Đau nhức toàn thân – Nguyên nhân và cách điều trị hữu hiệu

Đau nhức toàn thân luôn khiến bạn bị mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên đau nhức toàn thân không đơn giản chỉ là những cơn đau thông thường, mà có thể nó còn là biểu hiện của một số bệnh lý khác.

1. Đau nhức toàn thân là bệnh gì?

Đau nhức toàn thân có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng phổ biến nhất là ở những người từ 30 tuổi trở lên. Tình trạng này khiến người bị cảm thấy đau nhức ở nhiều vị trí trên cơ thể, gần như không có chỗ nào là không bị đau: Từ đau tay, đau chân, đau cột sống đến đau khắp thân người.

Cơn đau không cố định mà di chuyển khắp người, khi đau nhiều, khi đau ít. Ban đầu cơn đau xuất hiện trên da thịt, sâu trong bắp thịt, xuất hiện ở gân và đi vào xương. Cụ thể, một số điểm thường xuyên bị đau nhức là gáy, cổ, vai, lưng, xương sườn, khuỷu tay, hông, đùi, đầu gối.

Tuy nhiên, đau nhức toàn thân không đơn giản chỉ là cơn đau bình thường mà nó còn là biểu hiện của một số bệnh lý. Vậy đau toàn thân là bệnh gì ? Đầu tiên là bệnh thoái hóa xương khớp: chủ yếu gặp ở độ tuổi ngoài 30. Lúc này các lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, cọ vào nhau gây đau đớn cho người bệnh.

Nếu người bệnh đau ở phần đốt sống cổ, sau đó lan sang 2 cánh tay thì đó là bệnh thoái hóa đốt sống cổ, nếu đau pử lưng và bẹn và lan sang 2 chân là bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng.

Còn khi sốt cao đau nhức toàn thân kèm theo ho nhức đầu thì là biểu hiện của bệnh cảm lạnh. Những triệu chứng này thường sẽ mất đi sau 1 tuấn, nhưng cũng có khi kéo dài đến 14 ngày.

2. Nguyên nhân đau nhức toàn thân

Đau nhức toàn thân xảy ra chủ yếu là do sự rối loạn, làm việc bất thường của hệ thống thần kinh nội tiết. Vậy điều gì làm nên sự rối loạn của hệ thống thần kinh nội tiết ? Đầu tiên là do yếu tố di truyền, lúc này hệ thống thần kinh nội tiết của người bệnh đã yếu sẵn, chỉ cần một tổn thương nào đó hoặc bị nhiễm trùng, hệ thần kinh nội tiết sẽ thêm tổn thương.

Thứ hai là do hệ thống báo hiệu của cơ thể. Trên cơ thể con người có muôn vàn điểm tiếp nhận cảm giác đau dẫn truyền tín hiệu đau về hệ thống thần kinh nội tiết. Khi hệ thống này làm việc bình thường, nó sẽ chọn lọc và chỉ báo những cơn đau quá mức chịu đựng, còn những cơn đau nhỏ không đáng kể sẽ không được thông báo.

Tuy nhiên, khi hệ thần kinh nội tiết gặp trục trặc như trường hợp đau nhức toàn thân, nó sẽ báo hiệu mọi cơn đau, dù bé hay to, điều này khiến người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn và đau nhức toàn thân.

3. Phương pháp điều trị đau nhức toàn thân

  • Chữa đau nhức toàn thân bằng thuốc

Để điều trị đau nhức toàn thân có thể sử dụng hai loại thuốc được nghiên cứu và đưa lại kết quả tốt nhất, đó là Elavil và Flexeril. Vì chúng thuộc nhóm thuốc ngủ nen người bệnh nên dùng 1 đến 3 tiếng trước khi đi ngủ.

Phản ứng phụ của loại thuốc này là khiến người bệnh ngủ mơ, gặp ác mộng, cảm thấy dật dừ mệt mỏi vào sáng hôm sau. Tuy nhiên,càng về sau các phản ứng bất lợi này sẽ ngày càng thuyên giảm dần.

  • Thay đổi lối sống

Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách vận động đều đặn, tránh dùng thuốc lá, cà phê, rượu, giữ phòng ngủ thoải mái (không quá sáng, không ồn ào, nhiệt độ phù hợp,…)

Hạn chế căng thẳng tinh thần, stress. Không nên tham công tiếc việc, Tham gia các thú vui lành mạnh, tập luyện nhẹ nhàng.

  • Vận động

Vận động là cách góp phần điều trị đau nhức toàn thân hữu hiệu. Vận động thường xuyên giúp cơ thể không bị suy nhược, xương cốt dẻo dai, giảm bớt tình trạng đau nhức toàn thân.

Những bài tập tốt bao gồm thể dục năng động (aerobic exercises), nhẹ (low-impact), ít đặc sức nặng lên xương cốt như bơi lội, vận động dưới nước, đạp xe đạp tại chỗ, chèo thuyền,…

4. Các loại đau nhức toàn thân phổ biến

  • Đau nhức toàn thân vào ban đêm

Có một số người bị trằn trọc mất ngủ vào ban đêm vì gặp phải chứng đau nhức toàn thân. Điều này khiến họ không thoải mái khi ngủ, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nên dễ mệt mỏi.

Trao đổi về vấn đề này, giám đốc trung tâm kiểm soát cơn đau Đại học y Pittsburgh Doris Cope cho biết, não của những người bị đau nhức toàn thân vào ban đêm làm việc không ngừng nghỉ. Sự rối loạn thường xuyên này đã cản trở quá trình hồi phục của cơ thể.

Cụ thể, hormone tăng trưởng chỉ được sản xuất chủ yếu trong giấc ngủ, nếu không có sự hồi phục từ giấc ngủ và dâng tràn hormone thì các cơ sẽ không được khôi phục. Từ đó khiến người bệnh luôn thức dậy trong tình trạng uể oải, mệt mỏi.

Để điều trị triệt để chứng đau nhức toàn thân vào ban đêm, giúp chất lượng giấc ngủ tốt hơn người bệnh nên tắm nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ, sử dụng miếng xơ mướp hoặc bông tắm để massage cơ thể trong lúc tắm. Tập các bài tập giãn cơ và yoga nhẹ nhàng, cùng nghe nhạc không lời yên ả để đưa mình vào giấc ngủ.

Phòng ngủ nên thiết kế tối, có thể đeo băng mắt khi ngủ nếu cần thiết. Tạo không gian phòng ngủ yên tĩnh, duy trì nhiệt độ phòng thoải mái, không nên quá nóng hoặc quá lạnh. Đặc biệt không nên căng thẳng và giận dữ quá nhiều, hạn chế dùng các thực phẩm chứa cafein như trà, nước ngọt, chocolate,…

  • Đau nhức toàn thân khi ngủ dậy

Theo bác sỹ Huỳnh Bá Lĩnh – bệnh viện chấn thương chỉnh hình TP.HCM, nguyên nhân khiến nhiều người đau nhức toàn thân khi ngủ dậy là do nằm ngủ sai tư thế, khiến cơ bắp và các mạch máu bị chèn ép. Lúc này sự cung cấp oxy đến các tế bào cơ kém hẳn khiến một lượng lớn acid lactic (thủ phạm gây đau mỏi cơ) được giải phóng.

Vị trí đau phổ biến nhất là bả vai, cánh tay, cổ, tiếp đến là phần lưng, hông, sường, những nơi tập trung khối cơ dày.

Người bệnh thường tự chữa đau nhức xương khớp bằng cách xoa dầu nóng, thuốc rượu, tuy nhiên những loại này chỉ tạo cảm giác nóng trên da, giảm đau tức thời nhưng cơn đau sẽ trở lại sau một thời gian ngắn.

Hay việc tự cạo gió khi bị đau nhức toàn thân khi ngủ dậy cũng là một cách làm sai lầm. Hành động này gây xuất huyết trong cơ bắp, gây tụ máu chèn ép hoặc tạo ra phản xạ co thắt cơ, làm đau nhức nặng hơn.

Tốt nhất để giảm đau nhức toàn thân khi ngủ dậy các bạn nên xông hơi nhằm làm giảm mạch và giãn cơ, kích thích hô hấp để tăng nồng độ oxy trong máu. Việc xoa bóp nên thực hiện đúng cách mới có thể làm giãn cơ, tăng cường máu đến cơ bắp mới có thể làm giảm đau, nhưng cần lặp lại nhiều lần trong vài ngày, vì chỉ làm một hai lần thì cơn đau sẽ lại xuất hiên trở lại, không thể hết hoàn toàn.

Có thể kết hợp dùng các loại thuốc giãn cơ không gây tác dụng phụ, hay tiêm gây tê tại chỗ nhằm cắt cơn đau. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều vì có thể gây phù nề tại chỗ tiêm.

  • Đau nhức toàn thân khi mang thai

Có khá nhiều lý do dẫn đến hiện tượng đau nhức toàn thân khi mang thai. Đầu tiên là do thai nhi cử động mạnh, điều này xảy ra từ khoảng tuần thai thứ 18 trở đi, càng về những tháng cuối thai kỳ, tần suất cử động của thai nhi càng cao khiến cơ thể người mẹ càng bị đau nhức.

Thứ hai là do người mẹ bị đau trong bụng dưới. Trước khi mang thai, dạ con của phụ nữ được cố định tại một vị trí nhờ nhiều dây chằng nối từ vùng trên da con đến thành chậu hông, đến khi mang thai, dạ con càng to ra khiến dây chằng bị kéo căng, đặc biệt là khi đi lại. Hay khi dạ con co thắt cũng tạo nên các cơn đau nhức toàn thân khi mang thai. Mặc dù hiên tượng này không gây nguy hiểm nhưng nếu xảy ra thường xuyên, nhất là thấy chảy máu hoặc nước màu đỏ thì cần gặp bác sĩ để thăm khám ngay.

  • Đau nhức toàn thân sau sinh

Chừng 1 -2 tháng sau khi sinh người mẹ sẽ gặp phải các triệu chứng về xương khớp như bị đau vai gáy, đau lưng, đau bàn chân và đau nhức toàn thân. Việc sử dụng thuốc kháng viêm có thể giúp làm giảm cơn đau nhưng sẽ có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm cho người mẹ. Vì thế, các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên sử dụng các nguyên liệu tự nhiên trong điều trị đau nhức toàn thân sau sinh.

Bốn loại nguyên liệu hiệu quả và an toàn gồm chanh, gừng, táo và bột nghệ. Cụ thể, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Ohio State (Mỹ) chanh có chứa nhiều hợp chất giảm viêm, giãn nở mạch máu và trị dứt cơn đau nhức xương khớp sau sinh.

Còn táo là một nguồn cung cấp quercetin dồi dào, giúp chống viêm, tốt cho mạch máu, duy trì lượng cholesterol và kích thích tuần hoàn hiệu quả.

Tiếp theo là gừng, được coi là một dược liệu quý, rất tốt cho những người bị đau nhức toàn thân sau sinh. Các nghiên cứu của trường Đại học Miami (Mỹ) cho thấy, gừng có chứa hợp chất chống viêm cao, có tác dụng trị thoái hóa khớp gối tốt hơn so với nhóm thuốc giả dược.

Cuối cùng là củ nghệ được nhiều người biết tới bởi công dụng chữa được nhiều bệnh lý khác nhau. Nghệ có tác dụng chống viêm, giảm đau nhức do viêm xương khớp.

Đọc thêm: Khám xương khớp ở đâu tốt TP. HCM- 5 địa chỉ bệnh viện uy tín 

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo