Tham khảo phác đồ điều trị viêm khớp gối phổ biến hiện nay

Hiểu phác đồ điều trị bệnh viêm khớp gối không chỉ là nhiệm vụ, công việc của bác sĩ mà còn là điều mà bệnh nhân khi điều trị cần ý thức được. Bởi trên thực tế, bác sĩ chỉ là người truyền đạt lại còn người tuân thủ lại là bệnh nhân. Qua phác đồ này, người bệnh sẽ biết mình dùng những loại thuốc nào qua đường uống hay đường tiêm và liều lượng ra sao là tốt nhất.

>> Triệu chứng viêm khớp gối không nên bỏ qua

>> Viêm khớp gối có nguy hiểm không và 10 điều nên làm

1. Chẩn đoán bệnh viêm khớp gối

Trước khi tìm hiểu phác đồ điều trị viêm khớp gối mọi người cần phải được chẩn đoán bệnh. Chẩn đoán chính xác bệnh là điều đầu tiên để chắc chắn và đưa ra phác đồ điều trị bệnh chính xác nhất. Phương pháp chẩn đoán, dựa trên những dấu hiệu lâm sàng mà người bệnh nhận thấy và kết quả thu được sau khi chụp chiếu Xquang hay cộng hưởng từ MRI.

  • Chẩn đoán bệnh qua dấu hiệu lâm sàng

– Người bệnh viêm khớp gối  cảm thấy đau nhức khớp gối thường xuyên nhất là khi di chuyển, vận động mạnh hay cuối xuống nhấc vật nào đó.

Phác đồ điều trị viêm khớp gối

Muốn có phác đồ điều trị viêm khớp gối hiệu quả cần dựa vào triệu chứng bệnh

– Cứng khớp vào sáng sớm khi tỉnh dậy hay khi ngồi xổm trong một thời gian nhất định khó khăn khi đứng lên.

– Có hiện tượng sưng đỏ, nóng khớp hết hợp với sốt nhẹ.

– Bị teo cơ, biến dạng khớp gối

– Các cử động tại khớp bị hạn chế, khả năng làm việc bị giảm sút nghiêm trọng.

  • Chẩn đoán bệnh qua dấu hiệu cận lâm sàng

Bệnh được phát hiện khi nhìn vào hình ảnh của phim chụp Xquang hay cộng hưởng từ.

– Hiện tượng dày màng hoạt dịch tại khớp

– Khe khớp hẹp

– Đặc xương dưới sụn…

2. Phác đồ điều trị viêm khớp gối

Việc đặt ra phác đồ điều trị này thực chất nhằm mục đích giảm đau, phục hồi tình trạng; ngăn ngừa tiến triển bệnh cũng như biến chứng viêm khớp gối có thể gây ra; giúp người bệnh hiểu việc sử dụng thuốc tăng ý thức tìm cách trị viêm khớp gối một cách chủ động…

Phác đồ điều trị chính cho người bệnh chính là sử dụng thuốc. Bất kể trường hợp người bệnh viêm khớp gối có triệu chứng nhẹ hay nặng, cấp tính hay mãn tính đều có thuốc điều trị phù hợp.

Phác đồ điều trị viêm khớp gối hiệu quả

Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm trong phác đồ điều trị viêm khớp đầu gối

  • Sử dụng thuốc giảm đau tác dụng nhanh trong phác đồ điều trị viêm khớp gối

– Trường hợp người bệnh bị đau nhức khớp gối khiến người bệnh khó chịu thì thuốc được chỉ định giảm đau là paracetamol liều 1g – 2g/ngày. Trong một số trường hợp khác có thể dùng kèm theo tramadol hay sử dụng Efferalgan codein, Ultracet.

– Với thuốc chống viêm, người bệnh được sử dụng NSAIDs – thuốc chống viêm không steroid với các loại thuốc được sử dụng nhiều đó là Etoricoxia liều uống từ 30mg -60 mg/ngày; thuốc Celecoxib 200mg/ngày và Meloxicam 7,5- 15mg/ngày.  Meloxicam có thể sử dụng theo liều uống 2 lần/ngày hoặc liều tiêm trực tiếp vào khớp bị viêm 15mg/ngày.

Bên cạnh đó thuốc Piroxicam (20mg/ngày) hay Diclofenac (50 – 100mg/ngày) cũng là thuốc chống viêm không steroid được sử dụng nhiều.

– Corticosteroid là loại thuốc không được chỉ định trong trường hợp cho đường toàn thân.

  • Thuốc bôi ngoài da

Bên cạnh loại thuốc trên thì sử dụng thuốc bôi ngoài da cũng được sử dụng trong phác đồ điều trị viêm khớp gối với các loại thuốc Voltaren Emugel… các loại thuốc này có dạng gel có tác dụng giảm đau mà ít tác dụng phụ hơn so với thuốc uống.

  • Đường tiêm nội khớp

Thuốc tiêm trong phác đồ điều trị viêm khớp gối

Trong những trường hợp đặc biệt, bác sĩ phải tiêm để cải thiện triệu chứng viêm khớp gối

Các loại thuốc tiêm được chỉ định trong trường hợp bị đau nhức dữ dội, trong những trường hợp bắt buộc. Loại thuốc thường tiêm là Hydrocortison acetat, với loại thuốc này, chỉ được tiêm theo đợt (khoảng quá 3 mũi/đợt) mỗi đợt phải cách nhau từ 5 – 7 ngày mới được thực hiện tiếp. Và các chuyên gia cũng khuyên 1 năm không tiêm quá 3 lần.

– Thuốc tiêm Acid hyaluronic (AH) dưới dạng hyaluronate cũng được sử dụng với liều 1 ống/1 tuần  và sử dụng từ 3 – 5 tuần liên tiếp.

– Ngoài ra, còn chế phẩm chậm khác như Methylprednisolon, Betamethasone dipropionate loại thuốc này được tiêm mỗi mũi cách nhau từ 6 – 8 tuần. Do thuốc có ảnh hưởng lớn đến khớp trong trường hợp dùng quá liều vì vậy người bệnh cũng chỉ được tiêm không quá 3 đợt/năm.

Trong quá trình thực hiện phác đồ điều trị viêm khớp gối bằng thuốc, người bệnh cần phải lưu ý theo dõi sát sao tiến triển cũng các triệu chứng bệnh xem có giảm đi chút nào không. Từ đó nếu thấy bất thường xảy ra hay tình trạng bệnh không cải thiện thông báo cho bác sĩ để có những thay đổi cho phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: 

Điều trị viêm khớp gối bằng các phương pháp hiệu quả nhất

Điểm danh những loại thuốc trị viêm khớp gối được người bệnh tin dùng

T.H (Tổng hợp).

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo