Đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau khớp háng và xương mu khi mang thai là triệu chứng mà chị em nào cũng sẽ gặp phải khi mang thai, đặc biệt là giai đoạn gần cuối thai kỳ. Lý do vùng xương chậu của các mẹ bầu lúc này hoạt động gần như hết mức. Trọng lượng cơ thể dồn nén hết xuống phía dưới tạo áp lực lớn lên xương chậu. Vậy bệnh có nguy hiểm không và làm sao để giảm đau nhức cho mẹ bầu, mọi người hãy cùng tìm hiểu thông tin dưới đây.

1. Đau khớp háng và xương mu khi mang thai có nguy hiểm không?

Đau khớp háng không gây nguy hiểm cho mẹ cũng như bé. Khi bị đau khớp háng và xương mu, các mẹ sẽ chỉ cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển cũng như thực hiện các hoạt động hằng ngày.

– Đầu tiên là những cơn đau lưng, hông và vùng xương chậu, kèm theo đó là chứng đau xung quanh vùng mông. Tùy vào cơ địa từng mẹ bầu mà tần suất cơn đau xuất hiện sẽ khác nhau và độ nặng nhẹ cũng thế.

Biểu hiện đau khớp háng và xương mu khi mang thai

Tình trạng đau khớp háng và xương mu khi mang thai không gây nguy hiểm lớn

– Mẹ bầu đi lại càng nhiều, cơn đau càng ngày càng dữ dội. Xoay người lúc ngủ hay leo trèo các bậc tam cấp nhiều cũng sẽ gây đau cho các mẹ bầu. Những cơn đau lúc nửa đêm, nhất là khi đi tiểu đêm còn gây khó chịu hơn cho các mẹ bầu.

Bất cứ người phụ nữ nào khi mang bầu cũng đều sẽ gặp phải triệu chứng này, không ngoại trừ ai. Tuy nhiên, với những ai có tiền sử bị thoái hóa khớp hay thoát vị đĩa đệm, cơn đau sẽ càng nặng gây mệt mỏi hơn rất nhiều cho các mẹ bầu.

Lưu ý rằng, nếu các cơn đau có dấu hiệu co thắt mạnh vùng tử cung và có dịch nhờn ở âm đạo trước tuần thai thứ 37, mẹ bầu nên tới gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác vì có dấu hiệu sinh non.

Thông tin bổ sung: Đau xương mu khớp háng – Những thông tin cần biết cho mẹ bầu

2. Cách giảm đau đau khớp háng và xương mu khi mang thai

Đau khớp háng và xương mu khi mang thai muốn điều trị phải cải thiện từ từ, không thể điều trị ngày một ngày hai.

– Đầu tiên, mẹ bầu cần đi khám tại khoa xương khớp để xem bị đau khớp háng do sự chèn ép của thai nhi hay do các bệnh lý khác gây ra, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên tốt nhất cho bà bầu và cách giảm đau.

– Mặc quần áo thoải mái, đi giày bệt ôm chân di chuyển một các nhẹ nhàng đều đặn.

– Các mẹ bầu có thể áp dụng các bài tập vùng bụng, hông chậu hoặc tập yoga để giúp giảm cơn đâu và chữa bệnh đau khớp háng tốt nhất.

Cách giảm đau khớp háng và xương mu khi mang thai

Tham gia các lớp yoga để cải thiện bệnh cũng như học hỏi kinh nghiệm của mẹ bầu khác

– Đi bộ cũng là một bài tập hữu hiệu nếu tập luyện hằng ngày. Đi bộ cũng làm tăng tính dẻo dai và linh hoạt cho xương khớp đồng thời giúp mẹ dễ sinh hơn.

– Nên đi lại nhưng không nên quá mức nhất là khi các cơn đau xương mu và khớp háng gây ra.

– Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng có thể kết hợp luân phiên các liệu pháp massage, xoa bóp, châm cứu ở các vùng lân cận như eo, hông, lưng chậu. Cách này giúp giảm đau mỏi nhưng cũng cần kết hợp nghỉ ngơi hợp lý.

– Nên bổ sung nhiều canxi vừa lấp đầy khoảng chống bị mất do thai nhi rút để hình thành hệ thống xương thì đầy đủ canxi cũng giúp xương chắc khỏe và cải thiện dần cơn đau cho mẹ bầu.

– Ngâm chân trong nước ấm có pha muối hoặc thảo dược cũng giúp tinh thần bà bầu được thư giãn, đồng thời các khớp xương cũng đỡ nhức mỏi hơn do máu được kích thích lưu thông.

Đau khớp háng và xương mu khi mang thai chỉ là một chứng đau nhỏ trong rất nhiều chứng đau mà các mẹ bầu phải chịu đựng. Vì thế, để hạn chế sự ảnh hưởng của những cơn đau như thế này, người thân nên biết cách chăm sóc các mẹ bầu sao cho hợp lý. Các cơn đau ít xuất hiện cũng sẽ giúp cho các mẹ giảm căng thẳng, tinh thần được thoải mái hơn.

Tìm hiểu ngay: Đau khớp háng khi mang thai tháng cuối phải làm sao?

Thúy Nhi (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo