Bệnh phong thấp có lây không và những sự thật ít ai biết

Bệnh phong thấp có lây không là một vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Để hiểu đúng và hiểu đủ về vấn đề này chúng ta cần xem xét nguyên lý hoạt động của bệnh và các yếu tố tác động xung quanh để có được các bằng chứng khoa học cụ thể và đưa ra được những dẫn chứng xác thực về tình trạng lây hay không lây của bệnh.

1. Giải đáp bệnh phong thấp có lây không theo phân tích khoa học

Phong tê thấp là chứng bệnh tự miễn dịch gây ra sự nhầm lẫn khiến cơ thể sản sinh ra các kháng thể tấn công vào màng khớp, ngoài ra còn gây đau và các tổn thương tiềm ẩn cho những cơ quan khác trên cơ thể như mắt, phổi, tim và mạch máu nhưng chủ yếu là khớp và tim.

Bệnh có yếu tố mãn tính và có các giai đoạn khác nhau như cấp tính, tái phát, ổn định. Tùy vào từng giai đoạn và cơ quan với các tổn thương khác nhau mà bệnh cũng chia thành các dạng khác nhau như thấp khớp cấp, thấp khớp tái phát, thấp tim khớp, thấp tim diễn biến, thấp tim tái phát.

Bệnh thường gây ra đau, sưng và cứng ở khớp, có thể tác động đến nhiều khớp và bất kỳ khớp nào trong cơ thể. Khi mắc bệnh người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, nhức mỏi toàn thân, thậm chí bị sốt. Biến chứng nặng nhất của bệnh là các di chứng trên tim.

Đừng bỏ lỡ: Bị phong thấp làm sao hết? 6 bước kiểm soát bệnh từ chuyên gia

bệnh phong thấp có lây không thắc mắc

Tình trạng của khớp khi bị phong thấp

Để trả lời được bị phong thấp có lây không và bệnh phong thấp có nguy hiểm không chúng ta cần xem xét các yếu tố liên quan mật thiết đến bệnh như gen và di truyền học:

  • Yếu tố Gen đóng vai trò thế nào đối với bệnh phong thấp?

Hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể bằng cách tấn công các thực thể xâm nhập từ bên ngoài như virus hay vi khuẩn. Tuy nhiên đôi khi hệ thống lại tấn công nhầm vào những cơ quan khỏe mạnh. Các nhà khoa học đã xác định được một số gen tiêu biểu có thể điều khiển các phản ứng miễn dịch này.

Điều này có nghĩa những ai có những gen này có nguy cơ mắc bệnh phong thấp cao hơn những người khác. Tuy nhiên không phải ai có các gen này cũng đều mắc bệnh phong thấp và cũng không phải ai mắc bệnh cũng có các gen này.

  • Nếu vậy thì bệnh phong thấp có di truyền không?

Nếu một thành viên trong gia đình bạn mắc chứng phong thấp thì liệu bạn có khả năng cũng mắc phong thấp không? Di truyền có phải là một trong những nguyên nhân bị phong thấp không? Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu một người có người thân cùng huyết thống đời thứ nhất mang bệnh phong thấp thì người đó có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 3 lần so với người không mắc bệnh. Bởi theo di truyền học những người trong gia đình thường có nhiều điểm tương đồng về bộ gen, đặc biệt là các ca sinh đôi.

Đọc tiếp: Hai bài thuốc đông y chữa bệnh phong thấp hiệu quả cao

bệnh phong thấp có lây không giải đáp

Quan hệ huyết thống thân thiết trong gia đình có nguy cơ di truyền bệnh phong thấp

Điều này có nghĩa là những người có cha, mẹ, anh chị em ruột mắc bệnh sẽ dễ bị phong thấp hơn những người khác. Tỷ lệ mắc bệnh do ảnh hưởng từ di truyền chiếm 53-68% trong số các nguyên nhân, và nguy cơ này không hề liên quan đến bất cứ các ảnh hưởng nào từ các yếu tố môi trường khác.

  • Kết luận

Như vậy, theo luận điểm khoa học thì bệnh phong phấp không phải là một bênh truyền nhiễm. Tuy nhiên, yếu tố di truyền có thể phần nào ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh của bạn. Nếu như trong gia đình bạn có người mắc bệnh phong thấp thì việc đề phòng mắc bệnh và cách trị phong thấp có lẽ là điều mà bạn nên hết sức lưu tâm. Để có thể phòng bệnh tốt thì bạn cũng nên chú ý đến các tác động đến từ bên ngoài như môi trường, thói quen và hành vi sống.

2. Một số yếu tố trực tiếp gây ra bệnh phong thấp bạn cần lưu ý

Tuy bệnh phong thấp có bị lây không đã được giải đáp nhưng bệnh vẫn có thể xảy ra với bất cứ ai trong những trường hợp sau:

– Yếu tố môi trường và sinh hoạt cũng tác động không hề nhỏ đến khả năng mắc bệnh của bạn. Nếu bạn từng có tiền sử hút thuốc lá thì khả năng mắc bệnh sẽ cao từ 1,3 đến 2,4 lần so với những người không hút và có thể phải chịu đựng các triệu chứng bệnh phong thấp nặng nề hơn.

– Một số nguy cơ tiềm ẩn có thể đến từ thuốc tránh thai hoặc sử dụng liệu pháp thay thế hormone. Ngoài ra các vấn đề về rối loạn kinh nguyệt, nuôi con bằng sữa mẹ khi cho bú trực tiếp cũng có thể gia tăng nguy cơ bệnh.

Các tác động từ môi trường và thói quen bao gồm:

– Ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường

– Ảnh hưởng từ thuốc trừ sâu

– Thừa cân, béo phì, mất kiểm soát cân nặng

– Môi trường làm việc thường xuyên tiếp xúc với dầu mỏ hoặc silic đyoxit

– Chấn thương, stress về cả thể chất lẫn tinh thần

– Sinh sống trong môi trường ẩm thấp, lạnh lẽo trong thời gian dài

Một số tác nhân gây bệnh khác có thể là độ tuổi, giới tính trong đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn hẳn đàn ông với tỷ lệ mắc bệnh là 70% trên tổng số và độ tuổi mắc thường từ 30 – 60. Phụ nữ mang thai cũng là một đối tượng dễ mắc phải bệnh phong thấp bởi sự sản sinh một số gen mang bệnh trong suốt thai kỳ.

Bệnh phong thấp có lây không bằng chứng

Phụ nữ trong đó có phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ mang bệnh cao

Như vậy, bạn có thể không còn phải lo lắng về vấn đề bệnh phong thấp có lây không nữa. Tuy nhiên, dù bệnh không lây lan nhưng vẫn mang một số đặc điểm di truyền mà chúng ta không nên xem nhẹ. Do vậy, việc hạn chế các thói quen không tốt và bảo vệ bản thân khỏi những tác động xấu từ bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ gây bệnh là điều bạn nên hết sức lưu tâm.

Có thể bạn muốn biết: Cách điều trị căn bệnh phong thấp ra mồ hôi tay chân khiến bạn mất tự tin

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo