Bệnh gout thường đau ở đâu và hướng điều trị thế nào tốt nhất?

Bệnh gout thường đau ở đâu? Khi có người bị đau ở ngón chân cái, người bị đau ngón tay, người bị đau khuỷu tay… Để biết chính xác vị trí khớp bị đau, các biểu hiện thường gặp và cách điều trị gout hiệu quả, mọi người hãy cùng benhviemxuongkhop tham khảo những thông tin sau.

Xem ngay:

>> Axit uric trong máu cao gây bệnh gout nguy hiểm tới sức khỏe

>> Giải đáp: Bệnh gút có chữa được không và cách điều trị thế nào?

1. Giải đáp thắc mắc: Bệnh gout thường đau ở đâu?

Việc xác định vị trí khớp thường bị gout tấn công sẽ giúp người bệnh sớm nhận biết và điều trị bệnh kịp thời đúng cách. Theo các chuyên gia xương khớp, gout thường tấn công tại các vị trí khớp ở chân và tay cụ thể:

  • Ở chân

Bệnh gút thường đau ở đâu tại chân và biểu hiện thế nào? Rất nhiều khớp ở chân có thể bị ảnh hưởng và tấn công bởi các cơn đau gout như ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối. Trong đó ngón chân cái bị đau nhức, viêm sưng nhiều nhất.

Bệnh gout thường đau ở đâu ngón chân?

Bị đau khớp ngón chân cái khi bị gout

– Biểu hiện:

+ Tại vị trí khớp bị gout, người bệnh sẽ thấy các cơn gout cấp, đau thường xuất hiện vào ban đêm, khi người bệnh cử động mạnh, liên tục tại khớp.

+ Bị sưng đỏ có thể kéo dài 1 vài ngày sau đó tự biến mất cùng với cơn đau.

+ Gặp khó khăn khi di chuyển, ngay cả việc đi bộ một đoạn ngắn, ngổi xổm cũng khó khăn, đau đớn hơn.

+ Trường hợp bệnh nặng, cơn đau mãn tính kéo dài, kèm theo các biểu hiện ngoài da và toàn thân như trên da hình thành các u cục nhỏ (tophi) chạm vào không thấy đau. Trong khi đó cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trung, chán ăn, suy nhược cơ thể…

  • Ở tay

Tuy ít bị tấn công hơn so với chân nhưng các vị trí khớp ở tay như ngón tay, cổ tay và khuỷu tay cũng là vị trí lí tưởng để gout hình thành và gây đau nhức.

– Biểu hiện thường gặp:

+ Cơn đau cấp tính khá rõ rệt tại khớp và xung quanh khớp bị đau. Nhiều người có cảm giác đau như bị trật khớp vô cùng nhức nhối và khó chịu. Thời gian đau nhức có thể kéo dài từ 12 tiếng hay 1 vài ngày.

+ Vùng da tại khớp bị sưng đỏ, căng bóng có thể nhìn thấy ngay.

+ Có cảm giác ngứa râm ran tại khớp bị gout vô cùng khó chịu.

+ Khó khăn khi thực hiện cử động trong sinh hoạt hàng ngày, khi làm việc.

Bệnh gout thường đau ở đâu ngón tay?

Gout có thể hình thành ở tay

+ Khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, cũng giống như biểu hiện tại chân, người bệnh bị đau nhức dữ dội, kéo dài hơn; ngoài da hình thành cục tophi cùng các biểu hiện khác như sốt, chán ăn, mất ngủ, mệt mỏi…

Có thể thấy 90% biểu hiện bên ngoài của bệnh gout là gây đau, viêm sưng tại một khớp. Có 1 số ít bị gout mà viêm tại nhiều khớp. Nếu người bệnh không phát hiện và điều trị bệnh sớm, rất nhanh bệnh từ cấp tính sẽ chuyển sang mãn tính gây đau đớn, ảnh hưởng lớn đến người bệnh và người thân xung quanh.

Do đó sau khi đã biết bệnh gout đau ở đâu và biểu hiện như thế nào, mọi người hãy tham khảo thêm cách trị bệnh để có hướng xử lý tốt nhất trong trường hợp bệnh xảy ra.

2. Cách điều trị gout tốt nhất cho người bệnh

Để việc chữa trị gout đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên tiến hành trị bệnh theo phác đồ của bác sĩ kết hợp chăm sóc tại nhà.

  • Trước hết điều trị bệnh tại cơ sở chuyên khoa

Để xác định chính xác bệnh và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất, phù hợp nhất với người bệnh đầu tiên mọi người sẽ tiến hành các xét nghiệm cần thiết như: Xét nghiệm nồng độ acid uric trong máu và nước tiểu; tiến hành chụp X-quang…

Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và kê những loại thuốc cần thiết trong điều trị gout như: Allopurinol, Colchicin, Probenecid…

Bệnh gout thường đau ở đâu và cách điều trị

Sử dụng thuốc để cải thiện bệnh

  • Tiến hành chăm sóc, điều trị tại nhà

Ngoài việc sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ, người bệnh nên kết hợp tự chăm sóc, hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà bằng các cách sau:

– Uống nhiều nước để tăng cường khả năng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể. Với người bình thường có thể uống 2 lít nước mỗi ngày, thì người bị gout có thể uống nhiều hơn từ 2,5 – 3 lít.

– Hạn chế tối đa việc uống rượu bia, cà phê, đồ uống có gas, nước ngọt, không hút thuốc lá.

– Hạn chế đồ ăn nhiều đạm, nhiều chất béo, dầu mỡ, đồ chua… tăng cường các loại rau xanh, hoa quả, thực phẩm chứa ít nhân purin.

– Tập luyện thể dục thể thao với bài tập nhẹ nhàng phù hợp theo lời khuyên của bác sĩ.

– Tái khám bệnh định kỳ để kiểm soát tiến triển bệnh.

Qua những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết bệnh gout thường đau ở đâu và hướng điều trị bệnh tốt nhất. Để chắc chắn, người bệnh hãy đến các cơ sở chuyên khoa để được áp dụng pháp đồ điều trị bằng thuốc phù hợp.

Thông tin tham khảo: 

Top 5 loại thuốc điều trị gout thường dùng theo đơn thuốc từ bệnh viện

Điều trị bệnh gout bằng thuốc đông y – liệu pháp an toàn mà hiệu quả

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo