7 nguyên nhân thoái hóa khớp gối dễ gặp phải và cách phòng ngừa tốt nhất

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách phòng ngừa bệnh là một trong những câu hỏi thường gặp với trong đời sống. Khi phát hiện ra bệnh điều mà mọi người nghĩ đến đầu tiên đó chính là tại sao mình lại mắc phải căn bệnh này, nó do đâu mà ra và làm sao để phòng tránh, điều trị nó.

Nên đọc:

>> Nhận biết 5 triệu chứng thoái hóa khớp gối thường gặp nhất và các biến chứng

>> Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và biến chứng của bệnh

7 nguyên nhân thoái hóa khớp gối không ngờ tới

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối cũng được các chuyên gia về xương khớp đánh giá khá phức tạp. Bởi hiện nay, bệnh không chỉ gặp ở người già nữa, những người trẻ cũng có nhiều nguy cơ mắc phải căn bệnh này nếu giữ thói quen xấu cả trong sinh hoạt và khi làm việc, vận động. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối được chỉ ra là do nguyên phát, do thứ phát hay do bệnh lý.

1/Nguyên nhân thoái hóa khớp gối do tuổi tác

khi về già thì việc tái tạo sụn khớp, cũng như tổng hợp sợi collagen suy giảm, khiến khả năng chịu lực cùng sự đàn hồi tại khớp gối kém dần. Tuổi già cũng là lúc mà khớp gối bị thoái hóa, theo nghiên cứu thì trong độ tuổi từ 60 trở lên có nguy cơ cao mắc bệnh.

Tìm hiểu nguyên nhân thoái hóa khớp gối

Nguyên nhân dẫn đến thoái hóa khớp gối rất phổ biến trong cuộc sống và ai cũng có thể gặp

2/Chấn thương

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối do chấn thương có thể xảy ra trong quá trình chơi thể thao, bị vấp ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động… khiến vùng khớp gối bị tổn thương trực tiếp, có thể giãn dây chằng, gãy xương… Trong trường hợp được điều trị sớm thì tình trạng chấn thương có thể cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên nếu để lâu không điều trị đến khi khớp đầu gối bị sưng viêm khiến khả năng bị thoái hóa cao. Theo chứng minh thì những người đã từng bị chấn thương khớp gối dễ mắc bệnh thoái hóa khớp gối sau này.

3/ Nguyên nhân thoái hóa khớp gối do làm việc quá sức, sai tư thế

Những người làm việc nặng thường xuyên trong thời gian dài khiến khớp gối chịu nhiều tổn thương như khuân vác vật nặng, người vận chuyển đồ, người dọn dẹp phòng… hay những vận động viên thể thao chơi các môn bóng đá, cử tạ, chay đường dài… thường xuyên đứng lên ngồi xuống, ngồi xổm hay tác động mạnh vào khớp gối. Theo nghiên cứu thì những đối tượng này có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao gấp 3 lần so với bình thường.

4/ Béo phì

Theo số liệu thông kê ở nhiều nghiên cứu thì những người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh xương khớp lên đến 78%. Trong đó, nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối cao gấp 4 lần so với những người bình thường.  Bởi thông thường, khớp gối đã phải chịu áp lực lớn từ toàn bộ cơ thể, khả năng làm việc ở trong giới hạn nhất định. Một khi cân nặng càng tăng thì áp lực lên vùng khớp gối lại được nhân lên gấp 2 đến 3 lần so với giới hạn đó.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối do béo phì

Béo phì khiến trọng lượng chèn ép lên khớp gối gia tăng dể gây thoái hóa

5/ Thoái hóa khớp gối do chế độ ăn uống

Để xương khớp hoạt động tốt thì cơ thể con người phải khỏe mạnh, chính vì vậy mà chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng quyết định vận động của xương khớp. Khi thiếu chất cơ thể con người trong tình trạng mệt mỏi, chân tay dường như không còn sức để di chuyển hay thực hiện vận động nào nữa. Nhất là người bị thiếu canxi, vitamin B, D xương phát triển kém hơn so với bình thường từ đó dễ dẫn đến nguy cơ bị thoái hóa khớp. Đây được xem là nguyên nhân chính gây thoái hóa thường hay gặp phải ở cao tuổi.

6/ Nguyên nhân thoái hóa khớp gối do di truyền, bẩm sinh

Về yếu tố di truyền thì giống như một số bệnh về xương khớp khác, trong gia đình từng có bố mẹ hay ông bà mắc bệnh thoái hóa khớp thì nguy cơn con cái mắc bệnh cũng cao hơn. Trường hợp này rất hiếm gặp những không phải là không có. Còn với tật bẩm sinh vệ xương khớp gối cũng được chứng minh có tác động trực tiếp đến khả năng đi lại cũng như dễ dẫn đến thóa hóa hơn so với bình thường bởi cấu trúc bất thường của đầu xương.

7/ Do yếu tố bệnh lý

Các bệnh lý như loãng xương, tràn dịch khớp, gối, đau khớp gối, viêm khớp gối, viêm bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè… cũng làm tăng nguy cơ bị thoái hóa khớp gối nêu không được điều trị dứt điểm. Qua thời gian sụn khớp gối sẽ bị bào mòn ảnh hưởng từ bệnh lý kể trên và thoái hóa sớm hơn.

Ngoài những yếu tố kể trên vấn đề cân nặng (thừa cân), môi trường sống, hút thuốc lá hay uống rượu thường xuyên… cũng là nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối

Tiến hành phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối để không bị bệnh ghé thăm

Mọi người cần có phương pháp thích hợp để phòng ngừa bệnh xuất hiện tránh gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Không có phương pháp phòng ngừa nào tốt hơn việc nghỉ ngơi, vận động hợp lý kết hợp chế độ dinh dưỡng khoa học. Mọi người hãy chú ý vẫn đề này từ khi còn trẻ hay chuẩn bị bước sang độ tuổi 30.

Trong trường hợp người bệnh bị chấn thương cần phải điều trị từ từ các nguyên nhân bên trong để làm chậm lại quá trình thoái hóa. Phương pháp điều trị hiệu quả cho người bị chấn thương gây thoái hóa đó chính là sử dụng thuốc và phương pháp vật lý trị liệu.

Nguyên nhân thoái hóa khớp gối và cách phòng ngừa

Điều trị dứt điểm các bệnh lý chấn thương tại khớp gối để phòng bệnh thoái hóa

Hạn chế thực hiện các vận động nặng, thực hiện đúng tư thế khi khuân vác một vật gì đó, hạn chế ngồi xổm… Vận động viên thể thao nên áp dụng các bài tập vật lý trị liệu, kết hợp giữa nghỉ ngơi và vận động hợp lý.

Việc giảm cân với người béo phì là vô cùng cần thiết không chỉ với người bị thoái hóa khớp gối mà bất cứ ai cũng nên giảm cân để phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm khác. Theo các chuyên gia xương khớp, với phụ nữ cứ giảm 5kg thì nguy cơn mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ giảm khoảng 50%, trong khi đó ở nam giới béo phì nếu giảm cân thì nguy cơ mắc bệnh giảm xuống 21%.

Như vậy có thể thấy, nguyên nhân thoái hóa khớp gối rất đa dạng và bắt gặp ở bất cứ ai không chỉ người già. Để không phải chịu các triệu chứng thoái hóa khớp gây ra thì bạn hãy tìm hiểu thông tin cũng như phòng tránh bệnh từ sớm để làm chậm lại quá trình thoái hóa.

ĐỌC THÊM:

Những cách chữa thoái hóa khớp gối đánh bay cơn đau nhức và triệu chứng bệnh

Thực hiện bài tập yoga cho người thoái hóa khớp gối tại nhà

T.H (tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo