Tìm hiểu cấu tạo cột sống và 5 bệnh lý về cột sống thường gặp nhất

Cấu tạo cột sống trên cơ thể con người vô cùng phức tạp nếu hiểu và tận dụng chức năng cột sống đúng cách sẽ giúp con người thực hiện nhiều hoạt động có lợi về lâu về dài. Ngược lại, không hiểu về nó, thực hiện hoạt động làm tổn thương đến cột sống sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm.

Xem ngay:

>> Nhận biết các triệu chứng thoái hóa cột sống và biến chứng nguy hiểm của bệnh

>> 7 nguyên nhân thoái hóa cột sống thường gặp và biện pháp phòng ngừa

Tìm hiểu cấu tạo cột sống và chức năng

Cấu tạo xương cột sống của con người hầu hết đều giống nhau gồm 33 đốt sống chia thành 5 đoạn với 7 đốt sống cổ (C1 – C7), 12 đốt sống lưng (D1 – D12),  5 đốt sống ở vùng thắt lưng (L1 – L5), 5 đốt sống ở vùng hông (S1 – S5) và 4 đốt sống ở xương cùng.

Cấu tạo đốt sống cổ, cấu tạo cột sống thắt lưng và các vùng khác đều giống nhau là các đốt sống được xếp chồng lên nhau tạo thành một đường dài, ở giữa đốt sống có đĩa đệm, dây chằng và tuỷ sống.

Nhận biết cấu tạo cột sống

Hình ảnh cấu tạo cột sống con người

Tuy nhiên có một số trường hợp khi sinh ra bị tật thiếu mất 1 hay nhiều đốt sống ảnh hưởng đến hình dáng thường gặp nhất là ở

  • Chức năng của cột sống:

– Giúp cơ thể vững chãi hơn, nối liền các bộ phận đầu, 2 tay, 2 chân giúp các vận động linh hoạt hơn, dễ dàng hơn để thực hiện mọi cử động theo ý muốn của bản thân.

– Cột sống còn giúp bảo vệ tuỷ sống, làm điểm bám cho các cơ, nối xương sườn, xương cho tạo khung bảo vệ cơ quan nội tạng.

– Tạo lực tác động, phân tán ra đều cơ thể.

– Tạo sự phối hợp nhịp nhàng giữa đĩa đệm, dây chằng và các cơ.

Chính bởi vai trò đặc biệt quan trọng trong vận động của con người nên cột sống chịu nhiều áp lực, dễ bị tổn thương, đau nhức và nghiêm trọng hơn là các bệnh lý liên quan đến cột sống.

5 bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở cột sống

Theo khảo sát, 5 bệnh lý dưới đây có thể dễ dàng xảy ra ở vùng cột sống, các bệnh lý này đều diễn biến phức tạp và khó điều trị nếu kéo dài.

1/Thoái hoá cột sống

Đây là bệnh lý xảy ra khi cơ thể bước qua độ tuổi 30, nếu có thói quen vận động không đúng như: Thường xuyên cúi xuống mang vác nặng, ngồi bất động một chỗ, ngồi không đúng tư thế, thiếu canxi và các chất cần thiết cho cột sống… khiến cột sống và đốt sống nhanh bị thoái hoá hơn so với bình thường.

Tuỳ vào vị trí thoái hoá đốt sống cổ, cột sống lưng mà tình trạng đau nhức khác nhau. Nhưng đều khiến người bệnh đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ, cuộc sống và công việc đặc biệt là những người còn trẻ bị thoái hoá cột sống.

Cấu tạo cột sống bị thoái hoá

Thoái hoá cột sống ngày càng trẻ hoá đối tượng

2/Thoát vị đĩa đệm

Dưới sức ép lớn từ các vận động hàng ngày của con người nhất là những người khuân vác nặng thường xuyên đĩa đệm có thể bị rách và tràn dịch nhầy ra ngoài thành khối thoát vị.

Nếu không khắc phục sớm khối thoát vị này càng phát triển xâm lấn, chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc tuỷ sống gây ra các triệu chứng đau nhức, tê bì khó khăn khi vận động. Nguy hiểm hơn là khi nhân nhày này chèn ép lên dây thần kinh toạ hay gây đau lan xuống mông, đùi dễ dẫn đến teo cơ và bại liệt.

3/Gai cột sống

Gai xương cũng thường xuất hiện nhất tại vùng thắt lưng và cổ do đây là 2 đoạn chịu áp lực nhiều nhất ở cột sống. Vị trí mọc gai là phía ngoài, 2 bên thân cột sống. Chiều dài gai xương có thể đạt vài mm gây đau và ảnh hưởng đến cử động của cột sống. Nguyên nhân gây vôi hoá do sự lắng đọng của canxi lên dây chằng, chấn thương…

4/Loãng xương

Việc bổ sung không đủ canxi mỗi ngày nhất là phụ nữ qua tiền mãn kinh và sau mãn kinh. Biểu hiện mật độ xương giảm, cấu tạo cột sống dễ bị thay đổi, biến dạng do hiện tượng xẹp, lún cột sống, đĩa đệm.

Loãng xương thường diễn ra âm thầm và từ từ do đó rất khó để phát hiện bệnh từ giai đoạn đầu chỉ khi gãy hoặc xẹp khoảng 50% thân đốt sống mất đi sự vững chắc ảnh hưởng đến khả năng cử động thì mọi người mới đi khám và điều trị.

Bệnh lý làm thay đổi cấu tạo cột sống

Loãng xương là bệnh lý thường gặp ở cột sống

5/Vẹo cột sống

Bệnh lý này không hề hiếm gặp như nhiều người nghĩ, vì ở nước ta có khá nhiều người mắc bệnh lý này. Cong vẹo cột sống có thể xảy ra ở mọi đối tượng và lứa tuổi. Khi đó cấu tạo của cột sống bị biến đổi, cột sống bị uốn cong chứ không phải đường cong sinh lý như bình thường. Dấu hiệu nhận biết bệnh dễ nhất đó là hai vai không cân xứng bên cao bên thấp.

Cấu tạo cột sống dễ bị biến đổi và suy yếu nếu mọi người có lối sống, sinh hoạt không lành mạnh. Do đó nếu không muốn mắc phải những bệnh lý này hãy tiến hành tìm hiểu và phòng ngừa để tránh thoái hoá cột sống khi còn trẻ.

Xem thêm:

Đánh giá ưu nhược điểm 3 cách chữa thoái hóa cột sống được áp dụng nhiều nhất hiện nay

Top 3 bài thuốc trị thoái hóa cột sống từ dân gian hiệu quả được nhiều người tin dùng

T.H (Tổng hợp).

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo