Tê bì chân tay là gì ? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Có khá nhiều người gặp phải trường hợp tê bì tay chân, cảm giác này khá khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hằng ngày. Vậy tê bì chân tay là gì và làm sao để chữa tê bì chân tay dứt điểm ?
1. Tê bì chân tay là gì? Dấu hiệu tê bì chân tay
Tê bì chân tay là một hội chứng phổ biến nhất trong các bệnh về thần kinh tọa, có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, từ người trẻ tuổi đến người lớn tuổi, nhưng đặc biệt nhất vẫn là tình trạng tê bì chân tay ở người già.
Dấu hiệu tê bì chân tay thường bắt đầu từ đầu ngón tay, đầu ngón chân, đưa lại cảm giác tê rân giống bị bị châm chích, kiến bò, tê buồn, chuột rút rất là khó chịu. Cảm giác này càng tăng dần lên, rồi lan dần xuống bàn tay, cổ tay, cánh tay, tương tự đối với hai chân, khiến cho tay chân bị tê nhức nhiều hơn, gây khó cử động, cầm nắm.
Ngoài ra, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng tê bì tay chân mà còn kèm theo một số triệu chứng như: đau vài gáy, đau thắt lưng do thoái hóa cột sống, đau dây thần kinh tọa,…
Bên cạnh tê bì chân tay ở người già thì một số đối tượng sau đây cũng dễ gặp phải tình trạng tê bì chân tay:
-
Tê bì chân tay khi mang thai
Đối với những người bình thường thì chứng tê bì chân tay chỉ xuất hiện thỉnh thoảng, còn đối với thai phụ thì tình trạng này xảy ra thường xuyên, nhất là khi thai nhi ngày càng lớn vào tháng thứ 5 -6 cho đến hết thai kỳ.
Vì lúc này thai phụ tăng cân, đồng thời thai nhi cũng lớn lên theo chèn ép lên các mạch máu, khiến việc tuần hoàn máu trở nên khó khăn, từ đó dễ dẫn đến tình trạng tê bì chân tay khi mang thai.
Bên cạnh đó, thai phụ lười vận động, đi lại hoặc nghỉ ngơi sai tư thế cũng khiến máu lưu thông kém. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân thuộc về bệnh lý khác, điển hình như thai phụ thiếu vitamin, khoáng chất, thai phụ bị tổn thương dây thần kinh ngoại vi, một số bệnh nặng hơn là đái tháo đường, cao mỡ máu, béo phì,…
-
Tê bì chân tay sau sinh
Phụ nữ sau khi sinh thường phải đối mặt với tình trạng đau nhức, tê bì chân tay. Nguyên nhân chính là do cơ thể thiếu vitamin nhóm B, thiếu canxi và các khoáng chất gây cản trở dây thần kinh ngoại vi, việc hoạt động nhiều sau khi sinh cũng dẫn đến tình trạng tê bì chân tay sau sinh, khiến người mẹ dễ bị viêm cơ khớp.
2. Nguyên nhân tê bì chân tay
Có khá nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng tê bì chân tay, đó có thể là một biểu hiện sinh lý bình thường, nhưng cũng có thể là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý khác.
- Tê bì chân tay do sinh lý
Khi bạn đứng, ngồi, nằm sai tư thế, hay làm việc quá mức trong một thời gian dài sẽ khiến mạch máu và dây thần kinh bị chèn ép, máu khó lưu thông và bị ứ đọng, dần dần sản sinh ra các chất axit làm tê bì chân tay.
Khi thời tiết thay đổi, chuyển lạnh khiến những người có sức đề kháng yếu dễ bị ứ động khí huyết, gây rối loạn cảm giác, dẫn đến tình trạng tê bì chân tay. Một số trường hợp khác thì bị tê bì chân tay do gặp phải tác dụng phụ của thuốc.
- Tê bì chân tay do bệnh lý
Những đối tượng dễ bị thiếu vitamin B1, B12, các khoáng chất canxi, kaly, acid folic,… như người có cơ thể suy nhược, trẻ em biếng ăn, phụ nữ mang thai, người già thường bị chứng tê bì chân tay.
Một số bệnh rối loạn chuyển hóa như xơ vữa động mạch, tiểu đường, cao mỡ máu, mớ gan, thừa cân, béo phì,… cũng khiến người bệnh bị tê bì chân tay và dần mất đi cảm giác. Bệnh càng nặng thì tình trạng này càng tiến triển nhanh, có khả năng dẫn đến teo cơ.
Các bệnh lý như thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống, viêm khớp, chấn thương cột sống, bệnh viêm đa rễ thần kinh hoặc dây thần kinh… gây chèn ép lên dây thần kinh và gây tê liệt dây thần kinh cảm giác
3. Các phương pháp điều trị tê bì chân tay
- Điều trị bằng y học hiện đại
Tùy thuộc vào nguyên nhân mà lựa chọn cách điều trị tê bì chân tay hợp lý. Nếu như tê bì chân tay do thiếu vitamin, khoáng chất thì nên bổ sung vitamin, khoáng chất vào thực đơn hằng ngày.
Nếu tê bì chân tay sinh lý thì người bệnh cần thường xuyên vận động, rèn luyện sức khỏe bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng, thư giãn tứ chi bằng xoa bóp, mát xa.
Để điều trị theo triệu chứng, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau chống viêm không steroid, paracetamol, vitamin nhóm B đường uống hoặc đường tiêm, thuốc giãn mạch ngoại vi để làm giảm các triệu chứng bệnh.
Còn đối với trường hợp tê bì chân tay do bệnh lý thì phải tùy thuộc vào bệnh lý gì và mức độ bệnh để có hướng điều trị phù hợp nhất.
- Điều trị bằng thuốc Đông y
Theo Đông y, tình trạng tê bì chân tay là do cơ thể suy nhược dễ gặp phải phong hàn, thấp nhiệt. Có 2 bài thuốc Đông y chính có khả năng điều trị dứt điểm tình trạng này:
Bài thuốc 1: gồm các nguyên liệu đẳng sâm 16 gram, bạch truật – táo – hoài sơn mỗi vị 12 gram, bạch thược – bạch chỉ – mạch môn – qui đầu – thần khúc – sài hồ – bạch linh mỗi vị 10 gram, cát cánh 9 gram, phòng phong – biến đậu 8 gram, cam thảo 6 gram, can khương – quế chi 4 gram. Mỗi ngày sắc 1 thang để uống.
Bài thuốc 2 : thục địa 20 gram, kê huyết đằng – táo nhân – bạch thược mỗi vị 16 gram, mộc qua – ngưu tất – tục đoạn – qui đầu – kỉ tử – tang kí sinh mỗi vị 12 gram, mạch môn 10 gram, xuyên khung 8 gram, trích thảo 6 gram. Mỗi ngày đều đặn sắc uống 1 thang.
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!