Đau xương mu khớp háng – Những thông tin cần thiết cho mẹ bầu
“Em năm nay 23 tuổi và đang mang thai ở tuần thứ 32, dạo gần đây em thấy có hiện tượng đau xương mu khớp háng. Đặc biệt là khi em di chuyển nhiều thì đau nhức vô cùng khó chịu, thậm chí đi khập khiễng chân còn nhiều khi nghỉ ngơi một lúc thì lại hết. Vậy bác sĩ cho em hỏi tại sao có hiện tượng này, nó có nguy hiểm không và em phải làm sao để không ảnh hưởng đến sức khỏe và thai nhi?” (Mai Chi – Quảng Ninh).
Trước tiên bạn nên biết rằng đau xương mu khớp háng là tình trạng phổ biến và thường gặp nhất ở chị em phụ nữ trong thời kỳ mang thai, đặc biệt những tháng cuối. Những triệu chứng đau khớp háng khiến chị em đã nặng nề trong thời gian mang thai lại thêm đau nhức, mệt mỏi hơn. Khi đó chị em cần phải biết cách chăm sóc để cải thiện các cơn đau mà không gây ra bất cứ tác động nào có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Vậy tại sao chị em lại bị đau xương mu khớp háng khi mang thai.
1. Lý giải nguyên nhân gây đau xương mu và khớp háng khi mang bầu
Nguyên nhân khiến chị em trong quá trình mang thai có thể bị đau xương mu và khớp háng là do những thay đổi vị trí giải phẫu trong khoảng chậu, do trọng lượng cơ thể gây sức ép lên xương chậu hay những tổn thương tại vùng xương mu và khớp háng từ trước khi mang thai…
Nhiều mẹ bầu bị đau xương mu khớp háng do trọng lượng tăng
-
Đối với sự thay đổi vị trí giải phẫu trong khoang chậu
Bạn cần biết rằng, trong quá thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ, cơ thể có rất nhiều sự thay đổi nhất là vùng cơ quan sinh sản. Khi đó xương mu và khớp háng tham gia vào quá trình liên kết cấu trúc xương chậu từ đó dẫn đến những cơn đau nhức cho các vùng này.
-
Trọng lượng cơ thể tăng gia tăng sức ép cho vùng xương chậu
Vùng xương chậu của phụ nữ trong thời gian mang thai thường co giãn hết mức để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Xương mu lại giúp nâng đỡ phần cơ thể trên của mẹ bầu, khi trọng lượng cơ thể tăng là lúc thai nhi phát triển ở những tháng cuối, thai nhi xuống thấp hơn để chẩn bị chuyển dạ sinh. Khi đó xương chậu sẽ giãn, dây chằng căng, chính vì thế mà nó kéo theo các bộ phận khác như xương mu, khớp háng bị đau mỏi. Khi di chuyển thì tình trạng đau nhức khớp háng sẽ càng tăng như những gì mà bạn đang gặp phải.
-
Tiền sử bị tổn thương tại vùng xương mu, khớp háng
Nhiều mẹ bầu có thể bị đau xương mu khớp háng do mắc bệnh thoái hóa hay thoát vị tại khớp háng, vùng chậu. Lúc này cơ thể lại chịu thêm một trọng lượng lớn nữa khiến tình trạng tổn thương này thêm nghiêm trọng hơn và đó cũng là nguyên do khiến phụ nữ mang thai bị đau xương mu khớp háng.
Có thể bạn quan tâm: Giảm đau khớp háng sau sinh như thế nào là hiệu quả nhất?
2. Đau xương mu khớp háng khi mang thai có nguy hiểm không?
Mẹ bầu không nên quá lo lắng khi bị đau khớp háng
Tùy vào nguyên nhân khiến bà bầu bị bệnh đau khớp háng xương mu khi mang thai mới xác định được bệnh có nguy hiểm hay không.
– Trường hợp bạn chỉ bị đau xương mu khớp háng đơn thuần như thay đổi cấu trúc giải phẫu hay do trọng lượng tăng gây ra thì đây là hiện tượng vô cùng bình thường sau khi sinh xong tình trạng này sẽ tự hết nếu được chăm sóc đúng cách.
– Trường trường hợp bạn bị thoái hóa hay các bệnh lý về xương khớp khác thì bạn cần phải đi khám để bác sĩ kiểm tra, xem xét tình trạng bệnh xem có bị tổn thương nặng nề và tiến triển mạnh hơn hay không. Từ đó giúp đưa ra cách giảm đau cũng như làm chậm quá trình tiến triển bệnh đau xương mu và khớp háng khi mang thai.
3. Phải làm gì để giảm đau xương mu khớp háng cho bà bầu?
– Để giảm đau, trước hết bạn nên giữ tư thế đi lại, đứng ngồi hợp lý cần thẳng lưng, khi ngồi có thể kê thêm gối mềm ở lưng để làm điểm tựa.
– Tập những động tác tốt cho vùng xương khớp háng, xương mu theo chỉ dẫn của chuyên viên. Tốt nhất bạn nên tập yoga, vừa giúp tâm tình thoải mái lại cải thiện những cơn đau xương mu khớp háng.
Tập yoga và thư giản là cách giảm đau nhức xương khớp hiệu quả cho bà bầu
– Thực hiện massage cho vùng bụng xương mu, vùng eo và hai bên hông.
– Không ngồi xổm, không mang vác nặng, không đứng quá lâu hay ngồi quá lâu ở một tư thế.
– Tăng cường bổ sung canxi và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể
– Trong trường hợp đau nhiều có thể đến cơ sở y tế để tham khảo, tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau…
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết tại sao mình lại bị đau xương mu khớp háng khi mang thai đồng thời biết mình phải làm gì để có thể giảm triệu chứng đau nhức khó chịu do bệnh gây ra. Chúc bạn mau khỏe!
Có thể bạn quan tâm: Phương pháp chữa đau khớp háng nhà nhà cần lưu tâm
Trần Huế (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!