Các chấn thương đầu gối thường gặp gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe

Chấn thương đầu gối là tình trạng thường gặp của nhiều người trong đời sống hàng ngày. Khớp gối – bộ phận quan trọng của cơ thể có vai trò điều hướng hoạt động như chạy nhảy và phải chịu trọng lượng của cơ thể do vậy dễ dẫn ra các tổn thương. Vậy các chấn thương đầu gối thường gặp nhất là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Các chấn thương đầu gối thường gặp

Một số tổn thương thường gặp ở đầu gối như:

Chấn thương phần mềm đầu gối

Chấn thương phần mềm ngoài da ta có thể nhìn thấy bằng mắt như: Sưng bầm, vết thương hở,… Tuy không nguy hiểm, nhưng có thể làm khó chịu, mất thẩm mỹ vì thời gian để vết thâm tím tan đi thường mất rất nhiều thời gian.

Chấn thương đầu gối nguy hiểm không

Chấn thương phần mềm đầu gối 

Để điều trị tổn thương phần mềm đầu gối, người bệnh có thể tự chữa bằng cách chườm nóng hoặc lạnh để làm tan máu, giảm đau rất hiệu quả.

Gãy xương

Những tác động như: Té ngã, tai nạn giao thông, bị vật nặng rơi vào,… Nếu tác động vào đầu gối đều có thể dẫn tới gãy xương quanh khớp gối.

Khi gặp chấn thương đầu gối này, người bệnh sẽ thấy đau nhức khó chịu nhất là khi ấn vào ổ xương bị gãy thì đau nhói, mọi cử động ở khớp gối đều bị hạn chế. Nếu bệnh không sớm điều trị có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như: Tắc mạch máu do mỡ, viêm xương, chèn ép khoang,…

Viêm gân

Ở khớp gối, gân bánh chè và gân cơ tứ đầu đùi thường bị viêm nhất. Một số nguyên nhân gây ra phải kể tới như: Chấn thương va chạm, lao động nặng nhọc, luyện tập quá sức,…

Xem thêm: Hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng

Viêm gân là một dạng chấn thương đầu gối

Viêm gân gây ra cơn đau dai dẳng

Dấu hiệu nhận biết viêm gân ở đầu gối thường thể hiện ở các cơn đau nhức lúc âm ỉ khi thì dữ dội khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Nếu bệnh không sớm được điều trị có thể dẫn tới viêm mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh.

Đứt dây chằng đầu gối

Cấu tạo của khớp gối gồm xương bánh chè, đầu xương đùi, đầu xương chày. Tất cả các bộ phận này được liên kết với nhau bằng hai dây chằng chéo trước và chéo sau cùng với hệ thống các cơ. Trong đó dây chằng chéo trước dễ bị đứt nhất. Cả hai dây chằng này đều dễ bị giãn hoặc đứt khi có những va chạm trực tiếp như: Ngã, tai nạn giao thông,…

Triệu chứng điển hình của chấn thương dây chằng đầu gối này là các cơn đau nhức khó chịu, khớp xương không còn linh động làm hạn chế  hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Đặc biệt với những trường hợp bị rách dây chằng kèm theo các chấn thương khác như gãy xương, vỡ sụn, có thể dẫn tới thoái hóa khớp gối.

Trật khớp

Trật khớp gối cũng là một chấn thương đầu gối thường gặp, đặc biệt là những người chơi thể thao.

Trật khớp là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp

Trật khớp là một trong những chấn thương đầu gối thường gặp

Người bệnh có dấu hiệu như: Đau khớp gối, đầu gối sưng đỏ, xương khớp co cứng không linh hoạt,… Để khắc phục tình trạng này, bệnh nhân cần hạn chế vận động khớp gối đồng thời áp dụng các biện pháp giảm đau như chườm nóng, lạnh, massage, xoa bóp,…

Rách sụn chêm

Sụn chêm là sụn đệm nằm giữa xương đùi và xương chày có tác dụng làm vững gối, giúp hoạt động linh hoạt. Những miếng sụn này có thể bị rách đột ngột trong quá trình hoạt động với cường lực mạnh, nhanh.

Khi sụn chêm bị rách đột ngột người bệnh có thể nghe hoặc cảm nhận thấy tiếng “lắc rắc” ở tại khớp gối. Sau vài ngày, đầu gối sẽ bắt đầu sưng, đau, cứng khớp rất khó chịu.

2. Làm gì khi bị chấn thương đầu gối?

Nếu chẳng may bạn bị chấn thương đầu gối cần có biện pháp xử lý kịp thời để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.

Xử lý ban đầu

Đầu gối bị chấn thương điều quan trọng đầu tiên là người bệnh phải ngưng hoạt động, cần giữ khớp gối bất động bằng nẹp để tránh bệnh nặng hơn, thực hiện các cách giảm đau như: Chườm nóng, lạnh, sử dụng thuốc,…

Điều trị chấn thương đầu gối

Khi đã thực hiện xong các thao tác sơ cứu ban đầu, người bệnh không nên tự ý điều trị bệnh mà cần sớm đến các cơ sở y tế để khám và được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trong các trường hợp bị chấn thương đầu gối nặng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng phương pháp phẫu thuật để giúp tái tạo lại dây chằng.

Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nhẹ hoặc đối tượng là người già, trẻ nhỏ thường được bác sĩ khuyên nên điều trị bảo tồn không phẫu thuật. Phương pháp này, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn sử dụng thuốc trị đau khớp gối và cách mang nẹp chỉnh hình.

Một vài chia sẻ trên đây, hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm hiểu hơn về các chấn thương đầu gối thường gặp để có cách đề phòng bảo vệ khớp gối được tốt nhất. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem ngay: Cách phòng tránh đau khớp gối và điều trị bệnh dứt điểm

Nguyễn Ngòi (Tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo