Những nguyên nhân bị Phong Thấp phổ biến nhất

Cũng như một số bệnh lý khác thì có khá nhiều nguyên nhân bị Phong Thấp, những nguyên nhân này đến từ trong cơ thể người bệnh, thậm chí còn xuất phát từ môi trường xung quanh. Chính vì thế mọi người cần nắm rõ kiến thức về nguyên nhân bị phong thấp để kịp thời khám chữa bệnh, tìm hướng điều trị phù hợp.

1. Tổng quan bệnh và nguyên nhân bị phong thấp

nguyên nhân bị phong thấp

Sự khác nhau giữa khớp bình thường và khớp bị bệnh phong tê thấp

Để biết rõ nguyên nhân bị phong thấp thì trước tiên cần hiểu rõ thế nào là bệnh phong thấp và một số triệu chứng điển hình của bệnh. Theo Bác sĩ Đặng Hồng Hoa – khoa cơ xương khớp bệnh viện E Hà Nội cho biết, phong tê thấp là căn bệnh không những ảnh hưởng đến chức năng hệ xương khớp mà còn gây tổn thương nhiều cơ quan khác như hệ thần kinh, tim mạch, da và các tổ chức dưới da.

Bệnh phong thấp thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em, gây ra nhiều biến chứng kéo dài đến khi trưởng thành. Nghiên cứu của Bộ y tế cho thấy lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 5-15 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh tại Việt Nam vào khoảng 1-2%.

Bệnh thường chia ra làm nhiều giai đoạn, bao gồm giai đoạn ổn định, đợt cấp tính và tái phát, vậy nên tùy thuốc vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà có những dấu hiệu bệnh phong thấp điển hình:

  • Đau nhức

Ở giai đoạn khởi phát, các khớp xương của người bệnh sẽ xuất hiện một số cơn đau cấp. Ban đầu ở các khớp nhỏ như khớp bàn tay, bàn chân, sau lan dần đến các khớp lớn như khớp đầu gối, khớp háng, khớp vai,…

Không chỉ đau khớp mà các bắp thịt cũng bị đau nhức. Đau nhiều khi vừa mới ngủ dậy hoặc sau khi nghỉ ngơi. Lâu dần những bắp thịt này sẽ trở nên yếu, xuất hiện những nốt mẩn đỏ dưới da. Chính vì thế nhiều người lại không biết và không tìm hiểu thêm về nguyên nhân bị phong thấp.

  • Sưng tấy

Đi kèm với các cơn đau nhức là hiện tượng sưng tấy tại hầu hết các khớp xương. Đến giai đoạn thứ phát, người bệnh còn bị hành hạ bởi cảm giác cứng xương, nhất là cứng xương tay, vai, cột sống, xương chậu, đầu gối.

Cảm giác cứng nhiều nhất là vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy, hoặc cứng khớp ngay khi người bệnh vận động, gắng sức làm việc,…

nguyên nhân bị phong thấp sưng

Đau nhức và sưng tấy các khớp xương là triệu chứng điển hình của bệnh phong thấp

  • Mệt mỏi

Khi mới mắc bệnh cơ thể sẽ thường có cảm giác mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, ngủ không thẳng giấc. Một số trường hợp còn có triệu chứng sốt nhẹ khi bệnh trở nặng.

  • Phát ra tiếng kêu

Khi người bệnh vận động các khớp xương sẽ phát ra tiếng kêu lạo xạo, lắc rắc.

  • Biến dạng khớp xương

Khi bệnh tiến triển nặng mà không được chữa trị kịp thời thì các khớp xương có thể bị biến đổi dẫn tới biến dạng.

Đọc thật chậm: Những bài thuốc ngâm chân trị phong thấp bạn không nên bỏ lỡ

2. Nguyên nhân bị phong thấp

Như đã đề cập đến ở trên, có rất nhiều nguyên nhân viêm khớp dạng thấp bao gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Cùng đi sâu tìm hiểu từng nguyên nhân gây bệnh để nhanh chóng có phương pháp cách trị phong thấp và phòng tránh bệnh hợp lý:

  • Nguyên nhân phong thấp do độ tuổi

Theo các chuyên gia sức khỏe thì nguyên nhân bị phong tê thấp đầu tiên đến từ độ tuổi người bệnh, chủ yếu tập trung ở trẻ em và những người từ 50 tuổi trở lên.

Đối với trẻ em thì do hệ cơ xương khớp còn yếu ớt nên dễ bị tấn công và mắc bệnh. Còn đối với người lớn tuổi là do cơ thể bước vào quá trình lão hóa kéo theo sự lão hóa của hệ cơ xương khớp, gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có bệnh phong thấp.

nguyên nhân bị phong thấp người già

Người lớn tuổi là một trong những đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp

  • Giới tính

Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao hơn so với nam giới, ngoài ra nữ giới cũng gặp nhiều di chứng nguy hiểm khó chữa trị hơn. Điều này là do thể trạng của nữ giới yếu hơn so với nam giới, đặc biệt là sau giai đoạn sinh đẻ, mãn kinh,… khiến cơ thể nữ giới mất đi nhiều dưỡng chất quan trọng, dần yếu đi, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ cơ xương khớp.

  • Nhiễm trùng

Khoa học đã chứng minh bệnh phong tê thấp sinh ra do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus tan huyết nhóm A ở đường hô hấp trên gây ra. Loại vi khuẩn này gây ra nhiễm trùng tại các màng lót ở khớp, từ đó khớp bị sưng và tiết ra chất đạm khiến lớp màng dần dầy lên.

Chính chất đạm này sẽ ảnh hưởng đến sự chắc khỏe của xương khớp làm cho phần sụn, gân, xương, dây chằng bao quanh khớp dần bị hủy hoại, khiến xương khớp dễ bị biến dạng và phá hủy khi gặp bất kỳ tác động nào.

Cần phải đọc : Bị phong thấp làm sao hết? 6 bước kiểm soát bệnh từ chuyên gia

nguyên nhân bị phong thấp nhiễm trùng

Nguyên nhân bệnh phong thấp còn đến từ sự nhiễm trùng phía bên trong cơ thể

  • Gien di truyền

Di truyền được xem là một trong những nguyên nhân bị phong thấp quan trọng. Trong trường hợp gia đình đã có người bị bệnh phong tê thấp thì khả năng cao thế hệ sau cũng sẽ bị mắc bệnh.

  • Đặc thù công việc

Có một số đối tượng dễ mắc bệnh phong thấp hơn so với những người khác, nguyên nhân đến từ môi trường làm việc và đặc thù công việc. Điển hình là những người lao động trong môi trường ẩm thấp, thường xuyên tiếp xúc nhiều với nước.

Bên cạnh đó những tư thế làm việc xấu cũng gây ra bệnh, ví dụ như phải khom người, đứng thường xuyên hoặc ngồi lâu một chỗ ít di chuyển sẽ dễ mắc bệnh.

Một số nghiên cứu còn chỉ ra những người làm nghề thợ sơn, thợ làm móng tay chân, tiếp xúc nhiều với acetone, xăng dầu, thuốc trừ sâu là đối tượng có khả năng cao mắc bệnh phong tê thấp.

  • Thời tiết

Yếu tó thời tiết cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên nhân bị phong thấp. Cụ thể, vào mùa đông khi thời tiết lạnh lẽo và trở nên ẩm thấp sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông máu trong cơ thể, dịch khớp trở nên đông đặc khiến các đầu khớp xương không được bôi trơn, khi vận động sẽ cọ xát gây ra đau đớn.

Còn đối với thời tiết mùa hè khi nhiệt độ tăng cao khiến các khớp xương bị giãn ra, dễ chèn ép lên các dây thần kinh quanh khớp, gây ra các cơn đau nhức âm ỉ.

  • Hút thuốc lá

nguyên nhân bị phong thấp thuốc lá

Những chất độc hại trong thuốc lá khiến cơ xương khớp dần yếu đi

Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại  ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là hệ cơ xương khớp. Những chất này khiến xương khớp dần yếu đi, mất đi độ chắc khỏe, trở nên giòn và dễ gãy hơn. Bên cạnh đó phần sụn khớp dần bị sụt giảm cũng tạo ra cơ hội cho bệnh phát triển.

  • Chế độ ăn uống

Chế độ ăn quá nhiều, gây dưa thừa chất đạm, chất béo,… sẽ gây ra tình trạng béo phì, thừa cân. Đây chính là nguyên nhân gây viêm đa khớp dạng thấp. Cụ thể, khi lượng mỡ trong cơ thể quá nhiều sẽ khiến chất béo dần bị bão hòa, chất chống oxy hóa không được cung cấp đầy đủ cho cơ thể khiến nguy cơ mắc bệnh phong tê thấp tăng cao.

Với những nguyên nhân bị phong thấp liệt kê ở trên sẽ giúp mọi người phòng tránh được bệnh, quan trọng là xác định được nguyên nhân mắc bệnh của bản thân để từ đó có được hướng điều trị bệnh phù hợp nhất. Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm bài viết phân tích chi tiết về những loại thuốc điều trị bệnh phong thấp tốt nhất năm 2017

Xem thêm: Chia sẻ những loại thuốc trị phong thấp TẬN GỐC được dùng nhiều

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo