Bệnh gai cột sống lưng – Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Gai cột sống lưng là bệnh lý xương khớp khá phổ biến tại nước ta. Bệnh xảy ra tại vùng thắt lưng nên gây ra nhiều hạn chế trong vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh. Vậy cụ thể, gai cột sống lưng là bệnh gì và cách điều trị bệnh như thế nào để kịp thời và hiệu quả nhất?
>> Triệu chứng gai cột sống lưng theo từng giai đoạn và biến chứng khó lường trước
1. Bệnh gai cột sống lưng là gì?
Khi nhắc đến gai cột sống thắt lưng nhiều người còn thắc mắc bệnh gai cột sống lưng là gì? Để giải đáp thắc mắc này TS. BS Nguyễn Vĩnh Thống – Chủ tịch Hội Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, bệnh gai cột sống thường xuất hiện phổ biến ở hai vị trí chính là vùng cổ và vùng thắt lưng, trong đó thắt lưng là vùng phổ biến nhất vì đây là bộ phận hoạt động nhiều, gánh chịu nhiều áp lực và trọng lượng cơ thể.
Thực chất bệnh gai đốt sống lưng là sự phát triển thêm của các gai xương trên thân đốt, đĩa sụn và dây chằng quanh khớp. Cụ thể, sụn khớp là phần được cấu tạo chủ yếu từ collagen, nước, proteoglycan, khi có tổn thương hoặc thoái hóa thì các tế bào sụn sẽ dần bị suy giảm chức năng khiến cho quá trình tái tạo sụn khớp cũng bị rối loạn theo.
Hệ quả của quá trình này là mâm đốt sống phải gánh chịu một lực tải cao hơn, từ đó hình thành các gai xương nằm phía ngoài rìa thân đốt sống thắt lưng. Những gai xương phát triển thêm này thường có hình dáng khá thô và đậm đặc.
Gai cột sống lưng là gì?
Bệnh chủ yếu bắt gặp ở những người trong độ tuổi trung niên, đặc biệt là người lớn tuổi vì cơ thể đang dần bước vào quá trình lão hóa. Người bệnh gai cột sống lưng thường bị các cơn đau nhức hành hạ, không chỉ đau ở vùng thắt lưng mà cơn đau còn lan xuống chân khiến đi lại, vận động khó khăn. Những trường hợp bệnh nặng còn khiến vẹo cột sống một bên, co rút cơ thắt lưng,… Chính vì thế nhận biết bệnh gai cột sống lưng và cách điều trị là thông tin mọi người cần nắm được.
2. Nhận biết triệu chứng gai cột sống lưng
Tuy nhiên, đa số bệnh không gây ra quá nhiều dấu hiệu một cách rõ ràng. Nhưng khi phần gai cọ xát vào các xương hoặc các phần mềm xung quanh, ví dụ như dây chằng, rễ dây thần kinh thì bệnh nhân sẽ bị đau đớn. Dưới đây là những triệu chứng gai cột sống lưng điển hình:
-
Xuất hiện nhiều cơn đau nhức
Trong giai đoạn khởi phát bệnh gây ra những cơn đau tập trung chủ yếu ở vùng thắt lưng. Ban đầu chỉ đau khi đứng hoặc đi nhưng càng về sau cơn đau càng xuất hiện dày đặc hơn. Đau tăng lên khi đi lại và vận động nhiều, chỉ bớt đau khi người bệnh nghỉ ngơi, từ đó dẫn tới hạn chế vận động tại phần này.
Đối với trường hợp bệnh gai cột sống lưng chuyển biến nặng hơn thì cơn đau ở vùng thắt lưng sẽ lan xuống háng và hai chân, gây tê bì. Những cơn đau nhức này có thể kéo dài liên tục đến 6 tuần.
-
Mất cảm giác
Ngoài những cơn đau kéo dài thì càng về sau vùng thắt lưng của người bệnh càng bị tê bì, mất dần cảm giác.
-
Cơ bắp yếu đi là biểu hiện bệnh gai cột sống lưng
Bệnh gai cột sống thắt lưng cũng khiến cho cơ bắp của người bệnh dần trở nên yếu đi, cảm nhận rõ ràng nhất là ở tay và hai chân.
-
Mất cân bằng, mất kiểm soát
Bệnh gai cột sống lưng nếu không được chữa trị kịp thời, người bệnh chủ quan mặc kệ bệnh tiến triển nặng hơn thì có thể gây ra mất cân bằng khi vận động cơ thể. Thậm chí mất kiểm soát đường tiểu tiện hoặc đại tiện.
Người bệnh gặp khó khăn khi cử động cột sống lưng
-
Thay đổi cấu trúc xương
Dấu hiệu bệnh này có thể được phát hiện rõ ràng khi người bệnh chụp X- quang cột sống thắt lưng theo hướng thẳng và nghiêng. Cụ thể, trên phim X-quang có thể thấy sự hình thành các gai xương, phì đại xương, kèm theo đó là các cấu trúc khớp bị thay đổi, điển hình là giảm chiều cao đĩa đệm liên đốt sống, mòn sụn, dày xương dưới sụn.
3. Nguyên nhân gây bệnh gai cột sống lưng
Cũng như nhiều bệnh lý xương khớp khác, để điều trị bệnh hiệu quả thì trước tiên càng xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Và nguyên nhân gai cột sống lưng nhìn chung là do thoái hóa cột sống thắt lưng, khi bị thoái hóa phần đĩa đệm dần bị tác động gây phình, lồi hoặc xẹp xuống, phần dây chằng giữa các đốt sống sẽ bị chùng giãn.
Lúc này cơ thể sẽ phản ứng tự nhiên bằng cách làm dày dây chằng lên để có sức giữ vững phần cột sống. Quá trình này diễn ra trong thời gian dài còn khiến cho phần sụn bị mất nước, canxi hóa, vì thế phần canxi tích tụ lại ở dây chằng sẽ hình thành nên các gai xương.
Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra bệnh gai cột sống lưng:
-
Chấn thương
Người bệnh gai cột sống thắt lưng có thể gặp chấn thương từ các hoạt động hằng ngày như chơi thể thao, tai nạn giao thông, lao động, làm việc,… Những chấn thương này tác động lên phần cột sống thắt lưng gây ra hư hại.
Để làm lành các tổn thương này cơ thể sẽ phản ứng tự nhiên bằng cách phát triển thêm xương, tuy nhiên chính quá trình này cũng vô hình hình thành các gai xương.
-
Lắng đọng canxi gây nên gai cột sống lưng
Gai xương còn sinh ra từ quá trình lắng đọng canxi ở phần dây chằng đốt sống. Quá trình này xuất hiện chủ yếu ở người lớn tuổi, khi cơ thể đang bước vào thời kỳ lão hóa tự nhiên.
-
Viêm khớp cột sống mãn tình
Tình trạng viêm khớp cột sống mãn tính sẽ ảnh hưởng nhiều đến phần sụn của cột sống thắt lưng. Lâu dần sụn sẽ bị bào mòn, bề mặt sụn dần trở nên thô ráp, không còn trơn nhẵn như trước, vì thế khi 2 bên mặt sụn cọ xát vào nhau sẽ gây đau đớn.
Và nhằm khắc phục tình trạng này, cơ thể người bệnh cũng tự chữa trị bằng cách phát triển thêm xương, gây ra các gai xương phần cột sống thắt lưng.
Ngoài các nguyên nhân trên, thì thói quen, tư thế xấu khi làm việc; béo phì; tuổi tác, di truyền cũng là những tác nhâ có thể khiến bệnh gai cột sống hình thành.
Tư thế sinh hoạt, làm việc sai cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh
4. Phương pháp điều trị bệnh gai cột sống lưng
Theo BS Nguyễn Mai Hương – Vụ Sức khỏe bà mẹ và trẻ em Bộ y tế cho biết, để điều trị gai cột sống thắt lưng thì trước tiên cần loại bỏ được những tác nhân gây bệnh, từ đó mới có thể điều trị được các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh vận động dễ dàng và thoải mái hơn. Tuy nhiên, bệnh gai đốt sống lưng còn gặp khó khăn trong việc điều trị dứt điểm vì các gai xương luôn có xu thế mọc lại.
Dưới đây là những phương pháp chính đưa lại hiệu quả cao đang được bác sĩ chuyên khoa chỉ định cho các bệnh nhân mắc bệnh gai đốt sống lưng.
-
Điều trị bằng phương pháp hiện đại
Người bị gai cột sống thắt lưng hay bất kỳ căn bệnh nào đều muốn giảm nhanh các triệu chứng bệnh và giải pháp cho mọi người đó chính là các cách trị gai cột sống thắt lưng hiện đại.
# Sử dụng thuốc Tây y
Trong trường hợp bệnh nhẹ, vừa gây các triệu chứng đau nhức người bệnh có thể dùng thuốc tây y để điều trị. Phương pháp này mang tính bảo tồn, cho hiệu quả nhanh chóng có thể sử dụng kéo dài theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng thì rất dễ xảy ra tác dụng phụ vừa ảnh hưởng đến việc điều trị vừa ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các triệu chứng bệnh gai cột sống lưng là thuốc giảm đau cấp tính như paracetamol; thuốc chống viêm không steroid celecoxib, melocicam; thuốc giãn cơ như eperison. Ngoài ra người bệnh cũng nên bổ sung các vitamin nhóm B như vitamin B1, B6 và B12.
# Vật lý trị liệu gai cột sống lưng
Đây là phương pháp chữa trị gai đốt sống lưng không cần sử dụng thuốc mà vẫn giúp cải thiện các triệu chứng bệnh. Các phương pháp sẽ tác động theo cách thức khác nhau nhưng đều tác động lên vùng cột sống mọc gai xương để làm giảm sự chèn ép của gai đến dây thần kinh. Cách trị gai cột sống lưng này cũng chỉ mang tính bảo tồn thích hợp với người bị gai cột sống giai đoạn mới hình thành và đang tiến triển.
Một số cách chữa gai đốt sống thắt lưng trong vật lý trị liệu là: Siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại, chườm nóng, kéo giãn cột sống, ánh sáng trị liệu (laser)…
# Phẫu thuật cắt bỏ gai cột sống lưng
Phương pháp phẫu thuật cắt bỏ gai xương thường được chỉ định khi các gai này chèn ép vào hệ thần kinh khiến người bệnh bị tê bì tay chân, rối loạn đại tiểu tiện, đau nhức toàn bộ tay chân gây hạn chế nhiều trong sinh hoạt hằng ngày, một số trường hợp nặng còn có thể khiến người bệnh bị liệt.
Phương pháp ngoại khoa được áp dụng để trị gai cột sống ngăn ngừa biến chứng
Hiện có thể cắt bỏ gai cột sống lưng bằng vi phẫu thuật, cách làm này khá chính xác tuy nhiên vẫn có khả năng gai xương sẽ mọc trở lại.
Lưu ý, người bệnh cần thực hiện điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định, tái khám định kỳ để sớm phát hiện các chuyển biến xấu của bệnh, từ đó có hướng điều trị mới phù hợp hơn.
-
Phương pháp trị bệnh gai cột sống cổ truyền
Từ xa xưa mọi người đã dựa trên nền tảng y học cổ truyền (có nguồn gốc từ Trung Quốc) để điều trị, từ những bệnh lý thông thường đến mãn tính nguy hiểm đông y đều có thể giải quyết gọn gàng. Trong đó chữa gai cột sống lưng mang lại những hiệu quả tốt và áp dụng cho đến tận bây giờ với các cách chủ đạo là chữa bằng thuốc, châm cứu và bấm huyệt.
# Bài thuốc chữa gai cột sống thắt lưng
Dựa trên những ưu điểm của bài thuốc là an toàn tuyệt đối, hiệu quả lâu dài, tốt cho sức khỏe người bệnh gai cột sống lưng có thể yên tâm điều trị. Dù vậy người bệnh cũng cần để tâm đến việc tìm cơ sở bốc thuốc trị bệnh và kiên trì trong quá trình sử dụng thuốc.
# Châm cứu
Điều trị gai cột sống lưng bằng phương pháp châm cứu sẽ giúp người bệnh giảm đau một phần nào đó, đặc biệt là tại phần mềm. Tuy nhiên, phương pháp này không thể điều trị tình trạng viêm sưng, hay khi gai xương tác động lên các bộ phận xung quanh.
Với châm cứu người bệnh gai đốt sống lưng có thể lựa chọn một trong các phương pháp điều trị như thủ châm, cứu ngải, điện châm…
# Bấm huyệt, xoa bóp trị gai cột sống lưng
Theo đông y, bấm huyệt sẽ giúp lưu thông khí huyết, kích thích cơ thể hệ thần kinh để giảm triệu chứng đau nhức, tê bì do gai cột sống lưng gây ra. Điểm đặc biệt của cách chữa bệnh này chính là không cần sự hỗ trợ bởi bất cứ thiết bị, máy móc nào. Người thực hiện trực tiếp sử dụng tay để day ấn vào các huyệt vị.
5. Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống lưng
Trước khi tìm hiểu kỹ hơn về cách chữa trị bệnh gai đốt sống lưng thì mọi người cần biết về những cách thức trong sinh hoạt, làm việc hằng ngày để có thể phòng tránh bệnh gai cột sống lưng một cách hiệu quả nhất, hạn chế khả năng gây bệnh cũng như điều kiện phát triển của bệnh lý.
-
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Cần xây dựng một chế độ ăn khoa học, thực đơn hằng ngày chứa nhiều dưỡng chất, khoáng chất và vitamin tốt cho cơ thể, cũng như góp phần làm xương chắc khỏe hơn, hạn chế khả năng gãy xương khi gặp các tác động từ bên ngoài.
Một số thực phẩm cần tăng cường ăn là rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa nhiều canxi như tôm, cua, cá,… Có thể bổ sung thêm dưỡng chất bằng các thực phẩm chức năng.
Cách phòng tránh gai cột sống thắt lưng hữu hiệu qua chế độ dinh dưỡng
-
Giảm cân tránh gai cột sống lưng
Khi cơ thể bị thừa cân, béo phì sẽ tạo ra áp lực lên hệ cơ xương khớp. Để phòng ngừa bệnh gai đôi cột sống lưng thì trước tiên người bệnh cần giữ trọng lượng cơ thể ở mức vừa phải, hợp lý. Tránh để cơ thể bị béo phì.
-
Chú ý tư thế sinh hoạt, làm việc
Trong sinh hoạt hằng ngày, hay trong khi lao động, làm việc mọi người nên để ý tới tư thế. Tránh các tư thế xấu có hại như đứng hoặc ngồi khom lưng, vẹo lưng,… Không nên quá gắng sức khuân vác nặng trong thời gian dài, hạn chế vác vật nặng trên đầu để không ảnh hưởng đến cột sống.
Đọc thêm:
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!