Bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng và cách điều trị, phòng ngừa
Tính chất của dân văn phòng thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động. Do vậy, họ thường phải đối diện với nhiều bệnh lý, trong đó chứng bệnh xương khớp là một vấn đề nhức nhối. Căn bệnh này không chỉ gây đau nhức suốt cả ngày mà còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, không thể tập trung làm việc. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ tổng hợp các bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng và cách xử lý phù hợp. Mời các bạn tham khảo!
Xem ngay:
>> Bệnh thoái hóa khớp có nguy hiểm không? Biến chứng và cách phòng ngừa
>> Bệnh thoái hóa khớp có chữa khỏi không và cách điều trị mọi người nên tham khảo
1. Các bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng
Người làm văn phòng thường chỉ ngồi nhiều một chỗ, ít vận động, không tiếp xúc nhiều với ánh nắng nên hấp thu vitamin D kém. Đây là những tác nhân khiến tình trạng hệ xương khớp càng đi xuống gây ra nhiều bệnh lý. Trong đó các bệnh xương khớp thường gặp nhất như:
Thoái hóa khớp
Đây là bệnh lý thường gặp ở người làm văn phòng. Vì hầu hết mọi người trong quá trình làm việc đều có tư thế ngồi không đúng kéo dài khiến cột sống, cơ bắp, đốt sống cổ và các khớp bị tổn thương, mọc gai, đĩa đệm bị thoái hóa sớm chèn vào thần kinh gây ra các cơn đau nhức khó chịu. Mức độ đau sẽ tùy thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Thoái hóa khớp là bệnh thường gặp ở dân văn phòng
Theo các chuyên gia, trước đây độ tuổi trung bình bị thoái hóa khớp là những người ở độ tuổi trung niên 45-50. Nhưng hiện nay, thoái hóa khớp có hiện tượng trẻ hóa từ tuổi 35.
Vẹo cột sống cổ
Cổ cũng là một bộ phận chịu nhiều áp lực, nhất là đối với những người thường xuyên phải làm việc với máy tính. Việc ngồi giữ cổ bất động kéo dài sẽ khiến khí huyết khó lưu thông gây chứng vẹo đốt sống cổ, đau đầu, có cảm giác căng sau gáy.
Ngoài ra, thói quen nằm dài ở trên bàn khi ngủ cũng là một tác nhân gây chèn ép lên hệ thần kinh ở đốt sống cổ dẫn tới chứng vẹo cột sống. Bạn có chắc chắn rằng mình chưa bao giờ gặp phải tình trạng này? Nếu đây cũng là trường hợp bạn thường xuyên gặp thì hãy bỏ ngay thói quen này để bảo vệ sức khỏe của mình nhé!
Hội chứng ống cổ tay
Đây là một bệnh xương khớp thường gặp ở dân văn phòng. Nguyên nhân, vì họ thường xuyên dùng máy tính, sử dụng chuột máy tính khiến cổ tay tỳ vào cạnh bàn trong thời gian dài chèn ép vào các dây thần kinh ở cổ tay gây ra hội chứng ống cổ tay. Khi mắc bệnh, các bạn sẽ thấy các triệu chứng như tê mỏi tay, đau nhức, mỏi ở cổ tay,…
Dân văn phòng dễ bị hội chứng ống cổ tay do phải dùng chuột máy tính trong thời gian dài
Viêm khớp ngón tay
Viêm khớp ngón tay cũng là bệnh thường gặp ở các đối tượng dân văn phòng do sử dụng bút, gõ bàn phím nhiều và kéo dài.
Bệnh được hình thành khi sụn ở các đầu khớp xương ngón tay bị tổn thương, gây mòn, các xương chà xát với nhau tạo thành gai chèn ép vào dân thần kinh. Bệnh thường gây ra các triệu chứng như sưng, đau, cứng khớp ở gốc ngón tay, khả năng chuyển động ngón tay kém,….
Ngoài ra, dân văn phòng còn dễ gặp các chứng bệnh xương khớp khác như: Thoát vị đĩa đệm, đau thắt lưng, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa,…
Thông thường bệnh lý xương khớp thường diễn ra âm thầm khiến người bệnh chủ quan dẫn tới hậu quả hệ xương khớp bị tổn thương nặng để lại nhiều di chứng nguy hiểm. Do vậy, để an toàn cho sức khỏe, ngay khi có dấu hiệu cần sớm tới cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị dứt điểm.
2. Cần làm gì để cải thiện tình trạng bệnh xương khớp ở dân văn phòng?
Bệnh xương khớp của những người làm văn phòng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý do những cơn đau nhức, khiến hiệu quả công việc không được năng suất. Ngoài ra, tình trạng này kéo dài sẽ gây hại tới sức khỏe. Để cải thiện bệnh lý, các bạn có thể áp dụng những cách như:
Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng cho xương khớp
Xây dựng một chế độ dinh dưỡng tốt cho hệ xương khớp là điều quan trọng để giúp xương khớp dẻo dai, phòng ngừa bệnh tật. Các bạn nên bổ sung nhiều món ăn chứa vitamin nhóm B, magie để giúp chống oxy hóa, cải thiện tình trạng thoái hóa khớp.
Dân văn phòng nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để tốt cho xương khớp
Canxi cũng là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cấu trúc xương khớp, do vậy các bạn nên bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều canxi như: Hải sản, xương ống các loại, đỗ tương, trứng, sữa,… Ngoài ra, người bệnh cần tránh ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, rượu bia và các chất kích thích khác.
Thể dục giúp xương khớp chắc khỏe
Bệnh xương khớp ở dân văn phòng phần lớn là do ít vận động, ngồi lâu một chỗ. Để cải thiện tình trạng này, các bạn nên thay đổi thói quen lười di chuyển của mình. Vì việc vận động sẽ tăng cường quá trình lưu thông máu huyết, tăng cường lượng dinh dưỡng cần thiết cho sụn khớp, ức chế quá trình thoái hóa xương khớp.
Do đó, các bạn nên thường xuyên đi lại sau mỗi 30 phút hoặc 1 tiếng làm việc để thư giãn đầu óc và hệ xương khớp. Ngoài ra, có thể thực hiện các động tác như tay chạm khuỷu, ép gối, tay chạm ngón chân, xoay cổ tay,… để làm giảm cơn đau mỏi xương khớp đồng thời hỗ trợ điều trị, phòng tránh bệnh hiệu quả.
Ngồi đúng tư thế
Để tình trạng đau lưng, đau vai gáy không tiến triển nặng hơn các bạn cần ngồi đúng tư thế, ngồi thẳng lưng, hai mắt không quá sát với màn hình máy tính mà cần có khoảng cách nhất định, ít nhất 50cm .
Các bạn nên ngồi làm việc đúng tư thế để cải thiện bệnh xương khớp
Đối với việc gõ bàn phím, các bạn không nên để lòng bàn tay chạm vào các phím mà hãy giữ ở trên, nhẹ nhàng di chuyển các ngón tay. Khi dùng chuột nên chọn chuột máy tính có kích thước phù hợp với bàn tay.
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý không ngủ gục trên bàn, tìm vị trí để chân thoải mái, thường xuyên nghỉ giải lao giữa giờ để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh.
Điều trị bệnh xương khớp theo chuyên khoa
Trong những trường hợp bị mắc bệnh xương khớp nặng, người bệnh cần tới bệnh viện chuyên khoa để thăm khám. Tại đây, các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả xét nghiệm từ đó có phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe. Thông thường người bị xương khớp sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc giảm đau NSAID, thuốc giãn cơ, thuốc không steroid,…
Trên đây là tổng hợp về các bệnh xương khớp dân văn phòng thường gặp. Hy vọng, chia sẻ này sẽ giúp các bạn nhận biết mình đang gặp vấn đề gì để có cách xử lý và chủ động phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Xem thêm: Khám bệnh nhân thoái hóa khớp tại các Thành Phố lớn
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!