Những điều bạn cần biết về hội chứng đau cổ tay

Hội chứng đau cổ tay thường bắt gặp phổ biến ở nhân viên văn phòng, tài xế lái xe…nhưng đây lại không phải là hội chứng bình thường, ẩn sau nó là nhiều bệnh lý nguy hiểm hơn. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân nào gây hội chứng đau cổ tay để từ đó có được cách điều trị phù hợp nhất.

1. Một số dấu hiệu thường gặp của hội chứng đau cổ tay

Trước khi tìm hiểu về hội chứng đau cổ tay, chúng ta cùng tìm hiểu qua về cấu tạo của cổ tay. Theo giải phẫu thì ống cổ tay là đoạn cổ tay bào gồm tám xương cổ tay, chúng tạo thành một vòng cung.

Biểu hiện hội chứng đau cổ tay

Các cơn đau dữ dội do hội chứng đau cổ tay gây ra khiến người bệnh khó chịu

Bên trong ống cổ tay còn có chín đoạn dây chằng nằm ngang cổ tay kéo ngang qua đoạn cổ tay, kéo xuống các ngón tay. Chạy ngang ống cổ tay còn là dây thần kinh trung tuyến, kích thước bằng một cây bút chì chứa hàng nghìn dây thần kinh cảm giác đi tới các ngón tay.

Còn dưới dây chằng ngang là dây thần kinh trung tuyến, chúng tiếp xúc trực tiếp với dây chằng cổ tay khi cổ tay, hay các ngón tay uốn cong, duỗi thẳng.

Khi gặp phải hội chứng đau cổ tay, người bệnh sẽ bị mỏi, nhức, đau phần cổ tay, đặc biệt là sau khi vận động, làm việc quá lâu. Ngoài cảm giác đau khó chịu thì người bệnh còn cảm thấy rát, tê ngứa ran, đau khớp các ngón tay, đặc biệt là vào ban đêm. Thậm chí phần cổ tay và ngón tay còn có thể bị sưng, bàm tím, sưng đỏ khiến không thể cầm nắm đồ vật.

Tùy thuộc vào các bệnh lý khác nhau mà đau khớp cổ tay có các biểu hiện khác nhau, nếu người bệnh chủ quan tự ý mua thuốc về uống thì có thể khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Để việc điều trị được hiệu quả thì trước tiên nên xác định chính xác nguyên nhân gây đau cổ tay

2. Nguyên nhân gây hội chứng đau cổ tay

tại sao bị hội chứng đau cổ tay

Hội chứng đau cổ tay hình thành do nhiều nguyên nhân

  • Thoái hóa khớp

Đây là vấn đề thường gặp ở những người trung niên hoặc cao tuổi, khi tuổi càng cao thì khả năng bị thoái hóa lại càng lớn. Lúc này chức năng hoạt động của cơ xương khớp sẽ bị yếu đi do lượng máu lưu thông đến nuôi khớp giảm đi đáng kể.

Tỷ lệ phụ nữ bị đau cổ tay nhiều hơn nam giới do họ thường làm việc nhà, dọn dẹp, giặt giũ. Phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cũng bị thiếu hụt canxi dẫn tới thoái hóa khớp, gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày vì gặp hội chứng đau cổ tay.

  • Viêm khớp dạng thấp

Đau cổ tay còn hay gặp ở người bị viêm khớp dạng thấp. Bắt đầu từ việc viêm một khớp, như khớp bàn tay, cổ tay, khớp gối,… kéo dài vài tuần rồi chuyển qua giai đoạn sưng viêm nhiều khớp. Cảm giác đau mạnh nhất vào ban đêm, người bệnh còn đau cổ tay sau khi ngủ dậy hoặc lúc thời tiết chuyển mùa (từ nóng sang lạnh và ngược lại).

Ngoài ra, những vận động viên, những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao cũng dễ bị viêm khớp dạng thấp gây đau cổ tay. Trong trường hợp này, người bệnh sẽ bị đau cổ tay khi hít đất, chơi tennis, khi tập tạ,

  • Hội chứng ống cổ tay

Khi dây chằng cổ tay ngang của người bệnh bị dày lên và chèn ép lên dây thần kinh khiến dây đó bị đè ép gây ra tê, đau cổ tay không sưng, đau nhức xương khớp, đau khớp ngón tay, đây gọi là hội chứng ống cổ tay.

Những người có nguy cơ cao bị hội chứng này là người béo phì, người bị tiểu đường, những người làm các công việc lặp đi lặp lại như đánh máy, vẽ, phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh,…

Đọc ngay: Đau khớp cổ tay là bệnh gì, làm sao để phòng tránh hiệu quả

Nguyên nhân gây hội chứng đau cổ tay

Hội chứng ống cổ tay có thể gây ra hội chứng đau cổ tay

  • Chấn thương cổ tay

Một số chấn thương cổ tay như bong gân, gãy xương, viêm gân khiến phần cổ tay bị đau, sưng, bầm tím hoặc biến dạng gây đau khớp cổ tay.

  • Bệnh gout

Khi cơ thể sản sinh ra quá nhiều axit uric thì lượng axit dư thửa này sẽ ảnh hưởng đến các khớp gây ra hiện tượng đau cổ tay, đau các khớp khác và gây sưng. Bệnh gout gây đau nhiều ở đầu gối, mắt các chân, cổ tay và bàn chân.

  • Phụ nữ mang thai và sau sinh

Một số chị em phụ nữ gặp phải hội chứng đau cổ tay khi mang thai, lúc này họ có cảm giác đau nhức, ngứa và tê từ cổ tay đến các ngón tay, thậm chí là cảm thấy khó khăn khi cầm nắm đồ vật, hay làm các động tác phối hợp giữa bàn tay và ngón tay. Nguyên nhân chính là do phụ nữ khi mang thai thường bị thừa cân hoặc tăng cân quá nhanh.

Tình trạng đau cổ tay khi mang thai thường gặp ở giai đoạn cuối của thai kỳ, tuy nhiên chúng sẽ giảm dần và khỏi hẳn sau khi người mẹ sinh được 1-2 tuần, vì lúc này lượng hoocmon và chất dịch trong cơ thể đã dần trở lại bình thường.

Còn trường hợp đau cổ tay sau sinh là do sau khi sinh cơ thể người mẹ yếu hơn bình thường, thiếu hụt lượng vitamin và khoáng chất cần thiết như canxi, B12 khiến dây thần kinh ngoại vi bị cản trở và dây đau, tê các khớp.

Một tác động nữa gây đau cổ tay sau sinh là do khí huyết người mẹ bị suy ngược khiến gió, nước lạnh dễ xâm nhập vào cơ thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh và xơ cứng khớp.

3. Phương pháp điều trị hội chứng đau cổ tay

Người bị đau cổ tay thường thắc mắc: Khi bị đau cổ tay phải làm sao? Nhưng không có một phương pháp chung nào trong quá trình chữa đau khớp cổ tay vì còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Mỗi nguyên nhân lại có một cách điều trị khác nhau, tuy nhiên các biện pháp dưới đây sẽ có thể phù hợp với các trường hợp, giúp ích cho những người mắc hội chứng đau cổ tay.

>> Video: Những mẹo giảm hội chứng đau cổ tay mọi người cần biết

  • Nghỉ ngơi, thay đổi chế độ sinh hoạt

Ngay khi xuất hiện các cơn đau cổ tay người bệnh nên để khớp nghỉ ngơi, cho tình trạng viêm cấp tính tạm thời lắng xuống và không phát tác thêm. Nhưng cũng nên lưu ý không nên nghỉ ngơi, ngồi hoặc nằm bất động quá lau, để tránh gây ra cứng khớp.

Nên chú ý điều chỉnh các hoạt động hằng ngày để không gây kích thích khớp, ngăn không làm tình trạng đau cổ tay diễn biến xấu hơn. Nên ngừng các động tác gây đau, tránh các động tác cổ tay phải lặp đi lặp lại như nắm, duỗi, cầm, xoắn,… Nên để cổ tay ở tư thế trung gian.

  • Chườm lạnh và chườm nóng

Đây là hai phương pháp khá phổ biến trong cách chữa đau cổ tay. Đầu tiên là phương pháp chườm lạnh, được sử dụng cho các chấn thương trong vòng 48 giờ, nhằm giảm sưng.  Còn chườm nóng được sử dụng cho các tình trạng mãn tính, giúp làm mềm mô và thư giãn các mô, kích thích dòng máu.

Không nên chườm nóng sau các chấn thương mãn tính. Thời gian mỗi loại chườm không quá 20 phút, và không nên chườm nóng khi đang ngủ sẽ cải thiện hội chứng đau cổ tay.

  • Đeo dụng cụ hỗ trợ cổ tay

Dụng cụ hỗ trợ tay được dùng cho những người bị bong gân cổ tay và bị đau cổ tay, những người thường xuyên bị chấn thương cổ tay. Dụng cụ có tác dụng hỗ trợ nhẹ nhàng trong chuyển động của cổ tay, giúp người bệnh thực hiện được những công việc hằng ngày trong quá trình hồi phục sau chấn thương. Tuy nhiên, dụng cụ này không có tác dụng ngăn chặn các tổn thương nghiêm trọng của cỏ tay.

  • Sử dụng thuốc chống viêm

Những loại thuốc chống viêm không chứa steroid thường được kê trong đơn điều trị đau cổ tay, điển hình như Ibuprofen, Aspirin,… Chúng có tác dụng giảm đau, kiểm soát triệu chứng viêm, đặc biệt là với các bệnh nhân bị đau cổ tay do nguyên nhân viêm khớp và viêm gân.

  • Tiêm Cortisone

Thuốc cortisone là loại mạnh, có tác dụng điều trị viêm nhiễm – một trong những vấn đề dễ gặp ở người bị đau cổ tay. Việc tiêm cortisone sẽ được thực hiện bởi các bác sĩ tay nghề cao vì cần phải tiêm chính xác vào bao gân, nếu tiêm lệch có thể gây tổn thương, dẫn tới đứt gân.

  • Phẫu thuật

Trường hợp đau cổ tay quá nặng, điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định cho người bệnh phẫu thuật. Lựa chọn phẫu thuật thích hợp nhất là phẫu thuật nội soi khớp cổ tay (Arthroscopy wrist surgery) hoặc bóc tách bao gân cổ tay, nó phù hợp với nhiều nguyên nhân gây ra đau cổ tay.

  • Tập phục hồi chức năng

Sau chữa trị việc tập phục hồi chức năng là vô cùng cần thiết, giúp giảm hoặc loại trừ các nguyên nhân gây viêm gân. Bác sỹ phục hồi chức năng sẽ kiểm tra lại công việc của bạn, cách thức bạn sử dụng cổ tay khi làm việc và gợi ý một số phương pháp làm việc ít ảnh hưởng tới cổ tay, tránh tư thế xấu và đặc biệt là tập luyện các bài tập ngăn ngừa biểu hiện của hội chứng đau cổ tay tái phát.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những cách chữa đau cổ tay phổ biến

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo