Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi không và cách điều trị mọi người nên tham khảo
Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi không là câu hỏi được nhiều bệnh nhân và thân nhân đặt ra mỗi khi thăm khám bệnh tình. Thoái hóa khớp thường xảy ra ở người cao tuổi nhiều hơn cả. Tùy vào lịch sinh hoạt và chế độ vận động mà bệnh tình phát triển theo chiều hướng khác nhau. Bệnh có chữa được không phụ thuộc nhiều vào ý thức dưỡng bệnh của bệnh nhân.
1. Thoái hóa khớp và điều cơ bản cần biết
Trước khi tìm hiểu thông tin bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi không mọi người nên biết những điều cơ bản về căn bệnh mãn tính này.
Giống như các loại thoái hóa khác, thoái hóa khớp xảy ra do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể người. Càng lớn tuổi, sức khỏe ngày càng giảm sút, hệ xương khớp yếu đi và dần giảm đi chức năng của mình trong hệ vận động.
Thoái hóa khớp xảy ra khi sụn khớp không kịp tái tạo ở độ tuổi này. Điều này dẫn đến lớp sụn khớp ngày càng mất đi độ trơn và khả năng chịu áp lực. Khi vận động các đầu xương cọ xát trực tiếp với nhau mà không có sự hỗ trợ của sụn khớp dẫn đến khuyết xương dẫn đến hình thành thoái hóa khớp.
Một số các yếu tố khác cũng dẫn đến thoái hóa khớp như do chấn thương trong sinh hoạt, tập luyện má không dưỡng thương kỹ càng, tư thế lao động sai nhưng không sửa,…
Xem chi tiết: Chỉ ra nguyên nhân thoái hóa xương khớp phổ biến ai cũng mắc phải
Thăm khám bệnh thoái hóa khớp
2. Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi không?
Thoái hóa khớp là một trong những “căn bệnh tuổi già” mà hầu như ai cũng sẽ gặp phải. Bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn do các yếu tố tuổi tác, dinh dưỡng, vận động,… Y học hiện tại chỉ có thể làm chậm quá trình thoái hóa một cách tối ưu nhất.
Bằng sự kết hợp nhiều phương pháp chữa trị khác nhau như Tây y, Đông y,… người bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị các triệu chứng của thoái hóa khớp. Tuy nhiên, chữa trị cần có thời gian và sự kiên trì. Đối với người già, cần kết hợp cả điều trị bằng thuốc và những bài tập thể dục, tập dưỡng sinh nhẹ nhàng để không bị ảnh hưởng đến các khớp thoái hóa.
3. Các phương pháp chữa trị thoái hóa khớp
Rất nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp giúp cải thiện triệu chứng bệnh rất tốt mà mọi người có thể được chỉ định bởi bác sĩ.
-
Phương pháp Tây y
Tây y chữa trị thoái hóa khớp là phương pháp sử dụng kết hợp các loại thuốc giảm đau, chống viêm nhằm tối thiểu hóa thời gian của quá trình thoái hóa khớp. Tuy nhiên, điều trị theo phương pháp Tây y sẽ để lại một vài tác dụng phụ hay biến chứng tùy theo cơ địa của mỗi người. Các tác dụng phụ có thể gặp là viêm loét dạ dày, suy thận, tăng men gan,… Do đó, khi sử dụng thuốc Tây cần có sự chỉ định rõ ràng của bác sĩ, tránh tình trạng tự ý sử dụng thuốc đem lại hậu quả khó lường.
Phương pháp Tây y chữa trị thoái hóa khớp
Một số phương thuốc Tây y thường được dùng để trị thoái hóa khớp là:
– Thuốc hỗ trợ sụn: bổ sung glucosamin sulfat chính là thành phần chinh có trong sụn khớp.
– Thuốc bổ sung dịch khớp: một dạng thuốc tiêm chứa hyalunorat natri cho trường hợp đau, khô khớp và khó vận động, đặc biệt ở vị trí khớp vai và gối.
– Thuốc tiêm coticoid: đặc trị cho trường hợp thoái hóa khớp có phản ứng viêm thứ phát như sưng, nóng, đỏ,…
-
Phương pháp Đông y
Đông y chữa trị thoái hóa khớp và phương thức kết hợp các vị thảo dược thiên nhiên và chế biến thoe nhiều cách khác nhau như sắc, đắp,… để điều trị các cơn đau trường kỳ do thoái hóa khớp gây ra.
Một số loại thảo dược nổi bật trong phương pháp Đông y có thể kể đến như cây cỏ xước, cây trinh nữ, lá lốt,… Đây là các vị thuốc xuất hiện hầu hết trong tất cả các bài thuốc Đông y chữa trị xương khớp.
Khác với Tây y, phương pháp Đông y lành tính hơn và ít để lại triệu chứng phụ. Bên cạnh việc chữa trị xương khớp, các bài thuốc Đông y còn giúp điều hòa khí huyết, lưu thông mạch máu và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể người bệnh.
Vấn đề thoái hóa khớp có chữa được không đã được giải đáp một cách rõ ràng. Bạn đọc nên chọn một phương pháp chữa trị thích hợp kết hợp tập luyện thể dục hoặc vật lý trị liệu để căn bệnh chậm tiến triển và dần hồi phục.
Có thể bạn quan tâm: Điều trị thoái hóa khớp bằng Đông y và những lời khuyên của bác sĩ
Thúy Nhi (Tổng hợp).
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!