Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em – Nỗi lo của phụ huynh
Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em là một căn bệnh khá phổ biến, tỷ lệ đến khám và điều trị tại các bệnh viện trung ương ngày càng gia tăng. Chính vì vậy mà các bậc phụ huynh luôn lo lắng tìm hiểu về bệnh lý cũng như cách phát hiện bệnh sớm nhất cho con em mình.
Chị Quỳnh Như (Ba Đình, Hà Nội) đang cho con trai 11 tuổi điều trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em tại bệnh viện Nhi trung ương, chị buồn rầu tâm sự về bệnh tình của con: “ Chị không ngờ con mình lại mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp sớm như vậy. Trước đó con chị luôn khỏe mạnh, chạy nhảy nghịch ngợm, chỉ một thời gian gần đây bé hay có biểu hiện mệt mỏi, ít hoạt động hơn trước và thường kêu đau đầu gối. Chị chủ quan nghĩ là con bị ngã nhẹ thôi nhưng tình trạng này cứ kéo dài mãi khiến chị lo lắng, sau khi đi khám và được chẩn đoán bệnh thì chị mới tá hỏa.”
Trường hợp như con trai của chị Như không hiếm, ngược lại tình trạng bệnh đã xuất hiện từ lâu và có xu hướng gia tăng. Theo ý kiến của TS. BS Lê Thị Minh Hương, trưởng khoa miễn dịch – dị ứng – khớp bệnh viện Nhi Trung ương, thì hằng ngày kho đều tiếp nhận khám và điều trị cho khá nhiều trường hợp bệnh nhi mắc bệnh này.
Vậy cụ thể, đây là bệnh lý như thế nào, làm sao để sớm nhận biết bệnh được chính xác nhất. Và quan trọng là nếu không có cách chữa bệnh viêm đa khớp dạng thấp phù hợp thì trẻ sẽ bị tàn tật suốt đời.
Đừng bỏ qua: Nhận biết triệu chứng bệnh viêm đa khớp trước khi quá muộn
Bệnh lý viêm đa khớp dạng thấp ngày càng gia tăng ở trẻ em
1. Tổng quan bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em
Cũng theo TS. BS Lê Thị Minh Hương thì đây là dạng bệnh tự miễn, không phải do sự phá hủy của vi khuẩn. Bệnh thường bắt gặp ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 16 tuổi. Khi mắc bệnh, người bệnh sẽ bị viêm nhiễm bao hoạt dịch mãn tính nhưng không gây sưng mủ, đi kèm một số biểu hiện bên ngoài khớp.
Xét về bản chất bệnh thì bệnh lý ở trẻ em khá giống với bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở người trưởng thành. Tuy nhiên, điểm khác biệt chính nằm ở những kiểu phản ứng lâm sàng. Cụ thể, bệnh ở trẻ em sẽ để lại một số di chứng lớn như cơ bắp bị teo nhỏ lại, khớp co cứng, hạn chế hoạt động, mống mắt bị viêm nhiễm,… những di chứng này có thể biến chuyển nặng và khiến trẻ em bị tàn tật sớm, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
2. Biểu hiện bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em
Bệnh có nhiều biểu hiện da dạng, tùy thuộc vào từng thể bệnh. Dưới đây là một số thể chính thường gặp nhất:
Trẻ thường xuyên bị đau nhức ở các khớp trên cơ thể
-
Thể nhiều khớp dạng âm tính
Đây là thể phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ 25%. Các triệu chứng ở thể này còn rất nhẹ, bao gồm cảm giác đau nhức âm ỉ ở các khớp nhỏ như khớp ngón tay, ngón chân, bàn tay, bàn chân,… Kèm một số triệu chứng sưng, nóng, hiếm khi có hiện tượng đỏ như bệnh thấp khớp.
Tuy nhiên, trong giai đoạn này của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em có thể xuất hiện kèm một số triệu chứng khác như nóng sốt, mệt mỏi, biếng ăn, cơ thể bị thiếu máu,…
-
Thể nhiều khớp dạng dương tính
Ở thể này các triệu chứng xuất hiện từ từ, chủ yếu bắt gặp ở những trẻ lớn tuổi hơn. Ngoài viêm nhiễm các khớp thì mạch máu cũng bị viêm, xuất hiện các nốt hạch. Nhưng nhìn chung các biểu hiện đều khá giống với thể nhiều khớp âm tính.
Đọc tiếp: Vạch mặt nguyên nhân bệnh viêm đa khớp thường hay gặp phải
Một số biểu hiện bên ngoài là trẻ bị sốt cao
-
Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em biểu hiện thể ít khớp kiểu 1
Các triệu chứng bệnh ở thể này sẽ xuất hiện rất sớm, thường thì trước khi trẻ dược 4 tuổi, lúc này tổn thương xuất hiện ở rất ít khớp, chủ yếu ở các khớp lớn như khớp đầu gối, khớp khuỷu tay,… Sau đó các tổn thương mới xuất hiện ở các khớp nhỏ hơn, rồi lan dần đến khớp háng, xương cột sống.
Mặc dù các tổn thương này ít có nguy cơ gây ra tàn tật nhưng lại ảnh hưởng và gây ra nhiều biến chứng ở mắt, có tới 30% trẻ trong giai đoạn này bị viêm mống mắt. Di chứng này khiến mắt trẻ bị đỏ, sưng đau, rất sợ ánh sáng và thị lực bị giảm dần.
-
Viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em biểu hiện thể ít khớp kiểu 2
Thể này thường khởi phát khá chậm, chủ yếu xuất hiện sau khi trẻ được 8 tuổi, tỷ lệ bé trai mắc bệnh nhiều hơn bé gái. Lúc này các tổn thương xuất hiện đều ở cả khớp lớn lẫn khớp nhỏ. Thời gian phát bệnh lâu dài nên dễ dẫn tới tình trạng viêm cứng cột sống kèm hội chứng reiter hoặc viêm ruột mãn tính.
Bệnh tiến triển nặng gây ra tình trạng viêm mống mắt ở trẻ nhỏ
-
Thể khởi phát toàn thân
Tỷ lệ trẻ trai và trẻ gái có biểu hiện bệnh ở thể toàn thân là ngang nhau. Ở thể này triệu chứng chính xuất hiện ở ngoài khớp. Trẻ thường có những cơn sốt cao từ 39-40 độ, toàn thân run rẩy, nổi nhiều nốt hồng ban trên da.
Giai đoạn này còn khiến một số bộ phận trong cơ thể trẻ bị tổn thương, điển hình là gan, lá lách đều sưng to, vì thế khi thăm khám dễ bị nhầm lẫn sang bệnh hạch hoặc bệnh viêm màng phổi,…
Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu mà không kịp thời chữa trị thì cũng sẽ khiến trẻ bị biến dạng khớp và dấn tới tàn tật.
Như vậy, bài viết đã chỉ ra những triệu chứng căn bản của bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở trẻ em, các bậc phụ huynh nên quan tâm và theo dõi con em mình để tránh bệnh gây ra những hậu quả khôn lường.
Đọc thêm: Những cách chữa viêm đa khớp dạng thấp tốt nhất mọi người không nên bỏ qua
Hoàng Nguyên (tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!