Axit uric trong máu cao gây bệnh gout nguy hiểm tới sức khỏe
Axit uric trong máu cao gây ra các bệnh lý vô cùng nguy hiểm trong đó có bệnh gút. Bởi khi hàm lượng axit uric tăng muối urat không thể hoà tan hết từ đó kết tinh các tinh thể tại khớp ngón chân, ngón tay. Các tinh thể muối sắc nhọn này sẽ khiến người bệnh bị đau, viêm sưng hay còn gọi là bệnh gút. Vậy chỉ số axit uric bình thường là bao nhiêu? cách giảm axit uric trong máu nhanh là gì?
Xem ngay:
>> Chuyên gia giải đáp: Bệnh gút có chữa được không?
>> Lên thực đơn cho người bệnh gout để giảm viêm sưng gout tốt nhất
1. Nồng độ axit uric trong máu cao và những điều bạn cần biết
Rất nhiều thông tin từ các chỉ số trong cơ thể cho mọi người biết cơ thể có ổn định không. Trong trường hợp các chỉ số này bình thường cụ thể là chỉ số axit uric thì hoàn toàn khoẻ mạnh trong đó chỉ số axit uric trong máu cao sẽ cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm.
-
Chỉ số acid uric bình thường là bao nhiêu?
Sau khi xét nghiệm nếu kết quả cho ra chỉ số bình thường của acid uric sẽ < 6mg/dl thì đó là chỉ số bình thường.
-
Nồng độ axit uric trong máu bao nhiêu là cao?
Các chỉ số axit uric trên cơ thể con người tăng cao sẽ hình thành gút
Khi chỉ số đo được > 6 mg/dl cụ thể: Từ 6 – 7 mg/dl cao, bạn có nguy cơ mắc bệnh gout.
Trên 7mg/dl, bệnh gút nặng chuyển biến xấu.
Nhưng vậy có thể thấy axit uric trong máu cao sẽ cho biết bạn có nguy cơ cao mắc bệnh gút và bệnh đang chuyển biến theo chiều hướng xấu. Khi đó bạn cần phải tìm phương pháp làm giảm acid uric trong máu.
-
Mối liên hệ giữa axit uric với bệnh gút
Theo các nghiên cứu chỉ ra những người bị gút là do lượng axid uric trong máu cao. Do đây là acid yếu chính vì thế mà nó dễ bị ion hoá tạo thành muối urat. Ở nhiệt độ cơ thể bình thường hàm lượng muối là 6,8 mg/dl có thể hoà tan dễ dàng. Còn trường hợp muối tăng cao trên 6,8mg/dl thì chúng không thể hoà tan được, kết tủa thành các tinh thể có hình dạng sắc nhọn.
Vị trí tập trung và tấn công của các tinh thể này chính là các khớp nhỏ ở ngón tay, ngón chân. Vì thế mà khi hàm lượng acid uric trong máu cao người bệnh gút sẽ thường bị sưng đau ở những khớp này đầu tiên.
-
Nguyên nhân tăng chỉ số axit uric trong máu là gì?
Axit uric trong máu tăng cao là do một trong các nguyên nhân sau đây:
– Do yếu tố bệnh lý, một số bệnh lý như bệnh thận, chức năng thận suy giảm, bệnh đái tháo đường, xơ gan hay suy giáp, béo phì, bệnh gút… khiến việc đào thải axit uric trong cơ thể giảm, từ đó chúng tích tục lại và tăng dần lên.
Chỉ số acid uric trong máu cao do chức năng thận bị suy yếu
– Do sử dụng thuốc, việc sử dụng một số loại thuốc lợi tiểu có thể khiến lượng axit uric trong máu tăng lên.
– Lượng axit uric trong máu cao do chế độ ăn uống, Nạp quá nhiều thực phẩm giàu đạm, purin chính là nguyên nhân dẫn đến acid uric tăng lên. Các thực phẩm được cảnh báo gồm có hải sản, thịt đỏ, phủ tạng, rượu, thuốc lá…
-
Làm sao để biết chỉ số axit uric trong máu cao?
Nếu nghi ngờ bản thân bị gout hay tò mò về chỉ số axit uric trong cơ thể là bao nhiêu mọi người hãy đến các cơ sở chuyên khoa thực hiện xét nghiệm máu. Với các thiết bị hiện đại, sau quá trình phân tích sẽ cho ra kết quả chính xác nhất.
Ngoài ra để chắc chắn hơn, một số trường hợp sẽ được xét nghiệm nước tiểu để xem chỉ số axit uric trong máu cao hay không, nguyên nhân gây bệnh do đâu, có hình thành sỏi thận ở người bị gút không.
Việc xét nghiệm đo chỉ số axit uric thường xuyên là cần thiết với những người bị gút bởi khi đó sẽ cho biết việc điều trị và kiểm soát axit uric trong máu có hiệu quả hay không.
2. Cách giảm acid uric trong máu nhanh
Khi axit uric trong máu cao, điều người bệnh nên làm lúc đó chính là tìm cách giảm axit uric trong máu nhanh nhất, ổn định nhất để dịu dần các cơn đau nhức, viêm sưng gút đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát. Dưới đây là những gợi ý giúp giảm axit uric trong máu hiệu quả nhất.
-
Sử dụng các thuốc hạ acid uric máu
Để giúp hạ acid uric máu, sau khi làm cách xét nghiệm và xác định mức độ, bác sĩ có thể kê thuốc giảm acid uric máu như:
Thuốc giảm acid uric trong máu Allopurinol: Thời gian tuần đầu có thể uống 100mg/ngày, sau đó tăng liều lượng lên khoảng 200-300mg/ngày.
Nhóm thuốc tăng thải acid uric, một số loại thuốc như:
– Thuốc Probenecid sử dụng với liều lượng khoản 250mg- 3g/ngày
– Thuốc Sunfinpyrazol dùng liều lượng khoảng 100mg-800mg/ngày
Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua và sử dụng thuốc làm giảm acid uric máu nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
-
Ăn gì để giảm axit uric trong máu?
Điều chỉnh lại chế độ ăn uống, loại ngay các loại thực phẩm giàu purin và có nguy cơ làm tăng axit uric trong máu.
– Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như dưa chuột, cherry, táo, lê, dưa hấu, dâu tây… là cách làm giảm axit uric trong máu hiệu quả.
– Không ăn các loại thực phẩm khiến axit uric trong máu cao như nội tạng động vật (gan, lòng, thận, dạ dày…), thịt đỏ (thịt cừu, thịt dê, thịt ngựa…).
Tránh xa thực phẩm nhiều đạm nếu muốn giảm acid uric trong máu
– Uống nhiều nước và các loại nước khoáng kiềm để hoà tan, giúp việc đưa axit uric dư thừa ra khỏi cơ thể tốt hơn.
-
Cách giảm axit uric trong máu qua việc tập luyện
Nếu bạn còn thắc mắc không biết làm cách nào để giảm acid uric trong máu thì ngay từ bây giờ hãy xây dựng cho mình một chế độ luyện tập phù hợp chính là việc làm hữu hiệu để giúp giảm chỉ số acid uric.
– Tăng cường vận động, đây là cách để cơ thể trao đổi chất cũng như đào thải axit uric trong cơ thể tốt hơn.
– Tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng vừa sức, tốt cho sức khoẻ như bơi lội, tập yoga và các bài tập hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.
Ngoài ra, để giảm axit uric trong máu nhanh, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc hỗ trợ giảm axit uric trong máu như thuốc ức chế tổng hợp, thuốc tăng thải axit uric…
Chỉ số axit uric trong máu cao nếu không sớm hạ xuống sẽ khiến người bệnh đối mặt với những biến chứng khó lường từ bệnh gout nguy hiểm nhất chính là biến dạng, nhiễm trùng và tàn phế khớp.
Đọc thêm:
Bệnh gút ăn rau gì để bệnh không hành hạ suốt phần đời còn lại?
T.H (Tổng hợp).
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!