Cảnh báo bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương ở mọi lứa tuổi

Thoái hóa khớp gối và loãng xương là tình trạng thường gặp ở người cao tuổi. Đây là hậu quả của quá trình cơ học làm mất cân bằng ở sụn và xương dưới sụn gây ra những cơn đau nhức cho người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu kĩ hơn cho bạn về tình trạng này.

1. Nguyên nhân gây ra tình trạng thoái hóa khớp gối và loãng xương

Theo thời gian, sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp gối sẽ càng phải chịu những áp lực lớn hơn từ cơ thể. Sự tổn thương sụn khớp kéo theo những cơn đau nhức nghiêm trọng về đêm, gần sáng và khi thời tiết thay đổi. Tất cả các vấn đề từ cơ địa, dinh dưỡng cho đến tư thế vận động đều có thể dẫn đến thoái hóa khớp gối và loãng xương.

  • Tại sao lại bị loãng xương

Loãng xương là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thoái hóa khớp. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là:

– Những người trong độ tuổi trung niên và người cao tuổi, phụ nữ thời kỳ mang thai, sinh nở, sau 30 tuổi hay giai đoạn tiền mãn kinh… đều có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người khác.

Thoái hóa khớp gối và loãng xương là bệnh gì?

Rất nhiều nguyên nhân gây loãng xương mà mọi người không ngờ tới

– Trẻ em cũng có nguy cơ bị loãng xương do còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu canxi, phốt pho trong chế độ ăn. Thiếu vitamin D hoặc cơ thể không hấp thu được vitamin D cũng làm xương khớp không chắc khỏe khi ở tuổi trưởng thành.

– Lười vận động, ít hoạt động ngoài trời ảnh hưởng tới việc thấp thu vitamin D, thường gặp ở những người như nhân viên văn phòng, giáo viên, lái xe…

– Sinh đẻ nhiều lần, nuôi con bằng sữa mẹ nhưng không cung cấp đủ protid và canxi.

– Bị các bệnh về đường tiêu hóa như dạ dày, ruột… làm hạn chế hấp thu canxi, vitamin D, protid…

– Có thói quen uống nhiều rượu, bia, cà phê, hút thuốc lá… làm tăng thải canxi qua đường thận, giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hóa…

  • Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Khớp xương là nơi giúp cơ thể vận động một cách linh hoạt và dễ dàng hơn. Các khớp xương trong cơ thể được cấu tạo chủ yếu gồm hai phần là lớp sụn và bao hoạt dịch có tác dụng giảm lực tác dụng lên khớp, tránh các tổn thương gây đau, viêm.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối xảy ra khi phần sụn giữa hai đầu xương bị hư, kèm theo tình trạng sưng, viêm, giảm lượng dịch nhầy giúp bôi trơn ma sát khiến hai đầu xương tiếp xúc nhau. Loãng xương là nguyên nhân chính giúp đẩy nhanh quá trình thoái hóa khớp gối và các khớp quan trọng khác trọng cơ thể.

Bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương

Khớp gối bị thoái hóa dần theo thời gian

Do vậy việc phòng tránh loãng xương cũng chính là phương pháp phòng bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả. Để có một lộ trình chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho người bị thoái hóa khớp, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

3. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương

Cần chủ động phòng ngừa loãng xương sau vì theo thời gian xương khớp bắt đầu suy giảm, bạn có thể gặp phải các vấn đề về xương khớp bất cứ lúc nào nếu không có biện pháp phòng bệnh đúng cách.

– Duy trì trọng lượng cơ thể nằm ở mức ổn định. Vì khi bị thừa cân, béo phì các khớp đặc biệt là xương cột sống, khớp háng, khớp gối và bàn chân sẽ phải gánh chịu một tải trọng lớn.

– Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cần hạn chế ăn những thức ăn nhanh, nhiều chất bảo quản, dầu mỡ, các loại thịt chứa nhiều đạm… thay vào đó cần tăng cường ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống sữa mỗi ngày, các loại thực phẩm giàu canxi, vitamin D và omega-3 như cá hồi, tôm, cua, phomai….

– Tập thể dục, thể thao vừa sức để bảo vệ sức khỏe xương khớp. Các bài tập như yoga, đạp xe, đi bộ, tập thái cực quyền, tập erobic,… sẽ giúp  bạn có một tinh thần thoải mái, cơ thể khỏe mạnh và xương khớp dẻo dai.

– Không nên ngồi lâu, nằm lâu hay đứng lâu trong 1 tư thế vì nó sẽ làm hệ tuần hoàn kém lưu thông và gây mỏi cơ, cứng khớp. Đây cũng chính là yếu tố gây thoái hóa khớp gối và loãng xương. Do đó, mọi người cần phải đi lại thường xuyên vừa phòng ngừa lại chữa thoái hóa khớp gối, tránh tái phát bệnh.

Phòng ngừa thoái hóa khớp gối và loãng xương

Phòng ngừa bệnh loãng xương và thoái hóa khớp gối từ những việc đơn giản nhất

– Hạn chế mang vác đồ nặng, đây cũng là việc mọi người cần làm để phòng tránh thoái hóa khớp và loãng xương. Mang vác nặng thường xuyên sẽ khiến sụn khớp dễ bị tổn thương, bào mòn nhanh hơn so với bình thường.

– Nghỉ ngơi đúng lúc, tất cả các cơ quan trong cơ thể đều cần được nghỉ ngơi sau vận động, việc lặp đi lặp lại một hành động hay tư thế nào đó vượt quá sức của cơ thể sẽ gây tổn thương cho khớp. Chúng ta cần có một lịch trình lao động và nghỉ ngơi hợp lý để khôi phục năng lượng cho cơ thể. Đây cũng chính là cách giúp phòng ngừa thoái hóa khớp gối và loãng xương hiệu quả.

– Đi khám sớm nếu phát hiện cơ thể có những dấu hiệu lạ: Cơ thể chúng ta sẽ phát ra lời cảnh báo ngay khi xảy ra bất kỳ những tổn thương nào, trong đó đau nhức, mệt mỏi chính là những dấu hiệu đầu tiên. Lúc này, bạn cần phải nghỉ ngơi kịp thời, nếu cảm giác ấy vẫn tiếp tục kéo dài thì nên đi khám bởi rất có thể đây là dấu hiệu thoái hóa khớp gối, cần được điều trị kịp thời để tránh bệnh phát triển đến giai đoạn nặng hơn.

Ngoài ra, bạn nên trang bị cho mình những kiến thức về bệnh thoái hóa khớp gối và loãng xương để có thể nhận ra căn bệnh này từ sớm. Khám và điều trị kịp thời có thể giúp bạn đẩy lùi căn bệnh một cách hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm: Tư vấn địa chỉ điều trị bệnh: Thoái hoá khớp gối khám ở đâu?

Phương Hoa (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo