Vitamin B6 có lợi ích gì với sức khoẻ và cách bổ sung khoa học nhất?

Vitamin B6 là loại vitamin quan trọng, không thể thiếu với hoạt động thường ngày của con người bởi nó tham gia vào rất nhiều quá trình chuyển hoá trong cơ thể. Không chỉ vậy loại vitamin nhóm B này còn giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý trong đó có bệnh viêm khớp.

Vitamin B6 có vai trò như thế nào với sức khoẻ con người?

Theo các tài liệu dinh dưỡng, vitamin B6 hay còn gọi là pyridoxine, đây là vitamin thuộc nhóm B đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá các chất trong cơ thể đảm bảo thể chất và tinh thần con người khoẻ mạnh như:

– Vitamin B6 giúp chuyển hoá carbohydrate, chất béo, chất đạm.

– Tham gia vào quá trình phản ứng lên men, giúp duy trì đường huyết ổn định.

– Giúp tổng hợp hemoglobin cũng như bài tiết của thận.

Bổ sung vitamin B6

Bổ sung vitamin và dưỡng chất đầy đủ sẽ giúp cơ thể khoẻ mạnh, phòng ngừa bệnh tật

  • Lợi ích tuyệt vời của vitamin B6

Loại vitamin này không chỉ giúp ổn định sức khoẻ mà còn ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh lý như:

– Cải thiện chức năng của não bộ.

– Giúp ổn định sức khoẻ mạch máu.

– Tăng cường hệ miễn dịch chống nhiễm khuẩn.

– Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.

– Giảm các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức cơ thể và xương khớp.

– Giúp làm giảm các triệu chứng bệnh viêm khớp.

– Giúp mắt sáng khoẻ hơn.

– Điều trị tăng huyết áp.

– Ngăn ngừa tình trạng rối loạn chức năng thận và hình thành sỏi thận.

– Ngăn ngừa hội chứng tiền kinh nguyệt.

– Giảm các triệu chứng của viêm khớp.

– Giảm tác dụng phụ cho một số loại thuốc điều trị.

Dấu hiệu thiếu hụt vitamin B6

Việc nhận biết dấu hiệu thiếu hụt vitamin B6 của cơ thể không khó, chỉ cần thấy những biểu hiện này người bệnh hãy đi khám và bổ sung cho đầy đủ:

Thiếu vitamin B6 sẽ thế nào?

Người bệnh mệt mỏi khi bị thiếu hụt vitamin B6

– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, khó ngủ.

– Gặp các vấn đề về da và tóc như rụng tóc, khô nẻ da.

– Bị rối loạn tâm thần.

– Có biểu hiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh như run chân tay, co cơ.

Ngoài ra, những bệnh nhân bị suy tim, xơ gan hay hội chứng urê huyết, nghiện rượu đều có nguy cơ bị thiếu hụt loại vitamin này.

So với dấu hiệu thiếu vitamin B6 thì dấu hiệu thừa rất khó nhận biết, chỉ trường hợp dùng quá liều sẽ gây độc tính và gây hại cho hệ thần kinh như gây mất cảm giác hay tê bì chân tay.

Chính vì thế, mọi người cần nắm được thông tin biết nhu cầu cần bổ sung mỗi ngày và cách bổ sung tốt nhất hiện nay.

Lượng vitamin B6 bao nhiêu là đủ với từng đối tượng?

Mỗi đối tượng, lứa tuổi lại cần bổ sung lượng vitamin thích hợp cụ thể:

# Trẻ nhỏ

Với trẻ sơ sinh – 6 tháng tuổi cần 0,1mg/ngày.

Trẻ từ 7 tháng – 1 tuổi cần khoảng 0,3mg/ngày.

Trẻ từ 1 – 3 tuổi cần 0.5mg/ngày.

Trẻ từ 4 – 8 tuổi cần tới 0,6mg/ngày.

Trẻ từ 9 – 13 tuổi cần khoảng 1mg/ngày.

Trẻ từ 14 – 18 tuổi: Với bé trai cần lượng vitamin B6 khoảng 1,3mg/ngày và bé gái là 1,2mg/ngày.

# Người lớn 

Với người trưởng thành và trung niên từ 19 – 50 tuổi khoảng 1,5mg/ngày.

Với những người > 51 tuổi ở đàn ông cần 1,7mg/ngày còn phụ nữ cần 1,5mg/ngày.

Riêng với phụ nữ có thai hay đang cho con bú thì cần 1,9mg/ngày.

Thuốc vitamin B6

Nên uống bổ sung vitamin để cơ thể khoẻ mạnh

Mọi người có thể căn cứ vào các mốc này để kiểm tra, đánh giá xem cơ thể đã được cung cấp đủ lượng vitamin B6 hay chưa.

Bổ sung vitamin B6 bằng cách nào khoa học nhất?

Vitamin B6 tồn tại ở nhiều dạng có thể là qua thực phẩm hay viên uống bổ sung. Mỗi loại lại có những điểm khác biệt do đó mọi người hãy kiểm tra để biết cơ thể mình và người thân có đủ không để bổ sung thêm. Dưới đây là cách cung cấp vitamin B6 cho cơ thể khoa học mọi người có thể tham khảo.

  • Tiến hành bổ sung vitamin B6 thông qua thực phẩm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì bổ sung các loại vitamin qua thực phẩm là nguồn chủ yếu. Cách bổ sung này vừa tốt, vừa an toàn lại dễ thực hiện. Có 2 nguồn thực phẩm cung cấp vitamin B6 là nguồn thực vật và nguồn động vật.

# Nguồn vitamin B6 gốc thực vật

Từ các nghiên cứu khoa học cho thấy rất nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật chứa vitamin B6 có thể kể đến như các loại hạt, rau củ, trái cây tươi hoặc khô. Trong số những thực phẩm ấy có thể kể đến gồm hạt hướng dương, hạt điều, hạt dẻ cười; chuối, bơ chín, các loại trái cây khô; cải bó xôi…

# Nguồn vitamin B6 gốc động vật

Bên cạnh nguồn vitamin B6 gốc thực vật thì nguồn từ động vật cũng khá đa dạng có thể kể đến như thịt gà, thịt bò, cá ngừ…

  • Cách bổ sung vitamin B6 qua thuốc

Thuốc bổ sung vitamin hiện đang trở thành giải pháp nhanh chóng hiệu quả cho nhiều người. Bởi các thuốc đã có sẵn hàm lượng, người sử dụng chỉ cần dùng theo tờ hướng dẫn hay chỉ định của bác sĩ. Một số trường hợp dùng vitamin B6 chung với các loại thuốc điều trị ví dụ các bệnh về xương khớp như đau thần kinh toạ, viêm khớp, thoát vị…

Thuốc vitamin hiện trên thị trường có 2 dạng là viên uống và dạng thuốc tiêm. Với dạng viên uống có viên nén hàm lượng 25mg, viên nang mềm hàm lượng 250mg, viên uống tổng hợp B1-B6-B12…

Việc sử dụng thuốc nếu không theo chỉ dẫn của bác sĩ thì khó kiểm soát được.

* Lưu ý:

Khi dùng thuốc bổ vitamin B6 hay bất cứ loại vitamin nào khác không nên nghĩ an toàn, bổ dưỡng mà uống nhiều, tự ý tăng liều lượng. Bởi dùng liều cao có thể gây phản tác dụng dẫn để tổn thương dây thần kinh và sức khoẻ bản thân.

Mối liên hệ giữa vitamin B6 với người bị viêm khớp

Một số nghiên cứu được thực hiện đã cho thấy vitamin B6 có mối liên hệ với bệnh nhân viêm khớp. Thiếu hụt vitamin B6 khi bị viêm khớp có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn. Còn bổ sung vitamin B6 khi bị bệnh thì sẽ cải thiện và ngăn ngừa được tình trạng đau cơ khớp đồng thời giảm viêm mạn tính.

Bên cạnh viêm khớp một số bệnh lý liên quan đến dây thần kinh do thoái hoá, thoái vị chèn ép cũng được bác sĩ kê đơn bổ sung thêm vitamin B6, B1 và B12 để hỗ trợ điều trị.

Với những thông tin trên hy vọng mọi người đã biết sự cần thiết của vitamin B6 với cơ thể và trong việc điều trị bệnh viêm khớp. Để cơ thể khoẻ mạnh và phòng ngừa, điều trị bệnh tốt hãy đảm bảo chế độ dinh dưỡng mình ăn hàng ngày luôn đảm bảo đủ vitamin và khoáng chất.

Có thể bạn chưa biết: Nguyên nhân viêm khớp và cách phòng tránh cho người bệnh

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo