Bệnh gai đôi cột sống – Nguyên nhân và cách điều trị
Gai đôi cột sống là bệnh lý không phân biệt tuổi tác, cả người lớn hay trẻ em đều có thể mắc phải căn bệnh này. Chị Kim Hương (34 tuổi) tâm sự: đứa con gái nhỏ của chị từ khi sinh ra đã được các bác sĩ chẩn đoán là bị gai đôi cột sống ẩn, cần theo dõi định kỳ và chăm sóc đặc biệt. Hay như anh Nguyễn Hùng (50 tuổi) cũng vừa mới nhận kết quả chụp Xquang, cho thấy hình ảnh gai đôi cột sống. Vậy gai đôi cột sống là bệnh gì và có thể điều trị dứt điểm được không ?
1. Bệnh gai đôi cột sống là gì?
Có rất nhiều người thắc mắc gai đôi cột sống là gì? mà nó lại gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Theo lý giải, bệnh lý gai đôi cột sống được dịch từ chữ Spina bifida, tiếng Latin nghĩa là cột sống bị tách đôi (Split spine). Đây là một dị tật bẩm sinh, trong quá trình hình thành bào thai ống thần kinh không đóng hoàn toàn, phần xương sống nằm phía trên của dây sống cũng không đóng hoàn toàn. Ngoài gai đôi cột sống bẩm sinh cũng có trường hợp đến tuổi trưởng thành mới bị gai đôi cột sống, do vận động mạnh tạo cơ hội cho bệnh phát tác.
Gai đôi cột sống có thể gặp phải ở cả trẻ nhỏ và người lớn tuổi
Theo ước tính, hiện nay tại Mỹ có tới 1.500 đến 2.000 trong tổng số 4 triệu trẻ sơ sinh mỗi năm đang mắc phải những khuyết tật liên quan tới ống thần kinh, trong số đó có khoảng 166 nghìn trẻ em bị gai đôi cột sống. Còn đối với những người trưởng thành thì bệnh thường bắt gặp ở độ tuổi trung niên, từ 35-40 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với nữ giới.
Chính vì vậy, việc nhận biết các dấu hiệu, nguyên nhân và cách điều trị gai cột sống là gì là việc làm vô cùng cần thiết mà bất cứ ai cũng cần phải quan tâm nhất là những bậc phụ huynh có con nhỏ, đang mang thai.
2. Biểu hiện bệnh gai đôi cột sống
– Thời gian đầu các dấu hiệu gai đôi cột sống có thể biểu hiện không rõ ràng nhưng đã gây ra các cơn đau mãn tính, thỉnh thoảng người bệnh có các cơn đau cấp tính theo từng đợt nhưng chưa rõ ràng.
– Những cơn đau thường xuất hiện ở vùng cột sống thắt lưng và xương cùng, đôi khi gặp ở vùng cổ, vì thế mới có các bệnh gai đôi cột sống cổ, gai đôi cột sống lưng, gai đôi cột sống S1, gai đôi cột sống S2.
– Những cơn đau khó chịu này ảnh hưởng trực tiếp tới vận động hằng ngày của người bệnh, như đứng lên, ngồi xuống, thậm chí đau nặng đến mức không thể đi lại được. Bệnh gai đôi cột sống còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến thoát vị đĩa đệm vì làm cho cột sống dần suy yếu.
Gai đôi cột sống được chia làm ba loại:
-
Gai đôi cột sống ẩn
Là hình thức bệnh nhẹ nhàng và phổ biến nhất hiện nay. Bệnh gai đôi cột sống ẩn ít khi gây ra những khuyết tật hoặc các triệu chứng đau nhức khác.
-
Gai đôi có nang
Loại gai đôi có nang bao gồm một nhóm các khuyết tật, trong đó phần tủy sống được đánh dấu bởi các dị dạng của xương, màng não,… Đây cũng là dạng đáng quan tâm nhất vì gây mất chức năng một phần cơ thể, cho dù có mô để đóng lại cũng khó cải thiện chức năng của dây sống.
Xem chi tiết hơn: Báo động về bệnh gai cột sống ở người trẻ
Các biến chứng về cột sống ở trẻ có thể xảy ra do bệnh gai đôi cột sống
-
Thoát vị màng não
Ở loại này dịch não tủy và màng não nhô qua lỗ đốt sống bất thường. Điều này khiến người bệnh có thể bị tê liệt hoàn toàn ở bàng quang, rối loạn chức năng ở đường ruột.
3. Nguyên nhân gây nên gai đôi cột sống
Nguyên nhân gây bệnh gai đôi cột sống là gì? Gia đôi cột sống là bệnh phổ biến và gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia xác định gai đôi cột sống có thể xuất hiện nguyên phát hay thứ phát tùy vào từng người bệnh. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính:
-
Viêm cục bộ
Gai đôi cột sống thường xuất hiện do viêm cục bộ, ví dụ như viêm xương khớp, viêm gân,… Từ đó kích thích các tế bào tạo xương phải thêm xương. Do đó dần tới việc thừa xương khiến mặt xương gồ ghề, mọc gai xương.
-
Đĩa liên sống bị hư
Đây là bệnh lý khiến cốt đĩa bị xẹp xuống, dây chằng thì bị giãn ra, lâu cần khiến canxi tích tụ lại trên trên dây chằng và dẫn đến tình trạng mọc gai xương
-
Chấn thương
Sau khi gặp tai nạn trong quá trình tập luyện thể dục thể thao, lao động, xương của người bệnh sẽ phải tự tu bổ, tái tạo lại tuy nhiên do nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động mà sự hào mòn cũng như các hư tổn trên xương lặp lại nhiều lần, gây ra bệnh gai đôi cột sống.
-
Di truyền
Đối với bệnh gai đôi cột sống thì yếu tố di truyền lại là nguyên nhân gai đôi cột sống phổ biển nhất. Các bác sỹ đã phỏng đoán rằng nếu người mẹ khi mang thai có chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu lượng axit folic trong chế độ ăn thì khi sinh con ra dễ bị mắc gai đôi cột sống.
Tìm hiểu chi tiết hơn: Bệnh gai đôi cột sống có chữa được không?
4. Điều trị gai đôi cột sống
Hiện tại chưa có cách chữa bệnh gai cột sống dứt điểm, cũng như khiến các mô thần kinh bị hư hỏng hồi phục lại. Vì thế việc điều trị bệnh còn phụ thuộc nhiều vào loại gai đôi cột sống mà người bệnh mắc phải và mức độ rối loạn.
-
Sử dụng thuốc Tây y
Người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tác dụng chính của thuốc là cải thiện triệu chứng đau, nhưng nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng đến một số cơ quan trong cơ thể như viêm loét dạ dày, suy gan thận, tăng huyết áp, khiến người bệnh dễ bị tim mạch, đột quỵ,…
Các loại thuốc Tây y giúp cải thiện các triệu chứng bệnh gai đôi cột sống
Nhằm hạn chế những tác dụng phụ của thuốc, cũng như làm chậm sự tiến triển của bệnh người bệnh nên dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ có cơ chế giảm các triệu chứng gai đôi cột sống, an toàn nhất là chọn lực các sản phẩm có chiết xuất 100% từ thiên nhiên.
-
Phẫu thuật
Phương pháp cuối cùng được đề cập tới là phẫu thuật cắt bỏ gai xương trong trường hợp gai xương phát triển chèn ép rễ thần kinh, gây tổn thương tủy sống. Quá trình phẫu thuật sẽ có tác dụng điều chỉnh, thảo bỏ sự chèn ép đó.
Thậm chí, phẫu thuật còn làm tăng nguy cơ gây biến chứng, tổn thương đến cơ, gân, dây chằng xung quanh cột sống, khiến cơn đau càng tăng mặng sau phẫu thuật.
-
Sử dụng thuốc Đông y
Ngoài điều trị bằng thuốc Tây y thì thuốc Đông y là lựa chọn của nhiều người bệnh gai đôi cột sống bởi hiệu quả mà thuốc này mang lại mang tính lâu dài giúp người bệnh hạn chế gặp phải các biểu hiện do bệnh gây ra. Bên cạnh đó, ưu điểm của thuốc Đông y có thành phần từ tự nhiên, đều là các thảo dược nên không mang lại các tác dụng phụ, và không hề gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Dù có sử dụng nhiều cũng không sợ lờn thuốc. Tuy nhiên có một hạn chế đó là tốn công sắc thuốc nên người bệnh hay ngại và chuyển sang điều trị bằng Tây y.
-
Ăn uống và tập luyện hợp lý
Bệnh gai đôi cột sống là một trong những bệnh lý về xương khớp rất khó chữa trị, không thể trị dứt điểm chỉ trong ngày một ngày hai. Vì vậy, bên cạnh các phương pháp điều trị gai đôi cột sống nêu trên, người bệnh cần kết hợp với các biện pháp hỗ trợ giảm đau, ăn uống, tập luyện, nghỉ ngơi hợp lý để điều trị bệnh được hiệu quả hơn.
Đối với những trường hợp bị gai đôi cột sống ẩn thì các chuyên gia khuyên nên xây dựng một chế độ tập luyện thể dục thể thao vừa sức hằng ngày để giúp lưu thông máu, tăng sự dẻo dai của cơ bắp. Việc tập luyện lâu dài sẽ giúp giảm đau, tăng cường sự linh động cho cột sống. Một số bài tập phù hợp là tập yoga, đi bộ, bơi lội, đạp xe,… Hạn chế những động tác xoay vặn cột sống.
Người bệnh còn nên đặc biệt chú ý đến chế độ làm việc, không nên làm việc quá sức, bê vác nặng sai tư thế. Dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để giúp cơ thể hồi phục, tái tạo năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý luôn là phương pháp phòng ngừa, điều trị gai đôi cột sống hiệu quả nhất. Người bị gai đôi cột sống ăn gì để bổ sung dưỡng chất còn thiếu, góp phần vào quá trình tái tạo điều trị?
5. Người bị gai đôi cột sống kiêng ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần bổ sung thì người bị gai đôi cột sống nên kiêng ăn một số những thực phẩm dưới đây để giúp giảm đau nhức và tránh thúc đẩy bệnh ngày càng trầm trọng hơn:
>> Video: Gai đôi cột sống và cách điều trị hiệu quả
-
Thức ăn nhanh
Thức ăn nhanh thường là những loại đồ ăn ít vitamin cùng các dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, mà trong những thực phẩm này thường chứa nhiều dầu mỡ, nhiều đạm nên dễ gây tính trạng béo phì. Không những gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng gai đôi cột sống bởi béo phì khiến các áp lực lên cột sống gia tăng và dễ gây chèn ép hơn. Thay vào đó, người bệnh có thể lựa chọn các loại thực phẩm tươi sống về chế biến để không gây bất cứ ảnh hưởng nào khác đến sụn khớp và tình trạng gai cột sống.
-
Đồ ăn chứa đường
Đây cũng là thực phẩm mà người bị gai đôi cột sống nghiêm cấm, hạn chế tối đa không sử dụng, thay vì các loại đồ uống chứa đường hóa học trong nước ngọt, bánh kẹo, khiến gia tăng lượng đường trong máu ảnh hưởng đến tình trạng gai cột sống. Người bệnh có thể thay thế bằng cách sử dụng đường từ mật ong, mía, trong các loại hoa quả sạch để cung cấp lượng đường dần thiết cho cơ thể chứ không nên dư thừa.
-
Tránh đồ uống có cồn và chất kích thích
Điều này hoàn toàn đúng với những người mắc bệnh gai đôi cột sống. Bởi các chất độc hại chó trong các loại đồ uống như rượu bia, cà phê, thuốc lá, ma túy… gây đau xương khớp nhiều hơn. Cách chuyên gia cho rằng người bệnh nên uống trà thảo dược, tranh xanh thay thế
-
Hạn chế thực phẩm tinh chế
Các loại thực phẩm tinh chế như bánh mỳ, mì ống… thường chứa ít dinh dưỡng hơn bình thường, trong khi đó còn có một sồ chất không tốt cho sức khỏe. Người bệnh có thể sử dụng ngũ cốc nguyên hạt hay gạo lứt… để cung cấp dường chất cho xương phát triển.
Qua những thông tin mà bài viết cung cấp trên chắc hẳn mọi người đã có những thông tin tổng quan nhất về bệnh gai đôi cột sống từ đó biết cách chắc sóc và bảo vệ bản thân khi bệnh xảy ra. Trong trường hợp trẻ em mắc bệnh này thì bố mẹ cần đặc biệt lưu ý, tiến hành điều trị từ sớm cho trẻ để bệnh không gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.
Xem thêm: Trị gai đôi cột sống hiệu quả bằng các bài thuốc đơn giản
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
GỢI Ý XEM THÊM
Gai cốt hoàn loại có ly đất giá bao nhiêu