So sánh sự khác biệt giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp là hai bệnh xương khớp thường gặp. Chúng có nhiều biểu hiện giống nhau như sưng khớp, đau nhức, xương khớp không linh hoạt,… Chính vì vậy mà không ít người đã nhầm lẫn hai chứng bệnh này. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt rõ sự khác biệt giữa thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Mời bạn đọc tham khảo!

Xem ngay:

>> Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi không và cách điều trị mọi người nên tham khảo

>> Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Biến chứng và cách phòng ngừa

1. Tìm hiểu về bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là hiện tượng sụn khớp vì một nguyên nhân nào đó dẫn tới bào mòn, hư tổn khiến hai đầu xương va chạm vào nhau. Tình trạng này lâu dần dẫn tới làm xơ hóa xương khớp, từ đó hình thành gai dẫn tới bệnh thoái hóa khớp.

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người trên 45 tuổi và nữ nhiều hơn nam

Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở người trên 45 tuổi và nữ nhiều hơn nam

Biểu hiện: Triệu chứng điển hình của thoái hóa khớp thường là các cơn đau nhức khó chịu tại các khớp như cổ chân, tay, vay,… Mức độ tăng dần khi vận động và giảm dần nếu được nghỉ ngơi. Ngoài ra bệnh thường xuyên gây ra hiện tượng cứng khớp khó cử động vào buổi sáng khi mới thức dậy và có thể kéo dài tới hơn 1 tiếng mới giảm dần.

Tỉ lệ mắc bệnh: Thoái hóa khớp là bệnh phổ biến ở những người béo phì, thường xuyên ngồi lâu một chỗ và tỷ lệ nữ thường mắc hơn nam.

Độ tuổi khởi bệnh: Đây là bệnh xương khớp thường gặp ở những người trên độ tuổi 45.

Cơ chế sinh bệnh: Thoái hóa khớp xuất phát từ các nguyên nhân như do tác động của chấn thương khi sinh hoạt lao động, di chuyển, thoái hóa xương do tuổi cao, thừa cân béo phì,…

Tổn thương chính: Bệnh tổn thương chủ yếu tại sụn khớp. Đây là phần đệm bao bọc đầu xương dưới sụn để giúp hoạt động trơn tru. Bị sụn bị tổn thương, hư hỏng, bào mòn khiến xương dưới sụn khiến khớp bị xơ và lắng đọng calcium gây viêm, đau và cứng khớp.

Thoái hóa khớp có tổn thương chính lại sụn

Thoái hóa khớp có tổn thương chính lại sụn

Vị trí khớp bị tổn thương: Các khớp thường bị tổn thương, chịu nhiều áp lực nhất là khớp gối, hàng. cốt, thắt lưng.

Hậu quả: Thoái hóa khớp không chỉ gây ra các triệu chứng đau nhức tại chỗ mà nguy hiểm hơn khi bệnh tiến triển nặng có thể gây ra các hậu quả như rối loạn giấc ngủ, bệnh gout, chứng vôi hóa sụn khớp, hoại tử xương, gãy xương,…

Điều trị bệnh: Thông thường người bệnh được chỉ định các loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc thuốc kháng viêm không steroid ( celecoxib, etoricoxib…)Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, luyện tập hàng ngày để giúp điều trị bệnh hiệu quả.

2. Tìm hiểu về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý miễn dịch có diễn biến mạnh tính. Bệnh có xuất phát điểm khớp bị tổn thương dẫn tới làm tổn thương các màng hoạt dịch sụn khớp và đầu xương ở dưới sụn.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, thường gặp ở độ tuổi 40 - 60

Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính, thường gặp ở độ tuổi 40 – 60

Triệu chứng: Triệu chứng của bệnh là các cơn đau nhức, sưng tấy tại khớp nhỏ như ngón tay, chân. Khi bệnh trở nặng có thể lan sang những khớp lớn như cổ chân, mắt cá, vai, cổ,…

Tỷ lệ mắc phải: Viêm khớp dạng thấp thường gặp ở độ tuổi từ 40 – 60 và phụ nữ nhiều hơn nam giới.

Cơ chế sinh bệnh: Viêm khớp dạng thấp hình thành do một số tác nhân như rối loạn hệ thống miễn dịch, cơ địa, di truyền, chế độ dinh dưỡng, mắc bệnh truyền nhiễm,…

Tổn thương chính: Nếu tổn thương chính của thoái hóa khớp là sụn thì bệnh viêm khớp dạng thấp có tổn thương chủ yếu từ màng dịch ở khớp, tiếp đó mới ảnh hưởng tới sụn khớp, xương, cơ, gân, và sau đó mới lan rộng toàn bộ khớp nên được gọi với tên khác là viêm đa khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp có tổn thương chính tại màng dịch khớp

Viêm khớp dạng thấp có tổn thương chính tại màng dịch khớp

Các khớp bị tổn thương: Viêm khớp dạng thấp gây tổn thương các khớp nhỏ đặc biệt là ở hai bàn tay. Khi bệnh tiến triển nặng mới làm lây lan sang các khớp lớn hơn trong cơ thể.

Hậu quả: Viêm khớp dạng thấp không chỉ gây đau đớn mà còn có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu nó dẫn tới các biến chứng như tàn phế, bệnh về phổi, tim mạch, tổn thương thần kinh,…

Điều trị bệnh: Thời kỳ đầu người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm không steroid như celecoxib, etoricoxib,… Trong trường hợp bệnh viêm nặng có thể được kê đơn với thuốc kháng viêm steroid. Ngoài ra, người bệnh cần kết hợp thêm với chế độ dinh dưỡng và luyện tập để nâng cao sức khỏe, hỗ trợ trị bệnh.

Trên đây là những thông tin về hai bệnh thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp người bệnh phân biệt rõ những điểm khác nhau giữa hai chứng bệnh xương khớp này. Chúc các bạn sức khỏe!

Xem thêm: Top 5 nhóm thuốc điều trị thoái hóa khớp được dùng phổ biến hiện nay và lưu ý khi dùng

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo