Sự thật đáng sợ về bệnh gout và cách xử trí để bệnh một đi không trở lại
Gout là một trong những bệnh mãn tính thường gặp ở Việt Nam với số người mắc bệnh lên đến 22.000 người trong những năm từ 2007 – 2012. Nếu không tìm giải pháp khắc phục kịp thời, người bệnh không chỉ phải đối mặt với những cơn đau nhức mỗi ngày mà còn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương xương khớp dẫn đến tàn phế, tổn thương thận, hủy hoại khớp,…
>> Bật mí bài thuốc Nam có thể “đánh bay” gout và bệnh xương khớp, 10 người khỏi cả 10
Bệnh gout và cảnh báo về 3 biến chứng nguy hiểm
Gout (gút) là bệnh lý xương khớp phổ biến thuộc vào nhóm bệnh viêm khớp, liên quan đến vấn đề rối loạn chuyển hóa purin trong cơ thể cùng chế độ ăn uống dư thừa đạm purin. Bệnh xảy ra khi nồng độ acid uric (axit uric) trong máu tăng cao vượt ngưỡng 420 micromol ở nam và 380 micromol ở nữ. Tình trạng này khiến cho máu bị bão hòa và lắng động tinh thể natri urat tại các khớp, gây ra viêm đau khớp.
Riêng tại Việt Nam, thống kê tại khoa Cơ xương khớp Bệnh viện Bạch Mai cho thấy, trong vòng 20 năm trở lại đây bệnh gout gia tăng ở tốc độ đáng báo động. Những năm 1978 – 1989 tỷ lệ mắc bệnh chỉ chiếm 1.5% dân số thì con số này đã tăng lên đến 10,6% vào năm 1996 – 2000. Con số thống kê tại Viện Gút cũng cho thấy, có đến hơn 22 ngàn người mắc bệnh gout kể từ tháng 7/2007 đến tháng 7/2012.
3 biến chứng bệnh gout không thể coi thường
Không chỉ gây ra những triệu chứng sưng đau, nhức mỏi ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh, gout còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khôn lường:
-
Thoái hóa khớp, tàn phế, mất khả năng vận động: Các hạt tophi lắng đọng tại khớp, tinh thể muối urat có dạng hình thoi sắc nhọn rất dễ gây viêm màng hoạt dịch, phá hủy sụn khớp, làm cho khớp bị thoái hóa và tiêu đầu xương… Khớp bị thoái hóa lâu dần sẽ trở thành biến dạng, hủy hoại khớp khiến người bệnh mất khả năng vận động và có nguy cơ đối diện với tàn phế suốt đời.
Bệnh gout có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong
-
Suy giảm chức nặng của thận, hủy hoại thận: Thống kê của Bộ Y tế cho thấy có đến 10 – 15% bệnh nhân gút mắc bệnh lý về thận như viêm cầu thận, suy thận, viêm khe thận, sỏi thận, tắc ống dẫn thận…
-
Đột quỵ, tử vong: Một phần không nhỏ bệnh nhân gout gặp các biến chứng về tim mạch như xơ vữa lòng mạch, giảm lưu thông máu, viêm màng trong và cơ tim,…
Mặc dù bệnh gout gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng người bệnh có thể chủ động phòng ngừa và “đẩy lùi” bệnh nếu phát hiện bệnh sớm và kịp thời.
Bệnh gout: Nguyên nhân và dấu hiệu không nên bỏ qua
Nguyên nhân gây bệnh gout xuất phát từ chính những thói quen thường ngày …
Trước đây bệnh gout được gọi là “bệnh nhà giàu” vì chỉ họ mới đủ điều kiện duy trì chế độ ăn uống giàu đạm, dư thừa chất. Tuy nhiên ngày nay bệnh có thể gặp ở bất cứ ai, nguyên nhân đến từ chính những thói quen thường ngày mà nhiều người mắc phải như:
Bệnh gout xảy ra bởi chính thói quen ăn uống, sinh hoạt không khoa học
- Uống nhiều bia rượu, chất kích thích;
- Ăn uống không điều độ, cân bằng, ăn nhiều món ăn mặn hay thực phẩm chế biến sẵn, ít ăn rau quả;
- Sinh hoạt không khoa học, thức khuya, lười vận động;
- Di truyền;
- Giới tính;
- Lười uống nước.
- Thừa cân, béo phì
- Dùng một số loại thuốc làm giảm thải acid uric.
- Mắc một số bệnh lý nguy cơ như rối loạn lipid máu, tăng glucose máu, đái tháo đường, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
Dấu hiệu bệnh gout tuyệt đối không được coi thường
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh gout thường gặp nhất:
Bệnh gout gây sưng đau, nóng đỏ tại các khớp
- Các khớp ở chi dưới, đặc biệt là khớp ngón chân bị sưng đỏ, đau nhức, các cơn đau có thể rất dữ dội, chỉ cần chạm nhẹ cũng vô cùng khó chịu.
- Triệu chứng sưng đau, nóng đỏ khớp còn xuất hiện ở khớp bàn chân, cổ chân, cổ tay, ngón tay,…
- Cử động khó khăn, khớp xương đau đớn và khô cứng.
- Ở giai đoạn đầu, bệnh thường khởi phát đột ngột, giữa các đợt đau nhức khớp thường hồi phục về trạng thái bình thường như chưa bị bệnh.
- Một số người có thể nhận thấy các dấu hiệu đau nhẹ, xuất hiện u cục tại các khớp,… gần giống hiện tượng bong gân.
- Dấu hiệu khác: Sốt cao, rét run, buồn nôn, cứng cổ, tăng huyết áp, rối loạn tiểu đường,…
Bệnh gout một khi đã hình thành thì sẽ phát triển rất nhanh và dễ dàng chuyển thành mãn tính. Do đó, người bệnh cần sớm tìm giải pháp “đánh bay” bệnh an toàn, hiệu quả.
Điều trị bệnh gout không khó, quan trọng là chọn đúng phương pháp
Không riêng gì bệnh gout mà các bệnh xương khớp nói chung, nếu người bệnh chọn đúng phương pháp xử trí, đồng thời xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh thì có thể “đẩy lùi” bệnh một cách hiệu quả.
Chọn Tây y để “chiến đấu” với bệnh gout hiệu quả ra sao?
Theo y học hiện đại, nguyên tắc xử trí bệnh gout là:
- Chống viêm khớp khi có cơn gout cấp bằng các loại thuốc giảm đau, chống viêm.
- Phòng bệnh tái phát bằng thuốc hạ acit uric, chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh.
- Trong một số trường hợp, khi người bệnh đã bị bệnh ở giai đoạn nặng, có nguy cơ hủy hoại khớp, tàn phế, các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Lạm dụng thuốc Tây cho bệnh gout có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hại
Thuốc Tây y thuận tiện khi sử dụng, giảm nhanh các cơn đau cấp và mãn tính chỉ trong “tích tắc”. Chính nhờ đặc điểm này nên nhiều người đã lạm dụng Tân dược khiến bản thân mình gặp phải nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: Rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, tá tràng, suy thận,…
Với phẫu thuật, khả năng thành công của phương pháp này khá lớn, tuy nhiên chi phí phẫu thuật tương đối cao, ngoài khả năng chi trả của nhiều người.
Vì sao ngày càng nhiều bệnh nhân gout chọn y học cổ truyền?
Trong y học cổ truyền, gút thuộc phạm trù chứng “tý thống”, còn gọi là bệnh thống phong. Bệnh xảy ra do cả yếu tố nội nhân và ngoại nhân. Cụ thể, lương y Đỗ Minh Tuấn, Giám đốc chuyên môn Nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết:
“Khi dinh vệ hư, tấu lý không chặt, phong hàn tà thấp thừa lúc cơ thể suy yếu mà xâm nhập gây ra tình trạng khí huyết không thông, chính khí bị tắc nghẽn, lâu ngày hình thành chứng tý hay còn gọi là bệnh gout.
Ở nam giới, nhất là những người từ tuổi 40 trở lên có chức năng can tỳ suy giảm, nếu lạm dụng thức ăn bổ béo, uống nhiều bia rượu thì càng hại đến can thận, nguyên khí, khiến tỳ thận hư suy, đàm thấp ứ trệ thì càng có nguy cơ cao bị căn bệnh này“.
Xử lý gout bằng theo y học cổ truyền được coi là cách “đẩy lùi” bệnh bằng thiên nhiên hiệu quả
Do đó, để điều trị bệnh gout, thay vì tập trung vào việc ngăn chặn, đẩy lùi các cơn đau, y học cổ truyền chú trọng vào việc giải quyết căn nguyên gây bệnh từ sâu bên trong cơ thể. Cụ thể, bằng cách kết hợp giữa các loại thuốc thanh nhiệt, thông lạc, khu phong, tán hàn, trừ thấp,… đồng thời bồi bổ can thận, tăng cường chính khí, bệnh gout không những được “đánh bay” mà sức khỏe người bệnh còn được phục hồi.
Giới thiệu bài thuốc Nam bí truyền 150 năm tuổi – “cứu cánh” cho bệnh nhân gout
Từ xa xưa, các vị thuốc Nam như hy thiêm, thổ phục linh, gối hạc, phòng phong,… đã được nhiều lương y Việt đánh giá cao và thường xuyên sử dụng trong các bài thuốc dành cho bệnh nhân gout. Tuy nhiên, việc tìm kiếm từng vị thuốc và đun sắc cầu kì khiến nhiều bệnh nhân e ngại và dần trở nên “lười biếng”.
Hiểu được tâm lý ấy, từ gần 150 năm trước, các lương y dòng họ Đỗ Minh đã nghiên cứu và cho ra đời bài thuốc Nam dành cho bệnh gout. Qua mỗi đời lưu truyền, bài thuốc lại có những cải tiến nhất định để phù hợp hơn với cơ địa người Việt các thời kỳ.
Xem thêm
>> “Giải quyết” bệnh gout mãn tính nhanh gọn bằng bài thuốc Nam dòng họ Đỗ Minh |
Đỗ Minh Đường là địa chỉ chữa bệnh gout bằng thuốc Nam uy tín
Đến nay, bài thuốc không chỉ được hoàn thiện về mặt thành phần, công dụng mà còn được lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh – quyết định bào chế thành dạng cao đặc, khắc phục được nhược điểm đun sắc tốn thời gian của thuốc Nam, mặt khác bảo toàn một cách tối đa dược chất.
Thành phần, công dụng bài thuốc dành cho bệnh gout của Đỗ Minh Đường
1. Bài thuốc dành cho bệnh gout
- Thành phần: tơ hồng xanh, phòng phong, gối hạc, dây đau xương, vương cốt đằng, hy thiêm, độc hoạt, chi mẫu,…
- Tác dụng: khu phong, tán hàn, trừ thấp, sơ thông kinh lạc, giảm đau chống viêm hiệu quả.
- Bài thuốc có thể sử dụng cho các bệnh xương khớp như gout, viêm khớp, đau khớp, thoái hóa khớp. thoát vị đĩa đệm,…
2. Thuốc hoạt huyết bổ thận
- Thành phần: xích đồng, bách hộ, tơ hồng xanh, cà gai, hạnh phúc, gắm, cành sung, nhân trần, hoàng kỳ, bồ công anh, ba kích…
- Tác dụng: bổ thận, trừ thấp, giải độc, tăng cường chức năng thận, ích tủy sinh huyết, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
3. Thuốc bổ gan giải độc
- Thành phần: bồ công anh, hạ khô thảo, kim ngân cành, diệp hạ châu, sài đất, tơ hồng xanh, nhân trần,…
- Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm sưng, bổ gan dưỡng huyết, tái tạo sụn khớp và chất hoạt dịch, tăng độ bền cho các khớp,…
4. Thuốc kiện tỳ ích tràng
- Thành phần: bạch truật, bạch thược, hoàng kỳ, trần bì, phục linh, đẳng sâm, phụ tử, ý dĩ nhân…
- Công dụng: giúp hòa giải can – tỳ, kiện tỳ tiêu thực, hành khí hóa ứ, tăng cường chức năng tỳ vị, ổn định hệ tiêu hóa.
* Lưu ý: Hiệu quả của bài thuốc tùy từng cơ địa người bệnh. Vui lòng liên hệ trực tiếp để được tư vấn chi tiết nhất.
Xem thêm |
Các loại thuốc tại Đỗ Minh Đường được bào chế dạng cao, thuận tiện khi sử dụng
Không phải bệnh nhân nào cũng cần sử dụng đồng thời một lúc cả 4 loại cao thuốc trên. Tùy từng tình trạng, cơ địa mà các lương y Nhà thuốc Đỗ Minh Đường sẽ quyết định thành phần, liều lượng sử dụng phù hợp nhất.
Ưu điểm khi sử dụng bài thuốc Nam dành cho bệnh gout của Đỗ Minh Đường
- Đẩy lùi bệnh bằng việc tấn công trực tiếp vào căn nguyên bên trong cơ thể, do đó mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững.
- Bài thuốc sử dụng hoàn toàn các vị thuốc Nam được thu hái từ các cánh rừng đại ngàn trong nước, an toàn, không gây tác dụng phụ như sử dụng thuốc Tây hay thuốc Bắc (thuốc Đông y được nhập từ Trung Quốc)
- Bài thuốc có tuổi đời gần 150 năm nên đã được kiểm chứng qua nhiều thế hệ người dùng.
- Do có thành phần từ thiên nhiên nên bài thuốc phù hợp với nhiều đối tượng, ngay cả với những người có cơ địa dị ứng với thuốc Tây, người già, phụ nữ mang thai,…
- Hiệu quả với nhiều bệnh xương khớp, mang lại tác dụng tổng hòa và lâu dài.
Lời khuyên của chuyên gia dành cho người bệnh
Để việc sử dụng bài thuốc đạt được hiệu quả cao, lương y Đỗ Minh Tuấn cho biết:
- Thuốc Nam không thể uống ngày trước, khỏi ngày sau, do đó người bệnh cần kiên trì sử dụng. Tránh tuyệt đối việc đang sử dụng thuốc thấy đỡ liền ngưng sử dụng, khi các triệu chứng bệnh quay lại liền lấy thuốc ra dùng tiếp.
- Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. Tránh xa các chất kích thích như bia rượu, thực phẩm giàu purin như nội tạng động vật, thịt bò, thịt chó, hải sản,… Nếu dùng thuốc mà “ăn uống vô tội vạ” những món trên thì thuốc có tốt mấy cũng trở thành “vô dụng”.
- Tập luyện các bài tập thể dục, thể thao phù hợp, được bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để tăng hiệu quả đào thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh
Hy vọng những thông tin về bệnh gout và giải pháp đẩy lùi bệnh bằng bài thuốc Nam của dòng họ Đỗ Minh mà chúng tôi giới thiệu sẽ giúp độc giả có thêm một lựa chọn an toàn, hiệu quả nữa trong công cuộc chiến đấu chống lại bệnh gout.
Sau khi đăng tải thông tin bài viết, khá nhiều độc giả gửi thư về hòm thư của chúng tôi hỏi về bài thuốc này. Chúng tôi đã liên hệ tới Đỗ Minh Đường và Nhà thuốc đồng ý sẽ tư vấn trực tiếp cho quý độc giả quan tâm, vì vậy mọi thông tin, thắc mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ trực tiếp:
Nhà thuốc Nam gia truyền dòng họ Đỗ Minh Đường
|
Có thể bạn quan tâm
>> Bài thuốc xương khớp Đỗ Minh Đường có hiệu quả không?
>> Giá một liệu trình thuốc xương khớp tại Đỗ Minh Đường hết bao nhiêu?
Minh Châu (t/h)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!