Vấn đề muôn thuở: “Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không” qua góc nhìn chuyên gia

Có phải đi bộ là một môn thể thao tốt cho mọi người, người bệnh đau khớp, thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không… là những thắc mắc chưa có lời giải của hầu hết mọi người. Hiểu được những thắc mắc này chuyên mục benhviemxuongkhop sẽ đưa ra cái nhìn đúng đắn nhất từ phía chuyên gia để giúp độc giả nhìn nhận rõ về ảnh hưởng của môn thể thao tưởng chừng như đơn giản này đối với người bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp gối.

Trước khi đi sâu vào trả lời câu hỏi: “Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?” chuyên mục đã nhận được khá nhiều thư tâm sự của người bệnh đang ngày đêm vật lộn với căn bệnh thoái hóa khớp gối. Phần lớn họ đều đã mắc bệnh một thời gian dài và đang trong quá trình điều trị, tuy nhiên bệnh vẫn chưa khỏi và còn có phần nặng thêm.

Bác Mai Văn Ứng (67 tuổi, Tây Sơn) tâm sự, bác mắc bệnh thoái hóa khớp gối từ năm 2012. Sau khi đi khám tại bệnh viện Bạch Mai và uống thuốc theo đơn của bác sĩ thì bác cảm thấy bệnh có phần thuyên giảm. Cộng với lời khuyên của bác sỹ là nên tập luyện hằng ngày, không nên để xương khớp ù lỳ, co cứng nên chiều nào bác cũng chăm chỉ đi bộ gần nhà.

Tính ra mỗi buổi chiều bác đi bộ được khoảng 2km. Mặc dù sau mỗi lần tập luyện bác cảm thấy người khỏe khoắn, ăn ngon hơn nhưng những triệu chứng thoái hóa khớp gối vẫn cứ âm ỉ trong cơ thể chứ không hoàn toàn biến mất, thậm chí có những lúc trái gió trở trời bác vẫn bị đau nặng như thường.

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không tập luyện

Chị Vân thường tranh thủ đi bộ với mong muốn bệnh thoái hóa khớp gối nhanh khỏi

Chị Thanh Vân (45 tuổi, Hà Đông) cho biết, vào giai đoạn tiền mãn kinh chị được các bác sĩ chẩn đoán là mắc bệnh thoái hóa khớp gối. Muốn bệnh nhanh khỏi nên chị đã tìm hiểu nhiều bài tập dành cho người bệnh thoái hóa trên mạng, thấy có một số trang mạng ghi là nên đi bộ để rèn luyện khớp gối. Nghĩ là làm, từ năm 2012 đến nay chị rất chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao và đi bộ mỗi khi có thể, thậm chí có ngày chị còn tranh thủ đi bộ từ nhà đến cơ quan và ngược lại.

Cho đến tháng trước, chị bị tai nạn xe máy và gãy xương nên phải tiến hành phẫu thuật. Lúc này các bác sĩ mới chẩn đoán và nhận thấy chị mắc thêm bệnh viêm mầm gân và loãng xương giai đoạn đầu, nguyên nhân có thể là do đi bộ và vận động khớp gối quá nhiều.

Vậy những biến chứng nguy hiểm mà người bệnh gặp phải như kể trên có phải do đi bộ quá sức hay không? Lý do nào khiến hoạt động đi bộ lại có thể trở thành tác nhân gây bệnh nguy hiểm như vậy?

Người bệnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Những tâm sự của độc giả đã khiến chúng tôi lo ngại: “Những thông tin trên mạng đang ngày càng phiến diện, sai sự thật khiến người bệnh tin tưởng, thực hiện theo và gánh chịu những hậu quả nặng nề”.

Vì thế, hãy cùng đi tìm sự thật qua góc nhìn của những chuyên gia đầu ngành xương khớp, trong khuôn khổ bài viết hôm nay chúng tôi xin trích dẫn ý kiến của PGS Nguyễn Văn Thạch – Viện trưởng viện chấn thương chỉnh hình, bệnh viện Việt Đức.

  • Đi bộ khi bị thoái hóa khớp gối – Sai 1 ly đi 1 dặm

PGS Nguyễn Văn Thạch nhận định rõ ràng, quan niệm đi bộ là môn thể thao tốt cho bệnh xương khớp nói chung và bệnh thoái hóa khớp gối nói riêng là vô cùng sai lầm, đi bộ không những làm thuyên giảm bệnh tình mà còn khiến bệnh biến chuyển nặng hơn, ví dụ như hai trường hợp kể trên.

Trong trường hợp người cao tuổi hoặc phụ nữ tiền mãn kinh mắc bệnh thoái hóa khớp gối mà đi bộ hoặc chạy bộ thì sẽ khiến cho phần sụn khớp càng bị tổn thương trầm trọng hơn, thậm chí còn dễ gãy dù có gặp tác động từ ngoại cảnh hay không.

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không không nên

Đi bộ không hề tốt cho sức khỏe xương khớp của người bệnh thoái hóa khớp gối

Lý do vì sao môn thể thao đi bộ lại trở thành “khắc tinh” của bệnh thoái hóa khớp gối như vậy? Điều này là hoàn toàn dễ hiểu, vì khi đi bộ trọng lượng cơ thể sẽ dồn hết vào các khớp xương, đặc biệt là khớp đầu gối.

Lúc này những người bị béo phì, thừa cân sẽ khiến khớp xương phải chịu một áp lực lớn hơn rất nhiều, cụ thể một nghiên cứu khoa học đã cho thấy cứ mỗi 0,45kg trọng lượng cơ thể tăng lên sẽ khiến khớp gối phải gánh chịu thêm 1,5kg khi di chuyển, gánh thêm 4,5kg khi chạy bộ.

Chính vì lý do đó mà người bệnh nên hạn chế đi bộ, nhất là không nên bổ sung bài tập đi bộ vào phác đồ điều trị thoái hóa khớp gối, tập vật lý trị liệu của mình.

  • Thực trạng bệnh thoái hóa khớp gối và những con số biết nói

thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không nặng thêm

Có khá nhiều người bệnh gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn do đi bộ, vận động khớp gối quá mức

Vì những quan niệm tưởng chừng như “vô thưởng vô phạt” này mà đã dẫn đến những sai lầm từ thời này qua thời khác. Kết quả là số lượng người bệnh ngày càng tăng cao chứ không có khả năng giảm dần.

Đơn cử là số bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa tại bệnh viện Việt Đức tăng lên gấp 2 lần trong khoảng những năm gần đây. Mà qua thăm khám chẩn đoán thì nguyên nhân thoái hóa khớp gối chính là do đi bộ, vận động quá mức cần thiết, phụ nữ đi giày cao gót liên tục, người bị thừa cân,… Từ đó khiến cho tình trạng bệnh càng tăng, độ tuổi bệnh nhân cũng trẻ hóa dần.

Một thống kê chưa đầy đủ cho biết, hiện có tới 30% bệnh nhân thoái hóa khớp gối nằm trong độ tuổi từ 35 tuổi, 60% người bệnh từ 65 tuổi trở lên và 85% là những người bệnh trên 80 tuổi. Đây chính là một thách thức lớn của nền y tế nước ta.

Điều này cũng là lý do mà Tổ chức y tế thế giới (WHO) đánh giá thập niên 2011-2020 là thập niên xương khớp và xếp Việt Nam vào một trong những quốc gia có tỷ lệ dân số mắc bệnh xương khớp nhiều nhất trên thế giới.

Trước những con số biết nói đó chúng ta đã phần nào thấy được tầm quan trọng của việc tìm đúng phương pháp điều trị và rèn luyện cơ thể. Đừng để những quan niệm sai lầm khiến bạn phải gánh chịu những hậu quả đáng tiếc.

Đừng bỏ lỡ: Tư vấn địa chỉ điều trị bệnh: Thoái hoá khớp gối khám ở đâu?

Lời khuyên của chuyên gia dành cho bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Bên cạnh việc áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp thì người bệnh cũng cần xây dựng cho mình một cuộc sống lành mạnh, khoa học hơn nhằm nâng cao chất lượng trị bệnh, tăng cường sức khỏe và quan trọng là phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp gối tái phát trở lại.

Sau đây là một số những lời khuyên hữu ích dành cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối:

– Người bệnh cần bổ sung ăn nhiều rau xanh trong bữa ăn hằng ngày, cụ thể là ăn nhiều rau lá xanh thẫm, súp lơ xanh, rau bina, bí đỏ, cà chua,… Hạn chế ăn quá nhiều các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn. Nên ăn nhiều loại thịt trắng như thịt gia cầm.

– Tăng cường ăn thêm các loại hạt, ngũ cốc như hạnh nhân, đỗ đen, hạt điều,… Đây là nhóm thực phẩm hoàn hảo, phù hợp cho bệnh nhân xương khớp nói chung và bệnh nhân thoái hóa khớp gối nói riêng.

– Mỗi ngày nên dành 30 phút để tập luyện một số động tác tại chỗ, bài tập yoga theo độ nặng nhẹ vừa phải. Không nên quá gắng sức tập luyện, tránh để cơ thể mệt mỏi thêm. Để chắc chắn hơn thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi tiến hành tập luyện.

– Thăm khám định kỳ để nắm rõ mức độ tiến triển của bệnh, việc này góp phần đưa ra hướng điều trị tiếp theo phù hợp và kịp thời nhất.

Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây phần nào giải đáp thắc mắc bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không của bạn cũng như giúp bạn có được cái nhìn tổng quát nhất về bệnh, quan trọng là tự mình xây dựng được một lối sống lành mạnh, tránh xa bệnh tật.

Xem tiếp: Những thói quen gây thoái hóa khớp gối mọi người cần tránh

Hoàng Nguyên

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

messenger
zalo