Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không và giải pháp khắc phục
Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc của nhiều người bởi căn bệnh này ngày càng trở nên phổ biến, nhất là khi ngày càng có nhiều người trẻ mắc chứng bệnh này. Hiểu rõ về nguyên nhân gay ra bệnh và các phương pháp điều trị cũng như phòng ngừa sẽ giúp ngăn chặn bệnh một cách tốt nhất và bảo vệ sức khỏe bản thân.
1. Phồng đĩa đệm – nguyên nhân và triệu chứng bệnh
Phồng hay phình đĩa đệm là tình trạng mà đĩa đệm chỉ mới phồng hay lồi ra phía sau, nhân nhầy vẫn còn nằm trong bao xơ và chưa thoát ra ngoài, vòng sợi bị suy yếu, dây thần kinh không bị chèn ép. Đây là thể nhẹ của chứng thoát vị đĩa đệm, nghĩa là người mắc bệnh phồng đĩa đệm nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến nhân nhầy thoát ra ngoài gây nên thoát vị đĩa đệm.
Nguyên nhân chính dẫn tới phồng đĩa đệm là do:
– Thoái hóa cột sống, thường gặp ở người già.
– Chấn thương cột sống do lao động hay tai nạn.
– Làm việc quá sức, mang vác nặng ảnh hưởng đến cột sống do áp lực.
– Cân nặng lớn.
– Lười vận động hay tập thể dục.
– Căng thẳng, mệt mỏi cơ thể.
– Hút thuốc lá, uống rượu, bia nhiều.
– …
Phồng đĩa đệm cột sống cổ hay diễn ra ở người trẻ tuổi
Trên đây là một vài nguyên nhân chính dẫn tới bệnh phồng đĩa đệm. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là do thoái hóa cột sống thường hay gặp ở người già. Mặt khác, như đã đề cập, căn bệnh này ngày càng xuất hiện nhiều ở người trẻ là do lười vận động và không chú ý tư thế khi lao động dẫn đến phình đĩa đệm. Đặc biệt, ở người trẻ dễ dẫn đến thoát vị đĩa đệm hơn nếu không quan tâm sức khỏe của mình.
Triệu chứng của lồi đĩa đệm thường là tê bì tay chân, đau mỏi lưng, đau nhói xuống chân. Ban đầu, các cơn đau sẽ xuất hiện tại chỗ và ngày càng tăng dần cường độ sau đó lan ra các vùng lân cận. Thông thường phình đĩa đệm hay xảy ra tại các vị trí L4 – L5 – S1. Người bệnh sẽ có dấu hiệu giảm vận động, ảnh hưởng tới các sinh hoạt hằng ngày.
Xem tiếp: Phồng đĩa đệm L4 L5 là gì và làm sao để tránh biến chứng nguy hiểm
2. Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không?
Chứng phồng đĩa đệm ban đầu không gây nguy hiểm cho người bệnh. Chỉ cần bệnh nhân kết hợp dùng thuốc giảm đau và tập các bài tập xương khớp đầy đủ có thể đẩy lùi căn bệnh này.
Tuy nhiên, phồng đĩa đệm sẽ trở nên nguy hiểm khi người bệnh lơ đi các cơn đau và tiếp tục làm việc quá sức. Nhân nhầy có khả năng thoát ra ngoài , chén ép lên tủy sống và các dây thần kinh xung quanh cùng hệ thống dây chằng. Khi đó, chứng lồi đĩa đệm sẽ chuyển thành thoát vị đĩa đệm, gây khó khăn hơn trong việc điều trị bệnh. Hơn nữa, thoát vị đĩa đệm còn gây ra các cơn đau và hạn chế vận động của người bệnh gấp nhiều lần hơn so với chứng phồng đĩa đệm. Người bệnh chỉ có thể nằm bất động trên giường và có thể phải phẫu thuật can thiệp trực tiếp với vị trí bị thoát vị.
Vì thế, để không dẫn đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bị chứng phồng đĩa đệm phải chữa phồng đĩa đệm từ những ngày đầu và chữa tận gốc.
Bệnh phồng đĩa đệm không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến thoát vị đĩa đệm
Cách phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm
– Để phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm, nhất là đối với những người trẻ tuổi, phải thường xuyên tập thể dục và chú ý đến các tư thế sinh hoạt hằng ngày. Các bạn là dân văn phòng cần đứng lên thư giãn cơ thể sau 30p – 45p ngồi một chỗ. Công nhân lao động không vác nặng quá sức, khi khiêng vật phải ngồi hẳn xuống và từ từ nâng vật lêm. Tránh đứng lên bất ngờ vì áp lực đè lên cột sống rất nặng.
– Người lớn tuổi phải chú ý đến bữa ăn hằng ngày của mình, bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe và có thể kết hợp tập dưỡng sinh, tập yoga hay chạy bộ nhẹ nhàng. Mặt khác, người lớn tuổi cũng chú ý tránh để xảy ra chấn thương vì xương khớp của người già thường bị thoái hóa và thời gian hồi phục cũng như dưỡng bệnh lâu, có thể gây biến chứng.
Phồng đĩa đệm có nguy hiểm không chắc hẳn bạn đã biết qua những thông tin trên. Hãy tự ý thức, chủ động phòng ngừa và điều tị từ sớm. Siêng năng tập luyện cũng như bồi bổ dinh dưỡng, bạn sẽ không còn lo về chứng bệnh này.
Có thể bạn quan tâm: Chữa phồng lồi đĩa đệm ở Hà Nội bạn có biết địa chỉ nào tốt nhất?
Thúy Nhi (Tổng hợp).
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!