Nếu không muốn bị gai khớp gối \”hoành hành\” hãy tìm hiểu ngay 5 thông tin sau đây

Gai khớp gối được xem là hệ quả thường gặp khi bị thoái hóa khớp gối và một khi đã xuất hiện thì căn bệnh này rất khó chữa trị. Chính vì thế mọi người cần biết gai khớp gối là gì, biểu hiện bệnh ra sao và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả để có biện pháp phòng ngừa cũng như hướng xử lý, tránh khi bệnh chuyển nặng hay biến chứng mới khám và chạy chữa.

1. Bạn có biết gai khớp gối là gì?

Gai khớp gối là tình trạng thường gặp đặc biệt ở người bị thoái hóa khớp nhưng điều trị không triệt để. Bệnh thường gây ra ở nữ giới trên 40 tuổi do lúc này cơ thể bị thiếu hụt một lượng lớn canxi nếu không bổ sung đầy đủ dễ dẫn đến loãng xương, thoái hóa.

Bệnh lý gai khớp gối

Gai khớp gối là căn bệnh phổ biến gây tác động lớn đến người bệnh

Số liệu thống kê trong những năm gần đây cho thấy thoái hóa khớp gối đứng thứ 3 chỉ sau thoái hóa cột sống thắt lưng và thoái hóa đốt sống cổ, chính vì vậy mọi người cần đặc biệt lưu ý về căn bệnh này.

Đặc biệt, bệnh sẽ gây ra những ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và công việc của người bệnh, thậm chí  đe dọa đến khả năng vận động của khớp gối gây tàn phế, bại liệt. Vì vậy nhận biết dấu hiệu, tìm ra nguyên nhân và cách chữa gai khớp gối là điều cần thiết với mọi người.

2. Dấu hiệu nhận biết bạn có bị gai khớp gối hay không?

Nhận biết gai khớp đầu gối không hề đơn giản bởi dễ nhầm lẫn với triệu chứng của thoái hóa khớp gối. Đó cũng là lý do tại sao số người phát hiện bị gai cột sống khá ít. Dưới đây là những triệu chứng gai khớp gối mọi người hãy cùng tìm hiểu.

– Đau khớp gối, đây là triệu chứng đầu tiên, người bệnh thường không để ý triệu chứng này bởi nó chưa ảnh hưởng nhiều do gai xương mới mọc. Khi gai phát triển dần thì tình trạng đau nhức cũng tăng theo, nhiều khi người bệnh cảm giác đau đớn khủng khiếp nhất là khi cử động mạnh, thay đổi thời tiết.

– Di chuyển phát ra tiếng lục cục tại khớp gối, triệu chứng này cũng dễ nhận biết khi người bệnh thực hiện co duỗi khớp. Dịch tiết ra càng ít, khớp càng khô thì tiếng kêu càng rõ ràng hơn.

– Tình trạng cứng khớp nhất là vào buổi sáng sớm, người bệnh sẽ thấy gối cứng, không thể co duỗi như bình thường sẽ kèm theo đau nhói lên nếu người bệnh cố cử động.

– Cử động bị cản trở khi bệnh gai khớp gối tác động đến các mô xung quanh. Khớp, co bắp yếu dần, chân đứng không vững có thể biến dạng, lệch trục khớp gối từ đó khiến chân biến dạng.

Biến chứng gai khớp gối

Biến dạng khớp có thể xảy ra nếu không phát hiện sớm

Ngoài ra, còn một số biểu hiện cận lâm sàng khác mà chỉ đi khám, chụp chiếu người bệnh mới phát hiện được.

3. Tại sao bạn lại bị mọc gai khớp gối?

Lý giải nguyên nhân gây gai khớp gối, các chuyên gia cho rằng, gai khớp gối hình thành là sự thoái hóa của sụn khớp. Quá trình thoái hóa thường diễn ra âm thầm theo thời gian. Chính vì vậy, người già là đối tượng “tấn công” chủ yếu của căn bệnh này.

– Khi đó, sụn khớp bị ăn mòn, xơ hóa, lượng dịch khớp suy giảm, để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự diễn ra quá trình bù đắp bằng cách tăng canxi tại vùng tổn thương khớp gối khiến canxi lắng đọng lại, nhiều dần dẫn đến mỏm xương, gai xương.

– Ngoài nguyên nhân bị gai khớp gối trên, thì các yếu tố làm thúc đẩy quá trình thoái hóa và mọc gai xương dưới đây cũng đã được các chuyên gia xương khớp chỉ ra:

– Chấn thương, các chấn thương tại khớp gối trong quá trình lao động, tai nạn… khiến vùng khớp gối chịu tổn thương sẽ để lại di chứng về sau dù chấn thương đó có nhẹ và một trong những di chứng phổ biến nhất đó chính là khiến quá trình thoái hóa tại khớp gối diễn ra nhanh hơn so với những người bình thường khác.

– Áp lực từ công việc, việc gia tăng áp lực cho khớp gối từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay công việc bệnh ngoài. Những người thường xuyên khuân vác nặng, di chuyển quá nhiều sẽ khiến sụn khớp nhanh chóng bị bào mòn hơn chính vì thế làm tăng nguy cơ bị gai khớp gối.

Xem tiếp: Nguyên nhân nào gây ra chứng bệnh gai khớp gối?

Gai khớp gối do làm việc nặng

Khuân vác nặng làm tăng nguy cơ bị mọc gai ở đầu gối

– Thừa cân, cân nặng là vấn đề lớn với xương khớp bởi nó làm tăng sự chèn ép trong quá trình di chuyển, vận động của con người do vậy mà quá trình thoái hóa diễn ra nhanh và dễ dẫn đến mọc gai.

Việc xác định bệnh từ sớm cũng như chỉ ra nguyên nhân yếu tố gây bệnh sẽ giúp cho quá trình khám, chữa bệnh diễn ra thuận lợi, đạt kết quả cao.

4. Giải pháp điều trị gai khớp gối là gì?

Để điều trị bệnh gai khớp gối người bệnh cần tìm đúng địa chỉ khám, chữa bệnh gặp bác sĩ giỏi và được áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì các triệu chứng bệnh mới được giải quyết một cách tối ưu nhất.

Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh mà tùy vào nhu cầu mỗi người có thể áp dụng phương pháp chữa bệnh khác nhau.

  • Điều trị gai khớp gối bằng y học hiện đại

Tây y là phương pháp chữa bệnh hiện đại, phù hợp với cuộc sống hối hả hiện nay đó chính là sự nhanh gọn, hiệu quả tức thì. Điều trị bằng phương pháp này,người bệnh cũng sẽ được chỉ định sử dụng thuốc, áp dụng vật lý trị liệu chữa bệnh hay phẫu thuật. Trong đó thuốc và vật lý trị liệu được nhiều người sử dụng hơn cả nhất là thuốc. Bất cứ người bệnh nào cũng từng sử dụng thuốc Tây y để giảm những cơn đau nhức do bệnh gây ra.

Phẫu thuật thường được chỉ định trong trường hợp nặng cần phải cắt gai hay thay khớp nhân tạo khi khớp cũ không thể phục hồi hay cải thiện được nữa.

  • Chữa gai khớp gối bằng y học cổ truyền

Rất nhiều người bệnh chọn chữa bệnh bằng y học cổ truyền với các bài thuốc Đông y hay châm cứu, bấm huyệt…

– Các bài thuốc hay, bài thuốc gia truyền được bào chế từ các dược liệu tự nhiên giúp tác động vào cơ quan bên trong cơ thể để phục hồi dần sức khỏe cũng như sụn khớp. Từ đó tình trạng đau nhức, viêm sưng tại khớp gối của người bệnh sẽ được cải thiện dần.

Cải thiện bệnh gai khớp gối

Thuốc Đông y đang là cách chữa bệnh gai khớp gối hiệu quả nhận được sự tin tưởng của người bệnh

Đối với phương pháp này người bệnh cần kiên trì, uống hết liệu trình mà bác sĩ, dược sĩ kê toa để thuốc đủ ngấm và phát huy tác dụng.

– Châm cứu, xoa bóp bấm huyệt cũng được nhiều người bệnh áp dụng song song với các bài thuốc Đông y. Khi đó, người bệnh gai khớp gối sẽ được tác động trực tiếp vào khớp gối để giảm đau, kháng viêm, chống sưng tại khớp. Chỉ cần người bệnh kiên trì thực hiện mỗi ngày, các triệu chứng bệnh chắc chắn giảm đáng kể, không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống và sức khỏe.

5. Các phương pháp phòng ngừa gai khớp gối bạn nên biết

Việc phòng bao giờ cũng dễ hơn điều trị, chính vì thế để không phải tốn kém thời gian, tiền bạc và sức khỏe. Mọi người, nếu đã bước qua tuổi 30 thì hãy thực hiện phòng tránh gai đầu gối một cách tích cực.

– Hạn chế vận động mạnh, làm việc co duỗi thường xuyên với khớp gối.

– Mọi người nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên với tư thế đúng và các môn thể thao phù hợp. Trong đó bơi lội, đạp xe, đi bộ, tập yoga… là những môn thể thao mà bất cứ ai, bất cứ đối tượng nào bị bệnh hay không cũng có thể thực hiện.

– Dinh dưỡng phù hợp, không quá thừa (gây béo phì) không quá thiếu để cơ thể được cân bằng, hệ thống xương vững chắc.

– Giảm cân, đây là biện pháp hữu hiệu để phòng ngừa bệnh tật, giúp cơ thể nhẹ nhàng hơn từ đó giảm áp lực cho khớp gối làm chậm quá trình thoái hóa cũng như gai xương.

Với bất cứ căn bệnh nào không riêng gai khớp gối đều cần phải nhận biết và điều trị từ sớm để tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Chính vì thế, mọi người hãy chủ động phát hiện sớm triệu chứng, xác định đúng giai đoạn bệnh và quan trọng nhất là dùng đúng thuốc.

Đọc thật chậm: Những loại thuốc chữa gai đầu gối tốt nhất hiện nay

Trần Huế (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo