Thuốc Risedronate có tác dụng gì? Dùng thuốc như thế nào hiệu quả và giá bán hiện nay

Thuốc Risedronate là thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị loãng xương. Thuốc giúp làm tăng mật độ xương, giảm nguy cơ gãy xương và hạn chế các biểu hiện đau xương khớp, cột sống do loãng xương gây ra. Vậy đây là thuốc gì, dùng như thế nào và có lưu ý gì trước, trong và sau quá trình dùng Risedronate.

Risedronate là thuốc gì?

Theo nguồn thông tin chính thống thì Risedronate là một dạng mới của Bisphosphonates. Là thuốc trị bệnh loãng xương, giảm phân huỷ xương, tăng sự hình thành xương. Thuốc được sử dụng và chỉ định dùng theo yêu cầu của bác sĩ.

Thuốc Risedronate Sodium

Thông tin thuốc Risedronate 

Risedronate đã được Cơ Quan Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ phê duyệt. Thuốc hiện có nhiều dạng khác nhau gồm: thuốc Risedronate sodium 35mg, thuốc Risedronate 5 mg Stada,  thuốc Risedronat natri… Dùng thuốc nào thì người bệnh không thể tự ý quyết định mà phải theo chỉ định của bác sĩ đã được kê trong đơn thuốc.

Tác dụng của thuốc Risedronate

Risedronate chữa bệnh gì, có công dụng gì? Các chuyên gia đã đưa ra một số công dụng của thuốc cụ thể như sau:

Dùng để làm chậm quá trình loãng xương, phòng ngừa hiện tượng gãy xương.

Sử dụng cho cả nam và nữ giới có biểu hiện đau nhức xương khớp do mật độ xương suy giảm.

Dùng trong điều trị bệnh Paget (một dạng viêm xương hiếm gặp).

Liều lượng dùng thuốc và cách dùng

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén. Tuỳ vào mỗi loại thuốc mà liều lượng dùng sẽ thay đổi cho phù hợp.

Liều dùng cho người bệnh bị đau xương khớp và các triệu chứng khác của bệnh loãng xương thường chỉ là 1 viên thuốc Risedronate 35mg/tuần.

Cách dùng và lưu ý khi uống thuốc Risedronate

Uống thuốc trước bữa ăn sáng ít nhất 30 phút. Bởi Risedronate dễ bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Nuốt viên thuốc với 1 cốc nước khoảng 240ml. Không nghiền nhỏ thuốc hay nhai, làm vỡ thuốc trước khi uống.

Uống thuốc thuốc Risedronate

Uống thuốc cả viên, không làm vỡ nát thuốc

Các tốt nhất là đứng thẳng khi uống thuốc, sau 30 phút uống thuốc mới được nằm.

Trong quá trình uống thuốc có thể bổ sung thêm vitamin D và canxi có thể qua thực phẩm hoặc viên uống.

Không uống cùng lúc Risedronate với các loại thuốc như: bismuth subsalicylate, didanosine, quinapril… bởi chúng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thu Risedronate của cơ thể.

Nên có ngày uống nhất định cho các tuần để đảm bảo. Chẳng hạn tuần này uống vào sáng thứ 2 thì tuần sau uống Risedronate cũng nên vào sáng thứ 2.

Trường hợp dùng thuốc quá liều hoặc quên liều uống người bệnh hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có hướng dẫn cụ thể, tránh ảnh hưởng đến quá trình điều trị và gây hại.

Thuốc Risedronate chữa bệnh tốt không?

Sử dụng Risedronate cho bệnh nhân loãng xương (phụ nữ sau mãn kinh) đã cho thấy nhưng kết quả khả quan khi mật độ khoáng xương ở người bệnh tăng trong khi đó tỉ lệ bị gãy xương thấp hơn so với sử dụng giả dược để trị bệnh.

Người bệnh ít bị đau nhức xương khớp, hiện tượng châm chích cũng giảm hẳn có thể sinh hoạt và vận động dễ dàng hơn.

Mặc dù vậy, không phải đối tượng nào dùng Risedronate cũng thấy hiệu quả, khá nhiều trường hợp người bệnh sau dùng thuốc một thời gian mà không thấy bệnh có tiến triển thậm chí gặp phải tác dụng phụ của thuốc.

Tác dụng phụ của thuốc Risedronate

Đây là thuốc được dùng theo đơn, dựa trên những đánh giá cụ thể về tình trạng bệnh lý cũng như cơ địa của người bệnh. Chính vì thế so với tác dụng phụ, lợi ích mang lại thường cao hơn. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp gặp phải tác dụng phụ không mong muốn xảy ra.

Những tác dụng phụ thường gặp, ít nguy hiểm như: Đau đầu, buồn ngủ, biểu hiện cảm cúm, khó chịu bụng, dạ dày, bị tiêu chảy, đau cơ, lưng nhẹ…

Tác dụng phụ của Risedronate

Đau đầu do dùng Risedronate không đúng cách

Tác dụng phụ ít gặp nhưng nguy hiểm gồm: Gặp khó khăn trong vấn đề nuốt, tiêu hoá thức ăn, bị đau các cơ, xương khớp nghiêm trọng, gặp vấn đề về thị lực, tầm nhìn bị hạn chế, mờ mắt, nôn mửa giống màu bã cà phê, đi ngoài phân đen, phát ban, sưng ngứa, khó thở…

Ngay khi thấy có biểu hiện bất thường nào bao gồm những biểu hiện không được liệt kê ở trên, người bệnh cần phải thông báo với bác sĩ, đến cơ sở y tế để nhận sự trợ giúp. Tránh để kéo dài gây nguy hiểm cho cơ thể đặc biệt có thể gây tử vong.

Thận trọng khi dùng Risedronate

Trước khi sử dụng thuốc người bệnh nên nhận biết một số thông tin sau để thận trọng hơn tránh gặp tác dụng phụ và tương tác thuốc.

Hãy trao đổi và nói với bác sĩ nếu như người bệnh dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, trên cơ sở đó bác sĩ sẽ có đánh giá lại và tìm ra loại thuốc phù hợp hơn.

Trong trường hợp người bệnh đang hoặc có tiền sử mắc các bệnh về dạ dày, thực quản, bệnh thận hay nồng độ canxi trong máu thấp, ngay cả khi bạn không thể đứng thẳng hay ngồi thẳng cũng nên nói với bác sĩ.

Hãy nói với bác sĩ nếu như người bệnh đang dùng các loại thuốc khác kể cả thực phẩm chức năng, vitamin. Trong trường hợp phẫu thuật nha khoa nên nói với bác sĩ về việc dùng thuốc Risedronate bởi người bệnh có thể được chỉ định ngừng dùng để tránh ảnh hưởng đến kết quả sau phẫu thuật.

Với chị em có dự định mang thai, đang mang thai, đang nuôi con bú nên thận trọng, trao đổi với bác sĩ trước khi dùng để tránh rủi ro.

Giá thuốc Risedronate

Với các loại Risedronate được nhập khẩu từ nước ngoài bán không quá phổ biến nên chưa có giá bán chính thức cho mỗi sản phẩm. Riêng có Risedronate Stada 5mg có 2 loại là hộp 3 vỉ và hộp 10 vỉ x 10 viên được sản xuất tại Công ty Stada Việt Nam được bán với giá khoảng 7.200VNĐ/viên.

Hướng dẫn bảo quản thuốc Risedronate

Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất thì Risedronate cần phải bảo quản ở trong nhà, trong phòng. Nhiệt độ thích hợp nhất là từ 15ᵒC – 30ᵒC.

Không để thuốc linh tinh, tránh tầm tay trẻ em cũng như vật nuôi trong nhà.

Không để thuốc tại nơi ẩm ướt như nhà tắm, các gầm góc hay trong tủ lạnh.

Trên đây là thông tin về Risedronate để mọi người tham khảo. Khi đã hiểu hơn về loại thuốc này nhất là tác dụng và lưu ý thì người bệnh hãy đi khám, trao đổi với bác sĩ để bảo vệ hệ thống xương khớp phòng tránh loãng xương và đau nhức xương khớp.

Xem ngay: Khám chữa xương khớp ở bệnh viện nào tốt nhất tại HN và TPHCM?

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo