Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu đối với bệnh xương khớp
Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu vốn đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta, tuy nhiên mỗi người khi sử dụng đinh lăng lại có nhiều cách chế biến khác nhau. Trong bài viết ngày hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu. Bài thuốc này không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng được các quý ông ưa thích mà còn có công dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe.
1. Cây đinh lăng và tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu
Trong những vấn đề liên quan đến bệnh đau khớp gối, không thể không nhắc tới tác dụng của cây đinh lăng trong quá trình trị bệnh. Theo danh y Hải Thượng Lãn Ông từng gọi cây đinh lăng là “cây sâm của người nghèo” bởi trong dân gian cây đinh lăng rất dễ tìm và rẻ tiền. Tuy vậy nhưng công dụng chữa bệnh của nó lại không ai có thể ngờ tới, đặc biệt là tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu.
Cây đinh lăng được xem là vị thuốc quý chữa các chứng bệnh xương khớp
Cây đinh lăng còn được gọi với tên quen thuộc là cây gỏi cá vì chúng hay được dùng như một loại rau để ăn chung với cá. Cây đinh lăng có tên khoa học Polyscias fruticosa L. Harras họ Nhân sâm – Araliaceac, dân gian còn gọi là cây Nam dương sâm. Đinh lăng là loại cây nhỏ thân nhẵn không có gai, cao 0.8 – 1.0m. Lá kép 3 lằn xẻ lông chim, không có lá kèm rõ. Lá chót có cuống lá dài 3-10mm, phiến lá chót có răng cưa không đều. Lá có mùi thơm. Cụm hoa hình khuy ngắn, gồm nhiều tán, mang nhiều hoa nhỏ, quả dẹt. Đinh lăng là cây được trồng phổ biến khắp nước ta.
Cây thường được khai thác khi đã đủ 3 năm tuổi đời, cũng có cây có thâm niên tới cả 60-70 năm. Theo Lương y Đinh Công Bảy, tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể chế biến thành thuốc. Từ thân cành lá cho đến toàn bộ rễ và vỏ cây. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ,… Vì thế cũng có tác dụng của củ cây đinh lăng ngâm rượu và tác dụng của rễ cây đinh lăng ngâm rượu.
Xem ngay: Đau khớp gối – Tổng quan bệnh đau khớp gối và cách điều trị
Ngoài tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu thì công dụng của cây đinh lăng còn rất nhiều, đặc biệt trong việc sử dụng các thành phần của cây đề làm những bài thuốc hữu hiệu điều trị đau khớp gối, thoái hóa đốt sống lưng. Các bộ phận của cây đinh lăng có tác dụng như: Rễ làm thuốc bổ, lợi tiểu, cơ thể suy nhược gầy yếu. Lá chữa cảm sốt, giã nát đắp chữa mụn nhọt, sưng tấy. Thân và cành chữa đau khớp gối, tê thấp, đau lưng.
Dưới đây là một số tác dụng nổi bật của cây đinh lăng:
Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu
-
Chữa lành vết thương
Với những vết thương ngoài da bị chảy máu, chỉ cần giã nát một ít lá đinh lăng đã rửa sạch rồi đắp lên vết thương. Lá đinh lăng sẽ nhanh chóng cầm máu và giúp vết thương mau lành.
Vì thế sử dụng cây đinh lăng làm lành vết thương sẽ khiến giảm thiểu nguy cơ bị đau khớp gối, viêm khớp cổ chân do chấn thương.
-
Lợi sữa
Trong những đồ uống giúp sản phụ gọi sữa về, không thể không nhắc đến lá đinh lăng. Chỉ cần rửa sạch một nắm lá đinh lăng rồi cho vào đun sôi, sau đó chắt lấy nước và uống khi nước còn ấm, nếu nước bị nguội nên hâm lại cho nóng để phát huy công dụng, chú ý tránh uống nước đã bị lạnh.
Ngoài ra cũng có thể phơi khô lá đinh lăng rồi sao vàng, sau đó hãm như nước chè để uống hàng ngày. Như vậy ngoài tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu thì còn có nhiều cách chế biến cây đinh lăng thành bài thuốc.
-
Chữa chứng mồ hôi trộm
Trẻ nhỏ nếu thường xuyên bị ra nhiều mồ hôi ở đầu, dùng lá đinh lăng phơi khô rồi lót vào gối hay trải xuống giường cho trẻ nằm. Sau một thời gian sẽ nhanh chóng thấy hiệu quả rõ rệt.
-
Chữa bệnh tiêu hóa
Lá cây đinh lăng đem sắc lấy nước uống dùng để chữa các bệnh tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy. Ở Malaysia, người ta thường sử dụng phương pháp chữa bệnh trĩ bằng cách sắc lá cây đinh lăng thành bột mịn và cho vào một khối dài, xoa bóp trên trực tràng trước khi đi ngủ. Củ và cành đinh lăng được sử dụng để làm sạch nướu, răng và điều trị làm giảm viêm loét miệng.
-
Bệnh thận
Cây đinh lăng được xem là loại cây có tác dụng lợi tiểu và có công dụng để điều trị bệnh thận, đặc biệt là sỏi thận. Phần lớn củ đinh lăng có nhiều lợi ích nhất. Những người mắc bệnh thận nên uống nước ép lá đinh lăng mỗi ngày giúp lọc thận hiệu quả.
-
Chữa sưng đau cơ khớp
Bên cạnh những bài thuốc Đông y trị đau khớp gối thì các bạn nên tham khảo bài thuốc từ thảo dược tự nhiên này. Lấy khoảng 40gr lá tươi giã nhuyễn, sau đó đắp trực tiếp lên chỗ sưng đau. Khi khô lại đắp lại, liên tục như vậy vết sưng đau sẽ nhanh chóng dịu đi và nhanh lành.
Liều dùng bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng rễ phơi khô, mỗi lần từ 1- 4 g, dùng thân, rễ, lá, cành mỗi lần từ 30-50 g, dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu.
Một điều khá thú vị là tác dụng của dịch chiết đinh lăng lá nhỏ có nhiều điểm tương tự sâm Triều Tiên. Về độc tính, người ta thấy đinh lăng lá nhỏ của ta ít độc hơn so với nhân sâm Triều Tiên và sâm Liên Xô Eleutherococus. Kết quả nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy nước sắc hoặc bột rễ đinh lăng lá nhỏ có tác dụng bồi bổ, tăng lực, khôi phục sức khỏe khi cơ thể bị suy nhược, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân, làm nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi gắng sức.
Cây đinh lăng còn có tác dụng tăng biên độ điện thế não, tăng tỉ lệ các sóng alpha, bêta và giảm tỉ lệ sóng delta, những biến đổi này diễn ra ở vỏ não mạnh hơn so với ở thể lưới. Tăng khả năng tiếp nhận của các tế bào thần kinh vỏ não với các kích thích ánh sáng; tăng nhẹ quá trình hưng phấn khi thực hiện phản xạ trong mê lộ, tăng hoạt động phản xạ có điều kiện gồm phản xạ dương tính và phản xạ phân biệt. Dưới tác dụng của cao đinh lăng, vỏ não được hoạt hóa nhẹ và có tính đồng bộ, các chức năng của hệ thần kinh về tiếp nhận và tích hợp đều tốt hơn.
2. Tác dụng của rễ cây đinh lăng ngâm rượu
Cùng tìm hiểu về công dụng và cách thực hiện để có được tác dụng của rễ cây đinh lăng ngâm rượu:
-
Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu
Rễ cây đinh lăng được sử dụng nhiều để ngâm rượu
Khi nhắc tới tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu, người ta thường nhắc tới tác dụng của củ cây đinh lăng ngâm rượu vì bổ, đẹp mắt chứ rất ít người dùng cả cây đinh lăng để ngâm rượu vì thân và lá đinh lăng hơi chát, khi ngâm cả thân và lá sẽ ra màu đục xỉn,vị chát khó uống.
Thường sử dụng rễ (củ) cây đinh lăng ngâm rượu vì rễ (củ) đinh lăng khá mềm, có nhiều hoạt chất do trong quá trình hanh khô diễn ra các dưỡng chất được tích tụ vào phần rễ là chủ yếu giúp cây có thể chống chọi qua mùa đông kéo dài, cho ra tác dụng của rễ cây đinh lăng tươi ngâm rượu.
Cụ thể, trong rễ đinh lăng có chứa nhiều Saponin có tác dụng như nhân sâm, nhiều sinh tố B1, ngoài ra còn chứa khoảng 13 loại axit amin cần thiết cho cơ thể nhờ đó mà đinh lăng còn giúp cho tăng trí nhớ nên rất tốt cho người lao động bằng trí óc hoặc các sĩ tử trong mùa thi. Rễ đinh lăng còn có tác dụng tăng lực, bồi bổ cơ thể, bổ thận tráng dương, chữa sốt lâu ngày, nhức đầu, háo khát, đau tức ngực, nước tiểu vàng, thiếu máu,… Vì thế, cúng được sử dụng rất tốt cho người suy nhược cơ thể, viêm gan mãn tính, liệt dương, yếu sinh lý.
Ngoài công dụng trên, rễ đinh lăng thường được dùng để trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, chữa mẩn ngứa. Như vậy có thể thấy có khá nhiều tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu, đặc biệt là tác dụng của rễ cây đinh lăng ngâm rượu.
-
Cách thực hiện rễ cây đinh lăng ngâm rượu
Để ngâm rượu củ đinh lăng, bạn có thể chọn số lượng tùy thích nhưng mọi người nên lựa chọn những củ đinh lăng to, lâu năm. Trong trường hợp không có củ to nên phối hợp những củ nhỏ túm chặt trên đầu để có bình rượu đinh lăng chất lượng vừa bổ dưỡng lại vừa đẹp mắt khi trưng bày.
Nên sử dụng các loại rượu quê có nồng độ cồn từ 38 – 40 độ để ngâm củ đinh lăng. Khi ngâm rượu còn có thể phối hợp chung với các loại thuốc bổ khí huyết như bạch truật, bạch thược, thục địa, đương quy, hà thủ ô,… các vị thuốc bổ thận như đỗ trọng, câu kỉ sẽ giúp khí huyết lưu thông, ăn ngon, ngủ yên, tăng cường sinh lực.
Ngâm rễ đinh lăng tươi phải sao vàng thật kỹ thì rượu mới ngon và không có vị nồng, đưa lại tác dụng của rễ cây đinh lăng tươi ngâm rượu. Rượu củ đinh lăng tươi ngâm đủ ngày sẽ ra màu vàng cánh gián đặc trưng mùi hương dịu lúc đó khi đổ rượu ra nồng độ rượu sẽ giảm xuống còn 32-35% uống vào ban đầu hơi có vị mát sau khi ngụm rượu tới bụng sẽ bừng nóng. Còn khi ngâm rễ khô thì màu rượu trong hơn ngâm rễ tươi, nhưng chất đậm hơn, vị ngọt hơn, thơm hơn ngâm tươi.
Rượu củ đinh lăng tươi nên để ít nhất một năm sẽ cho tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu tốt và hiệu quả cao. Bạn cũng có thể ngâm rượu củ đinh lăng khô và có thể sử dụng ngay sau 7-10 ngày. Mỗi ngày nên dùng liều lượng khoảng 2 chén nhỏ thì sẽ phát huy hết công dụng tốt của rượu ngâm.
3. Tác dụng của củ cây đinh lăng ngâm rượu
Dưới đây là những tác dụng chính của của cây đinh lăng ngâm rượu:
-
Tăng cường sức dẻo dai và nâng cao sức đề kháng của cơ thể
Tác dụng của củ cây đinh lăng ngâm rượu đối với những người tập gym là nâng cao thể trạng hằng ngày. Có thể sử dụng để uống hằng ngày, mỗi ngày dùng một lượng nhỏ.
Nếu không uống được rượu bạn có thể sử dụng thay thế bằng nước đinh lăng sắc lên, uống vào sẽ kích thích dạ dày hoạt động. Tuy nhiên, không nên quá lạm dụng thuốc, hãy hỏi ý kiến bác sĩ Đông y trước khi sử dụng.
Có khá nhiều tác dụng từ bài thuốc củ đinh lăng ngâm rượu
-
Giúp ăn ngon ngủ yên, tăng khả năng lao động và làm việc bằng trí óc
Khi bị mỏi cơ, đau mỏi vai gáy, hay trí nhớ suy giảm thì các bạn có thể sử dụng bài thuốc này. Nên pha thêm một ít mật ong nguyên chất, hoặc bột phấn hoa để đưa lại tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu tốt nhất.
-
Chống độc và giải nhiệt
Giải độc cơ thể, chữa cảm sốt, dùng cho người có thể trạng yếu, chữa tê thấp, mỏi xương, có tác dụng hoạt huyết rất tốt.
-
Tăng cân
Nếu uống rượu đinh lăng điều độ có thể giúp lên cân và cải thiện vóc dáng.
Ngoài ra, để phát huy tính bổ thận tráng dương thì có thể kết hợp ngâm rượu với một số loại thảo dược thiên nhiên khác.
Tuy nhiên, lương y Phó Hữu Đức (Chủ tịch Hội Đông y quận Cầu Giấy, Hà Nội) từng chia sẻ: “Trong rễ đinh lăng có chứa nhiều saponin có tác dụng gần như nhân sâm, nhiều sinh tố B1. Lá đinh lăng cũng được dùng nấu canh với thịt, cá để bồi bổ cho sản phụ, người già hoặc người mới ốm dậy. Tuy nhiên, do thành phần saponin có nhiều trong rễ đinh lăng, chất này có thể làm vỡ hồng cầu. Vì vậy, chỉ dùng khi cần thiết và dùng đúng liều, đúng cách. Càng không được dùng rễ đinh lăng với liều cao vì sẽ gây say thuốc, xuất hiện cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy”.
Tác dụng của cây đinh lăng ngâm rượu là rất tốt cho sức khỏe và có nhiều lợi ích chữa bệnh khá tốt, nhưng không nên vì thế mà người dùng nên sử dụng rượu một cách điều độ, không nên quá lạm dụng nếu không sẽ làm mất tác dụng của rượu, thậm chí gây ra những tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.
Đặc biệt, đối với những người sử dụng rượu ngâm củ đinh lăng để chữa bệnh thì hãy tham khảo ý kiến của các bác sỹ Đông y về liều lượng và cách sử dụng cho phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh để có được hiệu quả chữa bệnh hiệu quả nhất.
Xem chi tiết: Chữa đau khớp gối dứt điểm bằng các phương pháp phổ biến
Huyền Trang (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!