Bài viết chọn lọc
- Tìm hiểu nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, địa chỉ chữa thoái hóa đốt sống cổ cho “vua hài đất bắc” Xuân Hinh
- Nghệ sĩ Xuân Hinh chữa thoái hóa cột sống cổ tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường trong bao lâu? Có khỏi không?
- Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, địa chỉ uy tín chữa khỏi bệnh xương khớp cho NS.Xuân Hinh
- NS.Xuân Hinh chữa bệnh xương khớp tại Đỗ Minh Đường có khỏi không?
Xem ngay:
>> Bệnh thoái hóa khớp có chữa được không và các cách điều trị mọi người nên tham khảo
>> Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Biến chứng và cách phòng ngừa
1. Cảnh báo nguy cơ bệnh xương khớp do thói quen lướt smartphone
Sử dụng điện thoại thông minh không chỉ giúp liên hệ thuận lợi mà còn mang lại lợi ích trong việc tìm kiếm thông tin nhanh. Tuy nhiên, không vì vậy mà các bạn lạm dụng sử dụng trong thời gian quá lâu.
Theo các chuyên gia, việc dùng smartphone quá lâu sẽ khiến ức chế quá trình lưu thông của dòng máu dẫn tới tê tay và tiềm ẩn nhiều bệnh viêm xương khớp, thoái hóa khớp như:
Hội chứng ngón tay cò súng
Khi sử dụng smartphone, chúng ta thường sử dụng chủ yếu là ngón tay cái. Hành động này được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài sẽ gây ra cảm giác đau nhức phần gốc ngón tay, khó gập lại được hoặc khó duỗi được gọi là hội chứng ngón tay cò súng.
Thói quen sử dụng điện thoại quá lâu có thể dẫn tới hội chứng ngón tay cò súng
Lúc này các bạn không nên chủ quan vì tình trạng này kéo dài không chỉ mang lại cảm giác đau nhức khó chịu mà còn dẫn tới nguy cơ thoái hóa khớp tay.
Viêm đau cổ tay
Sử dụng smartphone đồng nghĩa với việc bạn phải gập và xoay cổ tay vào trong quá mức. Tình trạng này kéo dài sẽ gây kích thích bao gân ở vùng cổ tay dễ gây ra tình trạng viêm, đau nhức.
Ngoài ra, khi cổ tay bị gập sẽ khiến dòng máu không được lưu thông để khớp nhận đủ máu. Điều này sẽ càng đẩy nhanh quá trình ống cổ tay bị tổn thương.
Hội chứng ống cổ tay
Khi tình trạng viêm đau ống cổ tay kéo dài mà không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra bệnh hội chứng ống cổ tay.
Thường xuyên sử dụng điện thoại quá lâu sẽ gây ra hội chứng cổ tay
Do thói quen gập cổ tay để chỉnh tầm nhìn phù hợp giữa mắt và smartphone khiến các dây thần kinh ở cổ tay càng bị chèn ép dẫn tới mắc bệnh và làm xuất hiện các triệu chứng như tê tay, đau nhức, có cảm giác châm chích khó chịu,... Nguy hiểm hơn bệnh có thể gây ra biến chứng teo cơ ngón.
Thoái hóa cột sống cổ
Hầu hết khi chúng ta dùng điện thoại thường cúi sát xuống. Hành động này tưởng chừng như vô hại, nhưng thực tế nó rất có hại cho hệ xương khớp cổ.
Bởi vì khi chúng ta cúi xuống như vậy sẽ kéo căng đốt sống ở cổ. Thói quen này sẽ kích thích các sợi dây thần kinh ở đốt sống cổ, ngoài ra còn làm hạn chế dòng máu tới các khớp xương ở đây, làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp cổ.
2. Cần làm gì để hạn chế bệnh xương khớp do thói quen lướt smartphone?
Việc loại bỏ smartphone là điều hoàn toàn không thể. Do vậy để việc dùng điện thoại không gây hại cho sức khỏe xương khớp, các bạn cần lưu ý một vài điều như:
- Không nên sử dụng điện thoại quá lâu. Sau mỗi lần sử dụng khoảng 30 phút cần để cho khớp tay và cổ được thư giãn.
Xoa bóp ngón tay giúp thư giãn, gia tăng quá trình lưu thông dòng máu
- Khi lướt màn hình điện thoại thấy ngón tay mỏi, tê hay đau nhức cần bỏ ngay xuống. Sau đó xoa bóp nhẹ nhàng phần ngón tay đó để giúp dòng máu được lưu thông và khớp ngón được thư giãn, linh hoạt hơn.
- Thay vì cúi gằm xuống màn hình điện thoại các bạn nên sử dụng giá đỡ điện thoại và chỉnh tầm nhìn phù hợp, hạn chế việc cúi thấp xuống sẽ gây hại cho khớp cổ.
Ngoài ra, khi phát hiện các triệu chứng đau nhức, tê các khớp ngón tay, cổ tay hay bất cứ ở vị trí nào các bạn cần chủ động tới cơ sở chuyên khoa để thăm khám và tìm ra nguyên nhân từ đó có phương pháp điều trị phù hợp.
Hy vọng với những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ về những mặt có hại khi sử dụng smartphone quá mức từ đó chủ động hạn chế, giúp bảo vệ hệ xương khớp khỏe mạnh. Chúc các bạn sức khỏe!
Xem thêm: Khám bệnh nhân thoái hóa khớp tại các thành phố lớn
Bài viết cùng chuyên mục
- Cấy chỉ chữa bệnh gì, đối tượng áp dụng và những lưu ý khi tiến hành cấy chỉ
- Châm cứu: Giải pháp điều trị không cần dùng thuốc hiệu quả cho mọi đối tượng
- Sữa Ensure gồm những loại nào? Có tốt không và giá bán bao nhiêu?
- Cao xương khớp gồm những loại nào, sử dụng cho người bệnh xương khớp có tốt không?
- Sữa bột NutriCare Gold dành cho đối tượng nào? Giá bao nhiêu một hộp?
- Thuốc Aspirin là thuốc gì? Công dụng như thế nào và giá bán bao nhiêu?
- Sữa non Alpha Lipid có thực sự tốt không? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu, giá bao nhiêu?
- Thuốc xịt Salonpas Jet Spray có tốt không? Giá bán bao nhiêu?
- Thuốc Effe-Paracetamol có tác dụng gì? Giá bán bao nhiêu 1 hộp?
- Thuốc NSAID là gì? Gồm những nhóm nào và cách dùng thuốc hiệu quả?
Bình luận (0)