Những kiến thức bổ ích về bệnh vôi hóa cột sống lưng mọi người nên biết

Một trong những bệnh xương khớp phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay chính là vôi hóa cột sống. Bệnh vô cùng nguy hiểm có thể khiến người bệnh mất khả năng lao động thậm chí nằm liệt giường. Tuy nhiên hiểu biết của mọi người về căn bệnh này từ những điều đơn giản nhất như cách nhận biết cũng không có, chính vì vậy ảnh hưởng lớn đến việc phát hiện và điều trị bệnh.

1. Bệnh vôi hóa cột sống lưng là gì?

Rất nhiều người trung niên hiện nay đang gặp phải căn bệnh vôi hóa cột sống lưng nhưng họ lại không hiểu căn bệnh này là gì? Theo các chuyên gia lý giải thì vôi hóa cột sống lưng là dạng phổ biến nhất của căn bệnh vôi hóa cột sống. Tình trạng vôi hóa xảy ra khi canxi bị lắng đọng lại trên dây chằng nhằm mục đích làm dày lên qua một thời gian, gai xương sẽ trồi lên.

– Các trường hợp đi khám và phát hiện bị vôi hóa cột sống, vôi hóa cột sống thắt lưng đều từ 40 tuổi trở lên và tỉ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn so với nữ giới.

Ảnh hưởng bệnh vôi hóa cột sống lưng

Bệnh vôi hóa cột sống lưng gây nhiều ảnh hưởng xấu đến người bệnh

– Vị trí gai xương hình thành thường ở mặt trước hoặc bên trong cột sống. Do đó khi bệnh tiến triển nặng mặc dù không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra hậu quả nặng nề cho thể chất và tình thần người bệnh nhất là khi nó có thể khiến người bệnh nằm liệt giường.

Căn bệnh này ngày càng phổ biến hơn do đó các chuyên gia khuyến cáo mọi người cần tìm hiểu thông tin về bệnh từ sớm không chỉ cách phòng ngừa mà cả dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị. Qua đó, mọi người có thể đưa ra những phương án xử lý tối ưu nhất khi bệnh xảy ra.

Tìm hiểu ngay: Chữa vôi hóa cột sống lưng bằng các phương pháp hiện hành

2. Những biểu hiện thường gặp khi bị vôi hóa cột sống lưng

Để có thể nhận biết chính xác mình bị vôi hóa cột sống lưng chứ không phải căn bệnh nào khác về cột sống mọi người hãy xem mình có gặp phải triệu chứng vôi hóa cột sống nào dưới đây.

– Trong giai đoạn đầu, mọi người sẽ không thấy biểu hiện bất thường gì chỉ khi vận động mạnh, thường xuyên khiến gai va chạm, cọ xát vào các mô, dây chằng, rễ thần kinh xung quanh người bệnh sẽ thấy đau đớn.

– Đau nhức khi ngủ dậy, leo cầu thang hay thực hiện các cử động tại vùng cột sống lưng.

– Cứng khớp, tê mỏi xuống chi dưới và lưng trên

– Khả năng vận động bị ảnh hưởng, người bệnh khó khăn khi thực hiện các động tác cúi xuống, xoay trái, xoay phải.

– Khi rễ thần kinh bị chèn ép có thể gây tê mỏi, yếu các bắp cơ

– Người bệnh có thể bị rối loạn đường đại tiểu tiện, không kiểm soát được hay thậm chí mất cảm giác trong trường hợp ống tủy bị gai chèn ép.

3. Đối tượng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống lưng

Cũng giống như các bệnh xương khớp khác, những người gặp phải triệu chứng vôi hóa cột sống lưng phổ biến ở một số đối tượng nhất định như:

– Người già

– Phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh

– Những người lao động nặng thường xuyên như nhân viên bốc vác thuê, nông dân, thợ xây…

– Dân văn phòng…

Nguyên nhân gây vôi hóa cột sống lưng

Môi trường văn phòng dễ dẫn đến các bệnh về xương khớp như vôi hóa

Chính vì những đối tượng này có nguy cơ cao mắc hầu hết các bệnh về xương khớp do đó dễ bị nhầm lẫn sang dấu hiệu bệnh của các bệnh lý với nhau.

4. Tại sao lại bị vôi hóa cột sống lưng?

Những đối tượng kể trên có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống lưng là gì những nguyên nhân sau:

– Với người già, do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể và các khớp xương, cột sống trong đó vùng lưng luôn phải chịu sự tác động, đè nén kể cả khi con người vận động, ngồi hay nằm chỗ. Chính vì thế mà quá trình thoái hóa ở vùng này thường diễn ra nhanh kết hợp với nhiều yếu tố khác dễ bị vôi hóa, hình thành gai xương.

– Phụ nữ tiền mãn kinh bị vôi hóa do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến cơ thể chưa kịp thích nghi ngay, thêm vào đó lượng canxi thiếu hụt dễ gây ra các vấn đề về xương khớp trong đó có vôi xương.

– Người làm việc, lao động nặng nhọc thường xuyên đặc biệt là các hoạt động cúi xuống bốc vác đồ, vác vật nặng trên lưng, cổ và di chuyển liên tục trên quãng đường dài và lặp lại từ ngày này qua tháng khác. Những hành động này khiến vùng cột sống đặt biệt là vùng lưng gặp phải những tổn thương cả phần cứng lẫn mồ mềm xung quanh nhất là dây chằng bị giãn… từ đó dễ gây hình thành gai xương, vôi hóa.

– Dân văn phòng cũng nằm trong đối tượng có nguy cơ cao bị vôi hóa cột sống lưng là do tính chất công việc ngồi làm việc 8 tiếng đồng hồ/ngày, rất ít người rời vị trí của mình trong quá trình làm việc. Chính vì lười vận động kèm tư thế ngồi không đúng gây ra áp lực vô cùng lớn cho cột sống cùng các khớp khác nên dân văn phòng là đối tượng tấn công của các bệnh xương khớp và bệnh lý khác.

Ngoài những nguyên nhân trên thì vôi hóa cột sống lưng còn gây ra bởi một số yếu tố sau đây.

– Di truyền cũng là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh vôi hóa cột sống. Bởi những bất thường tại vùng cột sống lưng hay tiền sử ông bà, bố mẹ bị vôi hóa thì rất dễ sau này con cháu sẽ bị bệnh.

Chấn thương gây vôi hóa cột sống lưng

Chấn thương trực tiếp tại cột sống lưng lâu dài gây vôi hóa cột sống 

– Chấn thương, va chạm khiến cột sống lưng bị tổn thương từ đó cơ thể sẽ tự sinh ra phản ứng tu bổ lại hư hỏng đó bằng cách bổ sung canxi làm dầy lên. Lâu dần canxi bị lắng đọng quá nhiều dẫn tới mọc gai.

– Lối sống không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng kém, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh lối sống và chế độ dinh dưỡng có ảnh hưởng lớn đến sự vững chắc của hệ thống xương khớp. Cụ thể là những người bị thiếu canxi sẽ có nguy cơ cao bị loãng xương, vôi hóa cột sống…

– Một số bệnh lý như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến vôi hóa cột sống lưng nên mọi người cần chú ý trong quá trình khám để việc điều trị đạt hiệu quả.

5. Giải pháp điều trị cho người bệnh vôi hóa cột sống lưng

Nhận biết các triệu chứng và nguyên nhân giúp ích rất nhiều cho quá trình điều trị. Trong khi phát hiện sớm biểu hiện bệnh giúp người bệnh chủ động đi khám, quá trình điều trị kịp thời; còn tìm ra nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp điều trị chính xác, hiệu quả hơn. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị vôi hóa cột sống để mọi người lựa chọn gồm có:

  • Dùng thuốc

Phương pháp chữa trị đầu tiên mà người bệnh nghĩ đến và được bác sĩ chỉ định chính là sử dụng thuốc. Do thuốc là phương pháp chữa bệnh có tác dụng từ bên trong mà không ảnh hưởng đến phần cứng. Giúp cải thiện các triệu chứng bệnh từ những cơn đau nhức thông thường cho đến sự chèn ép dây thần kinh bên trong.

– Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể điều trị bằng các loại thuốc khác nhau như thuốc dân gian, thuốc Tây y, thuốc Đông y… tùy vào thời điểm phát hiện bệnh. Với người biết mình bị vôi hóa cột sống lưng giai đoạn đầu thường chọn các bài thuôc dân gian để chữa bệnh do lành tính, dễ áp dụng lại hiệu quả.

– Trường hợp bệnh nhân bị vôi hóa nặng, gai xương đã mọc dài gây đau nhức, kéo dài hơn thì người bệnh có thể dùng thuốc Tây y (có tác dụng giảm đau, chống viêm tức thì) hay thuốc Đông y (có hiệu quả chữa bệnh lâu dài).

  • Phẫu thuật cắt gai

Đây là phương pháp điều trị gai cột sống triệt để nhất hiện nay trong việc loại bỏ gai xương. Tỉ lệ thành công từ các ca phẫu thuật cắt gai rất cao tuy nhiên vẫn có trường hợp bị biến chứng sau phẫu thuật, mọc gai sau đó. Chính vì vậy, để đảm bảo chỉ trong những trường hợp đặc biệt, gai chèn ép vào dây thần kinh gây tê bì chân tay, cản trở vận động… thì người bệnh mới được tiến hành phương pháp điều trị này.

  • Vật lý trị liệu

Phương pháp chữa trị vôi hóa cột sống lưng

Tiến hành chữa vôi hóa cột sống bằng vật lý trị liệu đang trở nên phổ biến

Hiện nay rất nhiều bệnh nhân lựa chọn vật lý trị liệu để điều trị vôi hóa cột sống lưng. Thực hiện phương pháp này, người bệnh có thể áp dụng một trong nhiều liệu pháp trị liệu như kích thích điện trị liệu, siêu âm trị liệu, sóng ngắn trị liệu, hồng ngoại trị liệu cùng các bài tập hỗ trợ khác.

6. Phòng ngừa vôi hóa cột sống lưng hiệu quả

Vôi hóa đốt sống lưng là căn bệnh tuy không đe dọa trực tiếp đến tính mạng nhưng về lâu về dài nó sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đến khả năng vận động. Do đó, để không phải đối mặt với các triệu chứng bệnh, những tác động tiêu cực đến cả thể chất, tinh thần và chất lượng công việc cách duy nhất chính là phòng ngừa bệnh từ khi còn trẻ.

Việc phòng ngừa bệnh không hề khó, chỉ cần mọi người chủ động, tích cực thực hiện từ những điều nhỏ nhất như:

– Thay đổi thói quen sống và làm việc, từ tư thế đi đứng, nằm ngồi sao cho thẳng lưng, giảm áp lực lên vùng cột sống.

– Hạn chế tư thế cúi, vác nặng gây tác động trực tiếp lên vùng cột sống. Trường hợp công việc mọi người đang làm có tính chất bắt buộc như văn phòng, lái xe, thợ may… Hãy nghỉ ngơi thường xuyên, mỗi lần khoảng 5 – 10 phút, tốt nhất đứng lên vận động, đi lại cho các khớp xương được giãn, máu lưu thông tốt hơn.

– Giảm thiểu chấn thương một cách thấp nhất bằng cách hạn chế chơi các môn thể thao quá sức, vận động quá nhiều như đánh golf, tennis, bóng đá, nhảy cao…

– Duy trì trọng lượng cơ thể ổn định sao cho cân nặng phù hợp với khối lượng và sức chịu đựng của xương. Trường hợp béo phì, hãy thực hiện biện pháp giảm cân vừa giúp tránh vôi hóa lại ngăn ngừa nhiều căn bệnh nguy hiểm khác cho cơ thể.

– Tập luyện thể dục thể thao, phần lớn giới trẻ hiện nay lười tập thể dục, đây cũng là nguyên nhân tại sao các bệnh lý về xương khớp ngày càng trẻ hóa. Hãy bỏ chút thời gian vào buổi sáng sớm hay chiều tối để tập thể dục thể thao. Chú ý nên tập, chơi những bài tập, môn thể thao vừa sức, tránh vận động động mạnh hay liên tục.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D và dưỡng chất có lợi khác cho sự phát triển khỏe mạnh của xương khớp để có thể phòng ngừa vôi hóa cột sống lưng và các bệnh về xương khớp một cách tốt nhất.

Những thông tin tổng quan về căn bệnh vôi hóa cột sống lưng trên chắc chắn đã giúp mọi người có những hiểu biết nhất định về căn bệnh này. Từ đó, khi bản thân hay người xung quanh có triệu chứng vôi hóa cột sống thắt lưng, mọi người sẽ biết mình nên làm gì để hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe và cuộc sống một cách thấp nhất.

 Click xem chi tiết: Tiết lộ những loại thuốc chữa vôi hóa cột sống lưng hiệu quả

T.H (Tổng hợp).

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo