gian mang thai. Một thời gian dài khớp háng phải chống chịu sức ép lớn từ thai nhi nói riêng và trọng lượng cơ thể của thai phụ nói chung khiến xương khớp quá tải. Sụn khớp bị bào mòn dần, phần xương dưới sụn khớp bị tổn thương dẫn tới thoái hoá xương khớp, gây đau đớn. Nếu để lâu, không có biện pháp điều trị thích hợp sẽ dẫn tới viêm khớp

  • Thoát vị bẹn khiến đau khớp háng sau sinh

Nhiều phụ nữ khi mang thai do áp lực quá lớn từ trọng lượng cơ thể nên phần bẹn xuất hiện một mô mềm trồi ra, dịch chuyển khỏi vị trí gây đau đớn. Thoát vị bẹn là một trong những nguyên nhân dẫn tới cơn đau khớp háng sau khi sinh dữ dội, nhất là khi cúi người, mang vật nặng hoặc khi ho.

đau khớp háng sau sinh nguyên nhân

Thoái hóa khớp háng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng đau khớp háng sau sinh

  • Cơ thể thiếu chất

Quá trình mang thai là thời gian cơ thể người mẹ phải cùng lúc nuôi hai người, nếu chế độ ăn uống không đủ chất sẽ dẫn tới dưỡng chất tới nuôi đứa trẻ và người mẹ bị thiếu canxi, vitamin D, vitamin B12. Thiếu chất khiến xương khớp vốn lỏng lẻo vì mang thai sẽ càng thêm yếu ớt và hiện tượng đau khớp háng sau sinh diễn ra là  lẽ tự nhiên.

  • Hoạt động quá sức

Nhiều phụ nữ sau sinh không nghỉ ngơi đầy đủ, đi lại và vận động quá nhiều, làm việc nặng nhọc khiến xương khớp chưa kịp hồi phục, gây đau nhức ở háng và các vị trí khác.

  • Một số bệnh lý khác

Đau khớp háng sau sinh có thể là phản ứng của cơ thể khi trải qua biến đổi lớn nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cơ, tổn thương dây chằng, tổn thương sụn khớp,…

Tình trạng phụ nữ sau sinh bị đau khớp háng có thể do nguyên nhân đơn lẻ, cũng có thể là quá trình tích tụ lâu dài, từ nhiều nguyên nhân. Cần xác định đúng nguyên nhân của cơn đau để có cách điều trị thích hợp, hiệu quả giúp các bà mẹ lấy lại sức khoẻ của mình.

2. Điều trị đau khớp háng sau sinh

Để giảm thiểu đau nhức khớp háng, thuận tiện trong di chuyển và sinh hoạt, các bà mẹ nên tích cực điều trị. Có nhiều phương pháp giảm đau khớp háng sau khi sinh, tuỳ thuộc vào nguyên nhân và tình trạng bệnh.

đau khớp háng sau sinh điều trị

Có thể giảm đau khớp háng sau sinh bằng các loại thuốc Tây y

Với trường hợp đau do bệnh lý xương khớp như thoái hoá khớp biến chứng thành viêm khớp háng, thoát vị bẹn thì nên điều trị bằng các biện pháp y học hiện đại như sử dụng thuốc, nếu nặng hơn cần phẫu thuật để cải thiện tình trạng khớp.

Tuy nhiên nếu điều trị bằng thuốc Tây hoặc phẫu thuật sẽ ảnh hưởng tới quá trình nuôi con bằng sữa mẹ và chăm sóc trẻ sơ sinh. Rất nhiều bà mẹ không muốn như vậy, vì thế nếu tình trạng vẫn còn có thể kéo dài được thì hãy áp dụng các biện pháp giảm đau không cần dùng thuốc dưới đây

  • Điều trị đau khớp háng sau sinh bằng các bài thuốc dân gian

Kho tàng y học dân gian truyền lại khá nhiều bài thuốc trị đau xương khớp đơn giản, chữa đau khớp háng dễ sử dụng mà hiệu quả bất ngờ. Phụ nữ sau sinh cơ thể yếu, xương khớp chưa hồi phục nên đau nhức có thể dùng những bài thuốc này mà không cần lo lắng sẽ ảnh hưởng tới việc cho con bú.

# Điều trị bằng lá lốt:

Lá lốt là loại gia vị mọc trong vườn nhà, vị cay, tính ấm, được sử dụng như một dược liệu trị đau khớp háng sau sinh rất tốt. Có nhiều cách dùng lá lốt, đơn giản nhất là chế biến thành các món ăn như canh lá lốt, chả lá lốt, cháo lá lốt,… rồi dùng hàng ngày. Uống nước sắc lá lốt cũng giảm đau nhanh, chống tê bì chân tay và đẩy lui hàn khí trong cơ thể.

Một cách khác là ngâm, tắm bằng nước lá lốt có pha thêm chút muối trắng, rất dễ chịu, giúp lưu thông khí huyết, giảm đau khớp háng sau sinh hiệu quả. Lá lốt và ngải cứu sao khô, đổ ra khi còn nóng và chườm lên vùng khớp bị đau có thể giảm đau rất nhanh, ngăn ngừa cơn đau tái phát.

# Điều trị bằng gừng:

đau khớp háng sau sinh gừng

Gừng là một trong những nguyên liệu trị đau khớp háng sau sinh hiệu quả

Gừng tính ấm, có tác dụng chống viêm sưng và loại bỏ phong – hàn – thấp trong cơ thể. Phụ nữ sau sinh xoa bóp bằng rượu rừng không những giảm đau nhức xương khớp mà còn có lợi cho khí huyết, đẹp da, giảm mỡ, khắc phục các vết rạn trong quá trình sinh nở.

Rượu gừng rất dễ làm, gừng tươi rửa sạch, đập giập rồi đổ rượu trắng vào ngâm khoảng 2 tới 3 tháng là có thể dùng được. Xoa bóp rượu gừng có thể sử dụng thường xuyên, nhất là vào mùa đông. Bài thuốc này không chỉ tốt cho trường hợp đau khớp háng sau sinh mà với người cao tuổi cũng có nhiều lợi ích.

# Điều trị bằng rau mồng tơi:

Rau mồng tơi hầm với chân giò cùng với một chút rượu trắng sẽ trở thành món ăn bổ dưỡng, lợi khí, lợi sữa lại giảm đau nhức, một công đôi việc, vô cùng tiện lợi. Các bà mẹ thường hay ăn chân giò để có sữa cho con hãy thử món ăn này, sẽ thấy ngạc nhiên vì kết quả.

# Điều trị bằng muối trắng:

Điều trị đau khớp háng sau sinh bằng muối cũng là phương án được nhiều người tin dùng. Muối trắng hạt to trộn cùng lá ngải cứu, rang nóng rồi chườm lên vùng khớp bị đau, kiên trì làm trong 1 tháng sẽ thấy cơn đau thuyên giảm đáng kể.

  • Điều trị đau khớp háng sau sinh bằng các bài tập thể dục

đau khớp háng sau sinh yoga

Phụ nữ sau sinh có thể tập các bài tập yoga nhẹ nhàng

Người bị đau khớp háng sau khi sinh thường rất ngại vận động bởi đau nhưng như vậy vô tình sẽ khiến bệnh tình thêm trầm trọng, nếu kéo dài khớp háng có nguy cơ bị thoái hoá, xơ cứng, thân thể khó cử động. Vì vậy mà các bà mẹ sau khi sinh nên tích cực tập một số bài thể dục phù hợp, vừa giảm đau lại linh hoạt cơ thể.

Các bài tập yoga giảm đau khớp háng sau sinh khá được ưa chuộng bởi động tác nhẹ nhàng, phối hợp vận động và hơi thở, tốt về thể chất lẫn tinh thần, Hiện nay có nhiều lớp yoga dành cho phụ nữ sau sinh, chị em có thể tìm hiểu và ghi danh để tập.

Với người không có điều kiện học yoga có thể tự tập tại nhà một số động tác đơn giản do Phó giáo sư Tiến sĩ Phạm Thúc Hạnh – trưởng bộ môn Khí công Dưỡng sinh Học viện Y học Cổ truyền Việt Nam hướng dẫn.

# Bài tập 1:

Đứng thẳng, hai chân bằng vai, hai tay chống hông, vặn người xoay mông qua trái rồi trở về tư thế ban đầu, vặn người xoay mông qua phải rồi trở về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác giảm đau khớp háng sau sinh này nhiều lần.

#Bài tập 2:

Hai chân bắt chéo sao cho gót chân chạm nhau, hai tay đan vào nhau vươn lên cao rồi từ từ ưỡn người ra phía sau hết cỡ, hít sâu. Từ từ vươn thẳng tay lên cao và cúi người cho tay chạm chân, thở ra. Lặp lại động tác nhiều lần.

# Bài tập 3:

Đứng cách tường 30cm, hai dân dang rộng 25cm, cúi người ra sau, chạm đầu vào tường và ép sâu đầu cùng hai tay xuống cho tới khi tay chạm sàn. Đây là tư thế uốn dẻo thường thấy trong các bài tập thể thao.

  • Châm cứu, xoa bóp – bấm huyệt trị đau khớp háng sau sinh

đau khớp háng sau sinh châm cứu

Châm cứu, xoa bóp giúp thư giãn gân cốt

Việc tác động vào các kinh mạch, huyệt đạo trên cơ thể có tác dụng tốt trong điều trị đau nhức xương khớp nói chung và đau nhức khớp háng nói riêng. Phương pháp này còn có lợi nhiều mặt cho phụ nữ sau sinh, giúp máu huyết lưu thông, hồi phục cơ thể và lấy lại vóc dáng.

  • Chế độ ăn uống, nghỉ ngơi

Một trong những lưu ý quan trọng đối với phụ nữ bị đau khớp háng sau sinh là phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh đi lại nhiều, không mang vác vật nặng, không leo lên leo xuống cầu thang nhiều lần, không làm việc quá sức. Cần có thời gian tĩnh dưỡng để xương khớp hồi phục.

Trong thời gian này, ngoài việc bổ sung dinh dưỡng để có sữa cho con, các mẹ hãy tăng cường thực phẩm giàu canxi, vitam D, vitamin nhóm B để nuối dưỡng xương khớp, tái tạo sụng khớp, giảm đau khớp háng đáng kể, loại bỏ nguy cơ loãng xương.

Đau khớp háng sau sinh là hiện tượng đáng ngại, các mẹ đừng vì bận rộn mà lơ là, quên chăm sóc bản thân, điều trị dứt điểm khiến cơn đau tăng nặng hơn. Hãy cùng nắm thật tốt những thông tin cần thiết, áp dụng phù hợp với bản thân và mách những người xung quanh để đau khớp háng không còn là nỗi ám ảnh.

Xem chi tiết: Bị đau khớp háng có nguy hiểm không?

Trình Trình (tổng hợp)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo