Đừng để cơ thể thiếu hụt vitamin B12 nếu không muốn mắc bị thoái hóa cột sống lưng
Vitamin B12 hay Cobalamin là một trong những vitamin quan trọng giúp duy trì sự khoẻ mạnh của cơ thể. Chính vì thế mọi người nên tìm hiểu vai trò và cách bổ sung sao cho hợp lý để phòng ngừa cũng như hỗ trợ điều trị một số bệnh lý trong cơ thể như bệnh về hệ thần kinh, viêm đau khớp, ung thư…
Nhận biết vai trò của Vitamin B12 với con người
Các chuyên gia đã đưa ra nhận định vitamin B12 là nằm trong nhóm 8 loại vitamin cần thiết để tăng cường chức năng của các cơ quan trong cơ thể cũng như phòng chống bệnh tật. Vitamin B12 tham gia vào các quá trình:
– Tổng hợp AND, sinh sản, nhân đôi các tế bào mô cơ thể.
– Tham gia sản xuất hồng cầu ở máu, giúp tế bào máu khoẻ mạnh hơn
– Là thành phần cấu tạo ra bao Myelin giúp hệ thần kinh có thể hoạt động bình thường.
– Giúp chuyển hoá acid folic và lipid cho cơ thể.
B12 là vitamin đóng vai trò thiết yếu trong cơ thể con người
Dù đóng vai trò thiết yếu xong theo nghiên cứu những năm gần đây cho thấy có khoảng 15% dân số bị thiếu vitamin B12 và có đến khoảng 40% dân số đang có khả năng bị thiếu hụt vitamin nhóm B này.
Nhu cầu vitamin B12 cần thiết với cơ thể cho từng đối tượng
Mỗi độ tuổi lại có nhu cầu bổ sung vitamin khác nhau. Vì vậy mọi người nên biết để điều chỉnh cho hợp lý. Trường hợp thiếu hụt thì bổ sung còn dư thừa thì kìm hãm lại.
Vitamin B12 sẽ được tính bằng microgam theo từng độ tuổi như sau:
– Trẻ sơ sinh – 6 tháng tuổi cần bổ sung: 0,4 mcg/ngày.
– Trẻ nhỏ từ 7 – 12 tháng tuổi cần bổ sung: 0,5 mcg/ngày.
– Trẻ em từ 1 – 3 tuổi cần bổ sung: 0,9 mcg/ngày.
– Trẻ em từ 4 – 8 tuổi cần bổ sung 1,2 mcg/ngày.
– Trẻ em 9 – 13 tuổi cần bổ sung 1,8 mcg/ngày.
– Trẻ từ 14 tuổi trở lên cần bổ sung: 2,4 mcg/ngày.
– Với phụ nữ mang thai cần 2,6mcg và phụ nữ cho con bú cần 2,8mcg/ngày.
Lợi ích mà vitamin B12 mang lại cho cơ thể
Tác dụng của vitamin B12 với sức khoẻ đã được các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra giúp:
– Sản xuất tế bào máu và ngăn ngừa bệnh thiếu máu.
– Giúp chuyển hoá carbohydrate thành glucose trong thực phẩm, giúp cơ thể nhiều năng lượng hơn.
– Kích thích vị giác và hệ tiêu hoá theo chiều hướng tốt giúp trẻ.
– Vitamin B12 giúp bảo vệ và hỗ trợ sự duy trì của hệ thần kinh, tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng.
– Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý như Azheimer, run chân tay và bệnh tim mạch.
– Tăng cường năng lượng và hỗ trợ duy trì hệ thần kinh trung ương. Giảm bớt sự căng thẳng, bực bội và tăng cường sự tập trung trí nhớ, giảm mắc phải các bệnh đau dây thần kinh hay đau xương khớp do thoái hoá cột sống lưng, cổ gây ra.
Tác dụng của vitamin B12 đối với cơ thể
– Giúp phòng ngừa bệnh ung thư do khói thuốc lá và phòng chống hen suyễn ở trẻ.
Ngoài ra, bổ sung đầy đủ vitamin B còn tốt cho tim mạch, giảm rối loạn thần kinh, rối loạn kinh nguyệt…
Làm cách nào để nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin B12
Do là vitamin thiết yếu nên khi bị thiếu hụt có thể dễ dàng nhận biết qua các dấu hiệu như:
– Lười láng mịn, nhợt nhạt không hồng tươi như bình thường khiến giảm cảm giác ăn ngon miệng, vị giác giảm.
– Cảm giác châm chích tại bàn tay, bàn chân
– Thường xuyên bị choáng, mất cân bằng, run rẩy, loạng choạng, vấp ngã
– Trí nhớ giảm sút
– Dễ bị căng thẳng, bất an, xúc động, trầm cảm
Nên bổ sung vitamin B12 bằng cách nào?
Có 2 nguồn bổ sung vitamin hữu ích cho mọi người đó là thông qua thực phẩm và thông qua thuốc/ viên uống vitamin B12. Tuỳ vào mức độ hấp thu của cơ thể cũng như mức độ thiếu hụt mà người bệnh có thể bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ sao cho đầy đủ nhất.
-
Tăng cường vitamin B12 thông qua thực phẩm
Chế độ ăn uống hàng ngày chính là cách bổ sung vitamin B12 đơn giản và an toàn nhất. Mọi người chỉ cần tìm hiểu về thực phẩm có hàm lượng vitamin B12, sau đó xây dựng bổ sung đa dạng thực phẩm theo từng ngày, sẽ bù đắp những thiếu hụt của cơ thể.
Một số thực phẩm chứa vitamin B12 được các nhà dinh dưỡng thống kê bao gồm:
– Thịt bò
– Hải sản như tôm, cua, hàu, ngao, cá…
– Gan gà, lợn…
– Trứng gà, vịt.
– Sữa và chế phẩm từ sữa
– Ngũ cốc, phomai
– Rau củ, súp lơ xanh…
-
Tăng cường vitamin B12 qua thuốc
Thêm nguồn bổ sung vitamin đơn giản, dễ hấp thụ khác đó là qua thuốc. Hiện nay có rất nhiều công ty dược phẩm trong nước sản xuất vitamin thành các dạng với hàm lượng khác nhau có thể kể đến như:
– Dạng viên nén hàm lượng 100 mcg, 200 mcg, 1000 mcg
– Dạng dung dịch tiêm có hàm lượng 1000 mcg/ml.
Tăng cường vitamin B12, phòng tránh thiếu hụt qua việc dùng thuốc bổ sung
Ngoài ra, vitamin B12 còn có trong nhiều chế phẩm khác để tăng cường khả năng hấp thu cũng khư tăng sức khoẻ cho người sử dụng.
Khi nào cần sử dụng thuốc vitamin B12?
Khá nhiều đối tượng được bác sĩ chỉ định bổ sung vitamin B12 cho cơ thể trong đó có các đối tượng là:
– Người thường xuyên uống rượu, nghiện rượu.
– Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng cần bổ sung bởi lúc này cơ thể dễ bị thiếu hụt.
– Người cao tuổi, những người ăn chay.
– Người mắc các bệnh liên quan đến dây thần kinh, đau thần kinh toạ, đau thần kinh liên sườn, bệnh đau cơ xương khớp.
Bên cạnh đó chị em trước và trong thời kỳ “đèn đỏ” cũng nên bổ sung vitamin B12.
Những điều cần lưu ý khi dùng thuốc bổ sung vitamin B12
Khi sử dụng hãy bổ sung theo đúng liều lượng, số lần uống được ghi trên tờ hướng dẫn hoặc dùng theo đơn của bác sĩ trong trường hợp được dùng kết hợp với các loại thuốc điều trị bệnh khác.
Dù là thuốc bổ sung vitamin B12 cho cơ thể tuy nhiên nếu sử dụng với liều cao, có thể dẫn đến tác dụng phụ như đau đầu, rối loạn tiêu hoá, tăng nhịp tim, cao huyết áp, khó thở, chân tay yếu liệt, gây tổn thương thị giác, ngứa, phát ban hay sốc phản vệ. Dù các tác dụng phụ này rất ít gặp nhưng phòng ngừa sẽ không thừa.
Vitamin B12 rất cần thiết, mọi người không nên để cơ thể gặp phải tình trạng thừa hay thiếu vitamin này để tránh gây thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh… Với bệnh nhân đau thần kinh toạ ngoài dùng vitamin B12 có thể kết hợp thêm vitamin B1 hoặc B6 và cùng các loại thuốc, thực phẩm chức năng khác theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tìm hiểu ngay: Điều kì diệu từ thực phẩm chức năng điều trị thoái hóa cột sống
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!