Phương pháp điều trị gai cột sống và chế độ ăn uống phù hợp

Gai cột sống không chỉ đơn thuần là một hiện tượng trong cơ thể mà là biểu hiện của nhiều bệnh lý xương khớp. Chính vì mức độ nguy hiểm của bệnh nên bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu cách điều trị gai cột sống và xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp hơn.

1. Dấu hiệu bị gai cột sống

Cột sống là phần quan trọng trong cơ thể con người, là trụ cột của toàn thân, bao gồm 33 đốt sống. Cột sống được chia thành từng đoạn dựa vào cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lý: đoạn cổ có 7 đốt sống cổ, đoạn thắt lưng có 5 đốt, đoạn cùng 5 đốt và đoạt cụt 4 đốt. Phần cột sống tạo thành khung bảo vệ tủy sống và các rễ thần kinh phía sau.

Một trong những bệnh thường gặp ở cột sống chính là gai cột sống. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở người có độ tuổi 35 – 40, nguy cơ mắc bệnh tăng dần theo tuổi tác, tỷ lệ nam giới bị gai cột sống lại nhiều hơn nữ giới, tuy nhiên nữ giới ở tuổi mãn kinh cũng hay bị gai cột sống.

Gai cột sống là bệnh gì?

Gai xương thường xuất hiện ở vùng đốt sống cổ và thắt lưng

Vị trí gai xuất hiện nhiều nhất là ở vùng đốt sống cổ và thắt lưng. Lúc này cột sống bắt đầu thoái hóa, phần xương trên thân đốt sống, đĩa sụn hay dây chằng quanh khớp bị phát triển thêm ra.

Một số dấu hiệu bị gai cột sống mà người bệnh thường gặp và dễ nhận biết nhất là: người bệnh bị đau, mỏi vùng cột sống cổ hoặc đau cột sống lưng, cơ thể đơ cứng, vận động kém hơn so với bình thường. Cơn đau còn lan xuống vai, kèm theo nhức đầu.

Mỗi khi vận động càng nhiều thì cơn đau do bệnh gai cột sống càng tăng lên, đặc biệt là khi người bệnh giữ cơ thể ở một tư thế bất lợi như ngồi quá lâu hoặc đứng quá lâu. Cơn đau chỉ thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Vùng thường xuất hiện các cơn đau do gai cột sống là những vùng hoạt động nhiều như vùng cổ và vùng thắt lưng, vì vậy người bệnh bị giới hạn cử động ở các phần này.

Đối với những trường hợp nặng khi gai cột sống xuất hiện nhiều sẽ cọ xát vào thần kinh, làm xuất hiện dấu hiệu thần kinh. Phần gai cột sống cổ chèn thần kinh còn gây ra cảm giác đau tê, lan xuống hai cánh tay và bàn tay. Còn gai cột sống thắt lưng khiến người bệnh cảm giác đau ê ở hai bên mông, sau đó đau lan xuống hai chân, tê cả phần bàn chân.

Khi xuất hiện những dấu hiệu bị gai cột sống như kể trên thì người bệnh nên đến ngay các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đề phòng những biến chứng xấu có thể xảy ra.

2. Gai cột sống là bệnh gì ?

Gai cột sống gây ra bởi thoái hóa

Thống kê cho thấy 2/3 dân số có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ, mà biểu hiện thường gặp nhất chính là tình trạng gai cột sống cổ. Vì vậy, để trả lời câu hỏi gai cột sống là bệnh gì thì mọi người có thể biết đó là biểu hiện của bệnh thoái hóa cột sống cổ.

Khi cơ thể bước vào giai đoạn lão hóa thì lớp sụn bọc lấy đĩa đệm giữa các đốt sống dần bị hư tổn gây mất chức năng đệm đỡ giữa các khớp, từ đó phần đốt sống phải chịu lực nặng quá mức, hình thành các gai xương ở rìa thân đốt sống cổ.

Trước kia, bệnh chỉ xuất hiện nhiều ở người lớn tuổi, người thường xuyên lao động nặng nhưng hiện nay đối tượng bệnh lý đã dần thay đổi, số lượng người trẻ bị bệnh tăng cao, đặc biệt là những nhân viên văn phòng thường ngồi làm việc quá lâu và ít vận động.

3. Nguyên nhân gây gai cột sống

Dù là gai cột sống cổ hay gai cột sống thắt lưng thì chúng đều có một số đặc điểm chung và xuất phát từ những nguyên nhân chính, bao gồm cả ngyên nhân không thể ngăn được và những nguyên nhân có thể phòng tránh.

  • Canxi lắng đọng ở các dây chằng đốt sống

Những người lớn tuổi bị thoái hóa cột sống thường gặp phải trường hợp này. Vì lúc này canxi bị lắng động dưới dạng Calcipyrophosphat. Từ đó gây viêm dây chằng đôt sống, đây là một trong những nguyên nhân gây gai cột sống.

Sự viêm nhiễm tái phát nhiều lần làm xơ hóa và đóng canxi ở gốc các dây chằng đốt sống. Khi chụp phim Xquang sẽ thấy các hình ảnh giống như gai cột sống.

  • Chấn thương

Những chấn thương trong quá trình vận động, làm việc, tập luyện thể dục thể thao gây hư hại xương, khớp ở cột sống. Phản ứng của cơ thể để sữa chữa những nơi bị tổn thương là hình thành nên các gai cột sống.

Chấn thương lâu ngày dẫn đến hình thành gai cột sống

  • Một số bộ phần bị chùng giãn

Phần đĩa liên sống bị hư hao, xẹp xuống. Dây chằng giữa các đốt sống cũng bị chùng giãn, khiến khớp chuyển động nhiều hơn. Lúc này cơ thể sẽ phải làm cho dây chằng dầy lên để có sức giữ vững cột sống. Lâu ngày, canxi sẽ tụ lại trên dây chằng vào tạo ra các gai cột sống.

  • Yếu tố di truyền

Một trong những nguyên nhân gây gai cột sống là yếu tố di truyền, từ đó dẫn tới gai cột sống bẩm sinh.

4. Phương pháp điều trị gai cột sống

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có những cách điều trị khác nhau. Xu hướng điều trị gai cột sống là điều trị bảo tồn, vì khi thật cần thiết mới phải cắt bỏ gai nhưng gai vẫn có thể mọc lại.

Nếu không muốn điều trị theo hướng xâm lấn, phẫu thuật thì người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, giảm áp lực lên các vùng thường bị đau. Có thể dùng một số loại thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, kết hợp cùng các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, vật lý trị liệu vật lý trị liệu bằng hồng ngoại, sóng ngắn, điện xung cũng phục hồi chức năng cho các vùng bị hạn chế tầm vận động do các cơn đau.

Nên tập các bài tập nhẹ nhàng như aerobic, môn thể thao dưới nước, yoga để giảm sức nặng của cơ thể lên phần đốt sống bệnh, động thời làm thư giãn vùng cơ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, người bệnh nên có một chế độ ăn uống hợp lý để không bị béo phì, giữ cân nặng ở mức vừa phải.

Xem tiếp: Trị gai cột sống hiệu quả bằng các bài thuốc đơn giản

5. Thức ăn chữa gai cột sống

  • Gai cột sống ăn gì?

Chế độ dinh dưỡng cho người gai cột sống

Nhiều người quan niệm ăn nhiều canxi sẽ dẫn tới dư thừa canxi gây nên hiện tượng gai cột sống, nhưng trên thực tế các nhà khoa học đã chứng minh mỗi ngày cơ thể chỉ nạp vào 400 – 500 mg canxi, trong khi lượng cơ thể cần là khoảng 1.200 mg canxi. Vì thế, cơ thể con người vẫn đang thiếu canxi và cần bổ sung nguyên tố này để cấu thành xương, giữ xương chắc khỏe.

Canxi có nhiều trong các loại thủy sàn như tôm, cua, cá nhỏ ăn nguyên xương. Nên bổ sung các thực phẩm này vào bữa ăn hằng ngày.

Các loại sữa tươi, sữa có trong phô mai, sữa chua, bơ cũng là nguồn bổ sung canxi. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng sữa đậu nàng, đậu phụ, các loại ra màu xanh lá cây như súp lơ xanh, cải xoăn, rau diếp,…

Ngoài yếu tố người bị gai cột sống ăn gì thì người bệnh còn nên bổ sung vitamin D cho cơ thể bằng cách tắm nắng khoảng 15 phút mỗi ngày, vào khoảng thời gian từ 6 -9 giờ sáng. Kết hợp uống các loại thuốc bổ, bổ sung khoáng chất, vitamin cho cơ thể.

  • Gai cột sống kiêng gì?

Không nên ăn gì khi bị gai cột sống?

Người bị gai cột sống nên hạn chế ăn các loại thịt giàu đạm như thịt trâu, bò, dê, chó, vì chúng làm tăng axit uric trong máu, chất này không tốt cho xương khớp và còn làm tăng các cơn đau nhức.

Thức ăn nhanh như gà rán, khoai tây chiên,… cũng là thức ăn mà người bị gai cột sống nên kiêng. Trong khẩu phần ăn hằng ngay nên hạn chế đường và muối vì đây là 2 loại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường.

Cuối cùng, bị gai cột sống nên kiêng rượu, bia, nước ngọt và các loại nước có ga. Những loại này làm gan suy yếu, từ đó khả năng tẩy độc, lọc sẽ bị suy yếu dẫn đến các cơn đau cột sống kéo dài.

Đọc tiếp: Bệnh gai cột sống có nguy hiểm không tại từng vị trí mọc gai?

Hoàng Nguyên (tổng hợp)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo