Lồi đĩa đệm cột sống cổ có nguy hiểm không?
Lồi đĩa đệm là một căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó lại là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thoát vị đĩa đệm cột sống. Lồi đĩa đệm cột sống thắt lưng và lồi đĩa đệm cột sống cổ là hai hiện tượng lồi đĩa đệm thường gặp nhất. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp cho độc giả thông tin cơ bản về bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ để có được phương pháp điều trị tốt nhất.
1. Những thông tin cơ bản về bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ
Đĩa đệm là thành phần quan trọng nằm ở giữa hai đốt sống trên và dưới. Đĩa đệm của mỗi người được cấu tạo bởi ba thành phần: Nhân nhầy, vòng sợi sụn và các bản trong suốt. Vì có tính đàn hồi cao nên đĩa đệm được coi như một bộ phận chống xóc hiệu quả, khiến cho cột sống có thể thực hiện được các động tác thông thường như cúi, rướn người,… một cách linh hoạt nhất.
Quá trình gây lồi đĩa đệm cột sống cổ
Lồi đĩa đệm cột sống cổ theo quan điểm của y học hiện đại thì đây là hiện tượng nhẹ nhất, xuất hiện đầu tiên khi mắc bệnh thoát vị đĩa đệm. Lúc này phần đĩa đệm vừa mời thoát ra khỏi vị trí cũ, phần vòng sợi ở đây đang bắt đầy yếu dần, phần nhân nhầy chưa thoát ra hẳn nên chưa gây ra sự chèn ép tạo áp lực cho các dây thần kinh xung quanh.
Muốn biết về bất cứ một căn bệnh nào, trước hết chúng ta phải tìm hiểu được nguyên nhân chính gây ra bệnh từ đó đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. Có thể kể đến các nguyên nhân chính gây lồi đĩa đệm đốt sống cổ là:
-
Lồi đĩa đệm đốt sống cổ do tuổi tác
Những người từ 40 trở nên, có thể bắt đầu bị lão hóa, lúc này quá trình lão hóa càng diễn ra nhanh, các đĩa đệm cột sống cổ bắt đầu suy yếu và trở nên giòn hơn. Vì thế phần đĩa đệm trở nên thô xơ, xù xì hơn trước khiến phần nhân dần thoát ra khỏi vị trí ban đầu, và chèn ép vào cột sống cổ gây ra tình trạng lồi đĩa đệm đốt sống cổ.
-
Lồi đĩa đệm đốt sống cổ do hoạt động sai tư thế, làm việc quá sức
Điều này gặp nhiều ở những người làm việc ở bàn máy tính quá nhiều hay làm khuân vác. Chính những hoạt động lặp đi lặp lại,mang tính chất thường xuyên này khiến gây ra nhiều áp lực lên đĩa đệm cột sống, khiến chúng dần bị yếu và hư tổn nặng nề.
-
Lồi đĩa đệm đốt sống cổ do chấn thương
Tai nạn trong khi tham gia giao thông, tai nạn lao động gây chấn thương cột sống cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng và có thể gây phồng lồi đĩa đệm. Lâu dần khi không được điều trị dẫn đến thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ.
-
Lồi đĩa đệm đốt sống cổ do di truyền
Bệnh có liên quan đến tủy nên những gia đình có người từng bị bệnh sẽ dễ bị bệnh hơn so với những người bình thường.
-
Một số yếu tố khác gây lồi đĩa đệm đốt sống cổ
Các yếu tố như căng thẳng thường xuyên, môi trường thay đổi, thường xuyên thức khuya dậy sớm, hút thuốc lá, ăn uống không đủ chất, lười vận động, thừa cân béo phì,… cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh.
Trong nhiều trường hợp bị lồi đĩa đệm cột sống cổ, người bệnh có biểu hiện đau nhức các vùng quanh cổ rồi dẫn đến tê bì tay chân, đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân. Tuy nhiên lồi đĩa đệm không phải là nguyên nhân trực tiếp gây đau và thoái hóa cột sống cổ và thường không nguy hiểm.
Hình ảnh mô tả bệnh lồi đĩa đệm đốt sống cổ
Nếu gặp các nguyên nhân trên những người bệnh chủ quan bỏ quan mà không kịp thời đi thăm khám, điều trị theo phác đồ thì bệnh sẽ ngày càng nặng, dẫn tới tình trạng bệnh nguy hiểm hơn là bệnh thoát vị đĩa đệm. Khi bị bệnh, phần nhân nhầy sẽ thoát hẳn ra khỏi bao chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh xung quanh khiến người bệnh chịu nhiều cơn đau, hạn chế nhiều vận động đơn giản.
Lồi đĩa đệm đốt sống cổ ảnh hưởng nhiều đến vận động của người bệnh nhưng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan bởi lẽ đây chính là điều kiện cho bệnh thoát vị đĩa đệm tấn công cột sống. Người bệnh nên nhớ lồi địa đệm tại các vị trí nào thì sẽ gây ra biến chứng trở thành bệnh thoát vị đĩa đệm ngay tại vị trí đó.
Có thể bạn quan tâm: Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ có nguy hiểm không? Thắc mắc cần giải đáp
2. Cách phòng tránh và điều trị bệnh lồi đĩa đệm cột sống cổ
Người bệnh cần xác định chính xác vị trí đĩa đệm bị tổn thương để quá trình điều trị lồi đĩa đệm đốt sống cổ có được hiệu quả tốt nhất. Tùy theo mức độ, vị trí lồi, người bệnh có thể dùng các biện pháp phù hợp để điều trị dứt điểm bệnh.
Cần có phương pháp điều trị đúng đắn để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh
Đối với tình trạng lồi đĩa đệm cột sống cổ ngay khi vừa mới phát hiện thì có thể được bác sĩ chỉ định chữa trị theo các phương pháp đơn giản, không cần thực hiện phương pháp ngoại khoa là phẫu thuật.
Dưới đây là một số phương pháp phổ biến và có hiệu quả trong việc chữa lồi đĩa đệm đốt sống cổ bao gồm:
– Áp dụng chườm nóng, cũng có thể dùng chườm lạnh lên vùng cổ bị đau.
– Tập các bài tập yoga giúp chăm sóc cho sức khỏe cột sống. Tuy nhiên nên tập nhẹ nhàng, tránh gắng sức.
– Chế độ ăn lành mạnh
– Giữ gìn tư thế cột sống đúng trong tất cả mọi hoạt động, tránh khiêng vác quá nặng để không gây tác động nhiều đến xương cột sống.
– Tập thể dục thường xuyên bằng cách đi bộ nhẹ nhàng, tập vận động cổ như xoay nhẹ cổ giúp cho xương cột sống cổ luôn linh hoạt, chắc khỏe.
Bên cạnh đó quý vị có thể tiếp tục đọc thêm những cách chữa thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả khác ở đây.
Hy vọng với những thông tin liên quan đến tình trạng lồi đĩa đệm cột sống cổ nói trên độc giả sẽ hiểu rõ về bệnh hơn, từ đó không phải lo lắng lồi đĩa đệm có nguy hiểm hay không.
Có thể bạn muốn đọc: Mổ thoát vị đĩa đệm cột sống cổ ở đâu tại Hà Nội và Tp HCM
Huyền Trang (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!