Đau đầu gối nhưng không sưng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Đau đầu gối nhưng không sưng là một căn bệnh thường gặp ở đối tượng người cao tuổi, thanh thiếu niên, thậm chí là ở trẻ em. Nhiều người thì coi đây là biểu hiện bình thường khi cơ thể mệt mỏi nhưng cũng có không ít người cảm thấy lo lắng vì không biết mình bị bệnh gì. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin cơ bản giúp độc giả hiểu rõ về hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng.

Nên đọc

>> Tự nhiên bị đau đầu gối là dấu hiệu của bệnh gì?

>> Bị đau đầu gối không rõ nguyên nhân phải làm sao?

1. Nguyên nhân gây ra hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng

Đau đầu gối nhưng không sưng có thể khiến bạn khó chịu và gây khó khăn trong việc đi lại. Đau đầu gối nghiêm trọng thậm chí có thể làm bạn mất khả năng đi lại và vận động.

Để phòng tránh những cơn đau đầu gối, bạn có thể tìm hiểu những nguyên nhân thường gây đau đầu gối dưới đây:

  • Đau đầu gối nhưng không sưng do chấn thương

Những chấn thương từ nhẹ đến nặng sau tai nạn giao thông, tai nạn lao động đều có thể là nguyên nhân làm đầu gối của bạn đau đớn. Thương tích có thể gây tổn hại đến xương và các cấu trúc khác trong đầu gối của bạn (chẳng hạn như khớp), từ đó gây chảy máu vào trong khớp gây đau đầu gối. Tuy nhiên, nếu tình trạng quá nặng có thể khiến sưng đầu gối sưng và đau buốt dai dẳng, nhiều khi cũng có thể bị đau bên trong mà không gây sưng đầu gối.

Tai nạn có thể khiến bạn bị gãy xương bánh chè, xương đòn ở chân… Khi xương bánh chè của bạn hoặc các xương khác ở đầu gối bị vỡ có thể dẫn đến đau nặng ở đầu gối. Đôi khi, một số mảnh xương nhỏ có thể gây tổn hại khớp, hoặc các mô mềm ở đầu gối.

Tìm hiểu nguyên nhân gây đau đầu gối những không sưng

Đau đầu gối nhưng không sưng gặp ở mọi lứa tuổi do nhiều nguyên nhân gây ra

Ngoài ra, các chấn thương cũng có thể gây tổn thương dây chằng, tổn thương xương bánh chè, tổn thương vùng sụn chêm. Dây chằng có tác dụng nối xương ở các khớp, gân cơ có tác dụng nối xương với cơ bắp. Nếu bạn đã bị rách dây chằng và gân bao bên ngoài đầu gối, bạn có thể bị sưng đau khớp gối ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi.

  • Do viêm khớp

Viêm khớp ở đầu gối bao gồm các loại bệnh như viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, lupus và bệnh gout cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng.

Thoái hóa khớp gây ra các bệnh viêm xương khớp. Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương đến khớp và các mô trong đầu gối, tổn thương chủ yếu là gây viêm. Khi bị viêm, lớp sụn giữa hai khớp xương bị bào mòn và dần dần mất đi khiến cho mọi áp lực đều đổ dồn lên xương đầu gối khiến đầu gối đau nhức.

  • Đau đầu gối nhưng không sưng do bong gân

Khi bạn vận động quá nhiều hoặc đột ngột có thể gây áp lực lên các mô chân dẫn đến tình trạng bong gân. Điều này cũng gây ảnh hưởng đến đầu gối, tạo thành những cơn đau âm ỉ và dai dẳng. Tình trạng này có thể phục hồi trong một vài ngày nếu ở mức độ nhẹ. Nhưng nếu không được điều trị dứt điểm, tình trạng đau đầu gối sẽ xuất hiện thường xuyên, đặc biệt là những khi trái gió trở trời.

  • Do đau đầu gối trước

Khi cơ bắp yếu, bị chấn thương nhưng người bệnh vẫn cố hoạt động, không nghỉ ngơi dưỡng sức và chữa trị cũng có thể gây tình trạng đầu gối sưng đau.

Các nguyên nhân gây đau sưng khớp gối khi đã được xác định sẽ giúp cho việc điều trị diễn ra thuận lợi hơn và xác định xem đó là do sinh lý hay bệnh lý gây ra.

2. Đau đầu gối nhưng không sưng là biểu hiện của bệnh gì?

Đau đầu gối nhưng không sưng là hiện tượng của đầu gối bị tê nhức đau nhức bất thường, bên cạnh cảm giác đau ra thì người bệnh không có thêm bất cứ triệu chứng nào khác. Khi không biết mình bị đau đầu gối là bệnh gì gây ra thì mọi người hãy tham khảo những thông tin dưới đây:

  • Đầu gối bị căng gân

Căng gân là chấn thương cơ hoặc gân (mô gắn cơ với xương). Khi căng gân, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách.

Ban đầu khi gân giãn bạn chỉ cảm thấy đau chứ không có hiện tượng sưng. Nhưng càng về sau nếu không kịp thời chữa trị, tia gân bị rách thì cơn đau đầu gối càng ngày càng dữ dội hơn và hiện tượng sưng đau khớp gối sẽ xuất hiện từ từ.

  • Gối bị viêm gân

Viêm gân là một bệnh lý của gân và là nguyên nhân gây đau đầu gối nhưng không sưng. Ở khớp gối, gân bị viêm là gân bánh chè, (viêm gân bánh chè) và gân cơ tứ đầu đùi (viêm gân cơ tứ đầu). Rất hiếm viêm gân cơ chân ngỗng. Sau cùng phải kể đến hội chứng dải chậu chày như là một phần của viêm gân ở khớp gối. Viêm gân khiến các bó gân nhỏ ở trong gân bị đứt (đứt một phần) nên thường làm cho gân sưng tại chỗ.

Khi mới bị viêm gân thì sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau khi chạm vào, đau nhức ở dây chằng đầu gối hoặc bất kỳ khu vực nào của cơ thể có dây chằng, tuy nhiên lại không gây sưng tấy. Hiện tượng đau khớp gối, kèm sưng chỉ là về sau khi bệnh nặng. Đau do viêm gân thường tập trung cùng một chỗ, có tính chất chu kỳ, đi từ đau liên tục, sau đó đến đau mạnh, giảm dần rồi lại tăng lên.

Tại sao bị đau đầu gối nhưng không sưng?

Viêm gân cơ là nguyên nhân khiến người bệnh bị đau đầu gối nhưng không sưng

  • Viêm khớp gối

Bệnh viêm khớp gối là bệnh liên quan đến các sụn. Vùng sụn giữa hai khớp xương đầu gối bị bào mòn, dần mất đi và gây ra hiện tượng vỡ sụn khiến áp lực vào đầu gối tăng cao. Sụn khớp hỏng làm hai đầu khớp xương sẽ va chạm nhau mỗi khi cơ thể vận động gây gai khớp gối. Khi sụn bị vỡ người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu gối nhưng không sưng.

Khi bệnh nặng hơn, viêm khớp gối khiến bệnh nhân thường thấy đầu gối triệu chứng gối sưng, cứng và đau nhức gây khó khăn cho việc cử động, đi đứng cũng như sinh hoạt.

  • Viêm bao dịch hoạt

Theo các chuyên gia, túi hoạt dịch bị viêm có thể gây đau đầu gối ở một số người. Viêm bao hoạt dịch thường xuất hiện ở những khớp xương phải cử động thường xuyên, đặc biệt là ở khớp gối và khớp háng. Khi túi dịch hoạt bị viêm sẽ gây lên cảm giác đau đớn hoặc cứng khớp cho người bệnh do khớp không được bôi trơn và cũng không có hiện tượng sưng tấy, chỉ ít trường hợp bị sưng đỏ. Cơn đau khớp háng và khớp gối thường nặng hơn khi bạn di chuyển hoặc ấn vào.

  • Bệnh giả Gout

Bệnh thường ảnh hưởng đến đầu gối bởi đây là một trong số những khớp hoạt động khá thường xuyên. Bên cạnh đó ảnh hưởng đến đầu gối, giả gút có thể phát triển trong mắt cá chân cổ tay và khuỷu tay, trong khi bệnh gout có xu hướng ảnh hưởng đến ngón chân cái. Bệnh giả gout thường gây đau đầu gối nhưng không sưng.

  • Lao khớp gối

Đau khớp gối nhưng không sưng là biểu hiện của bệnh lao khớp gối hoặc bệnh giả Gout (Gút) nhưng % bị lao khớp gối cao hơn. Trong các bệnh về khớp do vi khuẩn lao gây ra, lao khớp gối chiếm 10-15%. Lao xương khớp được đánh giá là một trong những dạng bệnh lao nguy hại hàng đầu vì lứa tuổi thường mắc bệnh là từ 16 – 45; nếu bệnh không được phát hiện sớm và điều trị tích cực sẽ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống, vì hậu quả của bệnh này là gây tàn phế nặng nề tới các xương khớp bị lao.

Lao khớp gối là tổn thương lao khu trú ở khớp gối, thường là bệnh thứ phát sau lao sơ nhiễm 2-3 năm (giai đoạn 2 theo Ranke). Triệu chứng đầu tiên là đau đầu gối nhưng không sưng, cảm giác đau tăng lên khi hoạt động và giảm khi nghỉ ngơi, vì thế, thường thì ban đêm sẽ ít đau hơn ban ngày. Càng về sau, khớp gối mới có biểu hiện sưng phồng nhưng không nóng và không đỏ như những bệnh viêm khớp cấp tính khác

3. Một số phương pháp khắc phục cơn đau đầu gối

Đau khớp gối nhưng không sưng là một dấu hiệu của nhiều chứng bệnh nguy hiểm, các bệnh này đều ảnh hưởng rất lớn đến xương khớp, làm hạn chế vận động và thậm chí có thể dẫn tới trường hợp xấu nhất là tàn phế. Do đó, người bệnh cần quan tâm và điều trị bệnh càng sớm càng tốt.

>> Video: Cải thiện tình trạng đau đầu gối nhưng không sưng

  • Phương pháp dân gian điều trị đau đầu gối nhưng không sưng

Cách chữa bệnh này vô cùng đơn giản và dễ dàng thực hiện tại nhà, chính vì thế mà ngày càng nhiều bệnh nhân tìm đến cách giảm đau đầu gối nhưng không sưng nà. Chỉ cần vài nguyên liệu rẻ tiền, qua vài bước thực hiện đơn giản là người bệnh có ngay bài thuốc uống, bài thuốc đắp chườm.

Các cây thảo dược được dùng để trị bệnh đau đầu gối phổ biến nhất là: cây lá lốt, cây ngải cứu, gừng, xương rồng…

Ngoài ra để giảm đau đầu gối, người bệnh cần duy trì cân nặng hợp lý; nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ; chế độ ăn uống; thay đổi lối sống khoa học hơn; tập luyện thể dục thể thao đều đặn…

  • Điều trị đau đầu gối nhưng không sưng bằng phương pháp hiện đại

Khi đi khám và chữa bệnh bằng phương pháp hiện đại, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tây y, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật để cải thiện hiện tượng đau đầu gối nhưng không sưng.

# Thuốc tây y

Thuốc được kê đơn theo tình trạng của mỗi bệnh nhân, trong đó thuốc để điều trị đau khớp đầu gối nhưng không sưng là:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol

– Thuốc chống viêm NSAID: Diclofenac, Naproxen, Ibuprofen, Aspirin…

– Thuốc giãn cơ: Mydocalm

– Thuốc bổ thần kinh: vitamin B1, B6, B12

Thuốc tây y chữa đau đầu gối nhưng không sưng?

Thuốc điều trị giảm đau đầu gối

# Vật lý trị liệu chữa đau đầu gối những không sưng

Phương pháp này vừa giúp giảm đau, vừa tăng khả năng vận động của khớp gối, phòng ngừa bệnh chuyển biến xấu. Các phương pháp vật lý trị liệu cho người bệnh đau đầu gối gồm có:

– Điện trị liệu: Sóng ngắn, siêu âm

– Nhiệt trị liệu: Chườm nóng, tắm bùn khoáng nóng, chiếu hồng ngoại…

– Chiếu laser

– Bài tập vận động trị liệu

# Phẫu thuật

Đau đầu gối nhưng không sưng có thể là dấu hiệu bệnh nguy hiểm do đó khi xác định chính xác nguyên nhân và tình trạng đau đầu gối kéo dài, dữ dội phẫu thuật có thể được chỉ định. Mổ nội soi là phương pháp ít xâm lấn và được người bệnh áp dụng hiện nay.

  • Chữa đau đầu gối nhưng không sưng bằng y học cổ truyền

Trong đông y, các bài thuốc gia truyền đặc trị bệnh đau xương khớp, châm cứu, bấm huyệt đều được đánh giá cao.

# Bài thuốc gia truyền

Điều trị đau đầu gối nhưng không sưng bằng bài thuốc quý cho hiệu quả lâu dài mà không bị nhờn thuốc hay gây tác dụng phụ. Tùy theo thể bệnh mà lương y, bác sĩ sẽ gia giảm bài thuốc cho phù hợp với bệnh nhân.

Trong đó bài thuốc Độc hoạt ký sinh thang nổi tiếng trong điều trị bệnh lý về xương khớp, đau đầu gối với những nguyên liệu chính là: Độc hoạt, tang ký sinh, nhục quế, đương quy, sinh địa, bệnh thược, phòng phong…

# Châm cứu chữa đau đầu gối nhưng không sưng

Tình trạng khí huyết không thông có thể khiến đầu gối bị đau nhức, khi đó châm cứu chính là giải pháp điều trị hữu hiệu không cần dùng thuốc mà vẫn hết đau. Bởi sử dụng kim châm vào huyệt đạo sẽ kích thích máu lưu thông và tăng cường chất dinh dưỡng…

# Bấm huyệt

Hiện tượng đau đầu gối những không sưng có thể điều trị bằng phương pháp bấm huyệt. Bởi đây là cách thức tác động lên vùng da, cơ, gân khớp thông qua huyệt đạo, giúp khai thông khí huyết, tăng dưỡng chất nuôi dưỡng từ đó giảm đau, giãn xương khớp hạn chế biến chứng xảy ra.

Bấm huyệt muốn đạt hiệu quả người bệnh cần tìm đến thầy thuốc, lương y có tay nghề để điều trị, tránh gặp thầy lang băm bấm nhầm huyệt gây nguy hiểm đến tính mạng.

Qua các thông tin trên chắc hẳn những thắc mắc về hiện tượng đau khớp gối nhưng không sưng đã được giải đáp và mọi người đã biết mình cần phải làm gì để cải thiện và phòng tránh bệnh xương khớp.

Đọc thật chậm:

3 cách chữa đau khớp gối hiệu quả được nhiều người áp dụng nhất hiện nay

 Hướng dẫn cách xoa bóp chữa đau khớp gối cho hiệu quả cao

Huyền Trang (tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo