Đau khớp vai khi chơi cầu lông – Sơ sẩy để lại hậu quả khôn lường

Đau khớp vai khi chơi cầu lông dễ bắt gặp ở những vận động viên cầu lông, những người yêu thích cầu lông. Môn thể thao này đòi hỏi sử dụng sức ở vai nhiều hơn tất cả bộ phận khác. Khớp vai là khớp quan trọng nhưng rất dễ tổn thương. Vận động quá sức sẽ khiến khớp vai nhanh chóng mỏi và gây đau. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm thông tin về chứng đau này khi chơi bộ môn cầu lông.

Khi nghỉ ngơi bạn vẫn cảm thấy đau dù vai ở trạng thái bất động. Lúc nằm nghiêng, trọng lượng cơ thể dồn về một bên vai thì bên vai ấy đau dữ dội. Không mang vác được vật nặng, cánh tay khó nâng lên hạ xuống hặc di chuyển. Khi chơi cầu lông không vung được vợt. Vai trở nên đau dữ dội nếu cố sức sử dụng vợt. Đây là triệu chứng đau nhức xương khớp vai thường gặp ở những người chơi thể thao đặc biệt là môn dùng vợt như cầu lông.

Chấn thương gây đau khớp vai khi chơi cầu lông

Trong quá trình chơi cầu lông người bệnh có thể gặp chấn thương dẫn đến đau khớp vai

1. Những nguyên nhân gây đau khớp vai khi chơi cầu lông

– Khi chơi cầu lông, cơ chóp xoay phải vận động liên tục, chơi trong thời gian dài không ngừng dễ dẫn đến chấn thương.

– Đau khớp vai khi chơi cầu lông cũng có thể do bị va đập, té ngã.

– Mặt khác, nếu kỹ thuật chơi kém hoặc sử dụng sai kỹ thuật cũng dễ dẫn đến bệnh đau khớp vai khi chơi cầu lông.

– Một lý do khác dẫn đến đau khớp vai khi chơi cầu lông nữa là do người chơi mắc các bệnh về cơ, xương khớp như viêm quanh khớp vai, thoái hóa khớp, viêm khớp, chấn thương từ trước,…

Bài viết chi tiết : Nguyên nhân gây đau khớp vai bạn chớ nên xem thường

2. Hậu quả từ những chấn thương khớp vai khi chơi cầu lông

– Giãn, rách dây chằng, bao khớp: vận động quá sức khiền dây chằng và bao khớp vai bị tổn thương, gây ra đau nhức dữ đội.

Cải thiện tình trạng đau khớp vai khi chơi cầu lông 

Đau khớp vai khi chơi cầu lông có thể do rách dây chằng

– Viêm gân cơ xoay hoặc rách gân cơ xoay: gân cơ xoay khi bị rách hoặc viêm sẽ gây ra chứng vai cấp tính hoặc mãn tính. Chứng này có thể sẽ gây hạn chế sự vận động của vai

– Chấn thương gân cơ chóp xoay: như đã đề cập ở trên, gân cơ chóp xoay khi bị tổn thương sẽ làm cho người bệnh khó khăn khi nhấc tay lên xuống hay di chuyển từ trước ra sau.

– Rách gân: thường gặp ở người cao tuổi hơn cả do lão hóa. Tuy nhiên, ở các vận động viên hay những người chơi môn cầu lông, tình trạng này vẫn có thể xảy ra do người chơi vận động khớp vai quá mức, quá nặng trong thời gian dài không nghỉ.

Tiếp tục đọc: Chấn thương khớp vai và những điều cần biết

3. Phòng ngừa đau khớp vai khi chơi cầu lông bằng cách nào?

Để không phải đối mặt với các cơn đau nhức khớp và cũng như tìm cách điều trị đau khớp vai thì phòng ngừa chính là các tốt nhất cho bạn.

– Không chỉ trong môn cầu lông mà trong bất cứ một môn thể thao nào, khởi động kỹ trước khi chơi là một hành động bắt buộc. Việc không khởi động khi chôi thể thao là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều chấn thương xảy ra. Các vận động viên chuyên nghiệp phải khởi động chuyên môn thật kỹ. Người chơi nghiệp dư phải thuộc các động tác khởi động căn bản. Như vậy có thể tránh một phần khả năng bị chấn thương bất cứ bộ phận nào.

 Giảm đau khớp vai khi chơi cầu lông

Thực hiện các động tác khổi động giãn gân khớp giúp phòng ngừa đau khớp vai khi chơi cầu lông

– Thực hiện đúng động tác, tránh vung quá mạnh hay bật quá cao vì dễ gây va chạm và chấn thương cho vai.

– Khi chơi cầu lông hay môn thể thao nào cũng cần có khoảng thời gian nghỉ ngơi để các khớp, đặc biệt là khớp vai thư giãn. Tránh chơi quá sức và chơi trong khoảng thời gian dài.

– Khi vai bị đau có thể dùng các loại cao dán hoặc thuốc giảm đau để hỗ trợ hồi phục nhưng không được lạm dụng. Nếu cảm thấy vai yếu có thể đeo thêm dụng cụ hỗ trợ khớp vai. Loại dụng cụ này có tác dụng ổn định khớp, giúp giới hạn tần suất và biên độ hoạt động của khớp và cơ. Như vậy, khớp vai được bảo vệ và các tổn thương khớp sẽ bị ngăn chặn.

Bạn có biết: Đau khớp vai nên uống thuốc gì tốt nhất cho người bệnh?

Đau khớp vai khi chơi cầu lông dễ xảy ra nhưng cũng dễ phòng tránh. Vì vậy hãy chú ý để không bị các cơn đau nhức khớp vai làm phiền ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và thói quen chơi môn thể thao yêu thích của mình.

Thúy Nhi (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo