Phồng đĩa đệm đốt sống cổ thực chất là bệnh gì?
Phồng đĩa đệm đốt sống cổ là căn bệnh xương khớp khá phổ biến hiện nay. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn là thoát vị đĩa đệm, gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Bài viết hôm nay sẽ cung cấp những thông tin cơ bản để độc giả hiểu rõ về căn bệnh này.
1. Bệnh phồng đĩa đệm đốt sống cổ là gì?
Đĩa đệm bị phồng là thể nhẹ của bệnh thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Trước khi tìm hiểu về bệnh thì chúng ta cùng tìm hiểu qua về cấu tạo của các đĩa đệm. Theo y học hiện đại, đĩa đệm có cấu trúc khá chắc chắn và được xếp theo hình vòng tròn, phía bên trong là nhân nhầy. Các đĩa đệm được xếp nằm giữa khoang đốt sống với tác dụng chính là giúp nâng đỡ và giảm xóc khi cơ thể di chuyển.
Một trong những bệnh thường gặp có liên quan đến đĩa đệm là bệnh phình đĩa đệm đốt sống cổ. Phồng đĩa đệm là dạng nhẹ nhất trong dạng bệnh thoát vị đĩa đệm, khi đĩa đệm bị phồng có nghĩa là nó chưa bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chưa chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Vì thế khi bị bệnh này, người bệnh chưa xuất hiện các cơn đau nhức, khó chịu.
Cụ thể, lúc này các đĩa đệm bị phình to ra, phần nhân nhầy vẫn nằm trong bao xơ, chưa lồi ra ngoài và chưa chèn vào dây thần kinh cột sống. Chính vì thế bệnh không gây ra nhiều biểu hiện điển hình khiến người bệnh chủ quan, không sớm phát hiện bệnh.
Vậy đâu mới là những triệu chứng của bệnh và bệnh xuất phát từ nguyên nhân gì?
2. Triệu chứng bệnh phồng đĩa đệm đốt sống cổ
Thực chất bệnh phồng đĩa đệm không có các triệu chứng rõ ràng mà chỉ phụ thuộc vào phần dây thần kinh mà nó có liên quan. Còn khi bệnh không được phát hiện sớm và không có cách chữa kịp thời thì phần nhân nhầy sẽ bắt đầu thoát ra ngoài và gây ra các triệu chứng như:
– Người bệnh bị tê bì ở hai vai, bắt đầu lan xuống hai cánh tay rồi đến bàn tay.
– Nếu ảnh hưởng ở phần dây thần kinh cột sống thắt lưng thì người bệnh bị đau mỏi lưng, cảm giác đau lan xuống mông và hai chân.
– Nếu bệnh biến chuyển mạnh thì người bệnh có nguy cơ bị mất khả năng vận động, có thể dẫn đến bại liệt.
Có thể bạn quan tâm: Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không và giải pháp khắc phục
Bệnh không gây ra quá nhiều triệu chứng rõ ràng
3. Nguyên nhân gây bệnh
Bệnh phồng đĩa đệm cột sống cổ do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Có thể nói khái quát về các nguyên nhân chính như sau:
-
Do thoái hóa đĩa đệm
Đây là nguyên nhân cơ bản bên trong, còn tác động cơ học là nguyên nhân khởi phát bên ngoài. Khi mắc bệnh thoái hóa phần vòng sụn sẽ bị xơ và mất nước dần, mất tính đàn hồi vốn có.
-
Do tuổi tác
Khi tuổi càng lớn quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra càng nhanh khiến các đĩa đệm bị ảnh hưởng và dần bị suy yếu, biến dạng đầu tiên là phồng đĩa đệm, kéo theo hệ thống dây chằng ở xung quanh bị mất tính đàn hồi và rách ra.
-
Do thói quen sinh hoạt không tốt
Những người hay phải làm việc nặng, mang vác vật nặng sẽ khiến cho phần cột sống phải chịu nhiều áp lực. Công việc này diễn ra lâu sẽ khiến đĩa đệm bị yếu, dễ bị xơ và gặp phải tình trạng phồng hoặc lồi đĩa đệm cổ.
-
Do chấn thương
Chấn thương cột sống cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị ảnh hưởng và có thể gây phồng đĩa đệm.
-
Do thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì gây một áp lực lớn lên cột sống, đĩa đệm khiến chúng dễ bị thoái hóa và dần dần dẫn đến phình đĩa đệm đốt sống cổ.
Xem chi tiết hơn: Nguyên nhân phồng đĩa đệm và cách phòng tránh mọi người cần biết
Quan sát sự chuyển động của đĩa đệm đốt sống
4. Cách điều trị phòng ngừa bệnh bệnh phồng đĩa đệm cột sống cổ
Tiến sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh – nguyên Trưởng khoa Nội, phó khoa Châm cứu Dưỡng sinh, bệnh viên Y học cổ truyền Trung Ương cho biết, trong thực tế điều trị bệnh, tùy vào mức độ nặng nhẹ của bênh, vị trí, các biến chứng của bệnh như thế nào, ảnh hưởng đến khả năng vận động hay sinh hoạt của người bệnh ra sao mà các bác sĩ chuyên khoa sẽ có biện pháp, cách chữa lồi đĩa đệm phù hợp.
Ngoài việc sử dụng các loại thuốc điều trị, để phòng ngừa phình đĩa đệm đốt sống cổ người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Có chế độ ăn uống, luyện tập hợp lý, khoa học.
– Không nên tập luyện quá sức, nên nghỉ ngơi, mát xa cổ để vùng này được tuhw giãn.
– Giữ tư thế cổ đúng trong quá trình làm việc, ngồi học, xem tivi hay khi ngủ.
– Không nên ngồi quá lâu trong một tư thế bất lợi.
– Hạn chế các hoạt động có thể gây ra chấn thương cho phần cột sống cổ.
– Thăm khám tại các cơ sở uy tín ngay khi thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường.
Trên đây là những thông tin quan trọng liên quan đến bệnh phồng đĩa đệm đốt sống cổ, các bạn cần tham khảo và chú ý trong quá trình phát hiện, điều trị bệnh.
Đọc thêm: Chữa phồng lồi đĩa đệm ở Hà Nội bạn có biết địa chỉ nào tốt nhất?
Huyền Trang (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!